1.1.3. Đổi mới dạy học môn Ngữ văn ở THPT
• Điểm mới của chương trình Ngữ văn THPT
Chương trình Ngữ văn THPT lần này có sự thay đổi lớn về nội dung và phương pháp. Cụ thể những điểm đổi mới đó là:
1) Ngữ văn được coi là bộ môn có tính chất công cụ: HS học môn Ngữ văn không những được trang bị những kiến thức văn học mà còn được rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo phương tiện giao tiếp – ngôn ngữ.
2) Có sự chuyển đổi nội hàm văn học trong nhà trường: Không chỉ dạy các văn bản nghệ thuật mà còn có các văn bản nghị luận.
3) Chương trình quy định kĩ năng đọc- hiểu văn bản cho HS.
4) Gọi những tác phẩm hay những đoạn trích văn học là văn bản.
5) Chương trình được sắp xếp theo cụm thể loại trong tiến trình lịch sử văn học. Để rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại. Bài học tác gia thường đặt sau các văn bản của tác gia đó để HS quy nạp, nâng cao kiến thức về tác gia.
Có thể bạn quan tâm!
- Dạy - học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại - 1
- Dạy - học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại - 2
- Bài Dạy Của Cô Giáo Chu Thị Hội Trường Trung Học Phổ Thông Nà Phặc- Ngân Sơn- Bắc Kạn:
- Bài Dạy Học Của Cô Giáo Hoàng Thị Hồng Trường Trung Học Phổ Thông Chợ Mới – Bắc Kạn
- Tiến Trình Giờ Dạy Học Được Triển Khai Như Sau:
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
6) Phần Tiếng Việt chủ yếu học về phong cách ngôn ngữ để hỗ trợ cho việc làm văn...
7) Phần Làm văn không còn khái niệm kiểu bài mà dùng khái niệm kiểu văn bản; đề bài không chỉ yêu cầu làm bài văn nghị luận văn học mà đổi mới cách ra đề nhằm tích cực hóa hoạt động của HS.
8) Chương trình xây dựng theo nguyên tắc tích hợp ba phân môn.
9) Chương trình có chuẩn kiến thức và kĩ năng.
10) Đổi mới phương pháp dạy học văn và kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS.
• Điểm mới của SGK Ngữ văn THPT
Cấu trúc của chương trình thay đổi thể hiện rõ trong sự thay đổi cấu trúc của SGK:
Về cấu trúc bài đọc văn gồm các phần:
- Tên tác phẩm, đoạn trích.
- Kết quả cần đạt.
- Tiểu dẫn.
- Văn bản.
- Chú thích đặt dưới trang.
- Hướng dẫn học bài.
- Luyện tập.( bài tập nâng cao đối với bộ SGK Ngữ văn nâng cao)
- Tri thức đọc – hiểu ở cuối cụm bài ( Đối với bộ SGK Ngữ văn nâng cao). Cấu trúc bài khái quát, lí thuyết.
- Phần nội dung khái quát, lí thuyết.
- Luyện tập.
Cấu trúc bài luyện tập: gồm chuỗi các bài tập.
Cấu trúc bài làm văn. Nêu các định hướng trả bài.
• Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn THPT. Phát huy phương pháp đọc - hiểu.
Việc dạy học văn ở THPT tiếp tục phát huy phương pháp đọc - hiểu ở THCS. Nghĩa là mỗi HS chủ động trực tiếp làm việc với văn bản để khám phá và tiếp nhận tri thức. Tuy nhiên, quá trình đọc hiểu của HS ở THPT không chỉ là HS làm việc với văn bản để hình thành kiến thức rồi GV khái quát lại thành mục Ghi nhớ như ở cấp THCS mà đòi hỏi ở mức độ cao hơn là HS tích cực tích lũy kiến thức, quan niệm, ấn tượng và khái quát ban đầu về văn học nghệ thuật, cho nên yêu cầu vận dụng các khái niệm lí luận văn học và lịch sử
văn học nhiều hơn để HS có cách tiếp cận văn học một cách có lí luận, biết phân tích lí giải văn bản văn học một cách có ý thức và có phương pháp. Nghĩa là phương pháp dạy học ở bậc THPT là tăng cường hoạt động đọc - hiểu có ý thức, có lí luận.
•Điểm mới trong chương trình Văn học trung đại Việt Nam.
Văn học trung đại Việt Nam chiếm đa phần thời lượng chương trình Ngữ văn lớp 10. Vì thế ở lần đổi mới này, bộ phận văn học trung đại có những điểm mới như sau:
Các văn bản học chính thức và đọc thêm gồm 7 loại thể chính: Thơ trữ tình, phú, ngâm khúc, nghị luận, truyện chữ Hán và truyện chữ Nôm. So với chương trình cũ thì chương trình Ngữ văn lần này ở phần văn học trung đại có thêm một số thể loại như:Tựa,Văn bia, Bình sử (trong loại nghị luận); Sử kí (trong loại tự sự). Và có những văn bản mới được lựa chọn vào thay thế văn bản có trong SGK Văn học cũ.
Cụ thể, Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn mới gồm những văn bản sau:
- Thơ trữ tình: “Thuật Hoài” (Phạm Ngũ Lão), “Cảm Hoài” (Đặng Dung), “Bảo kính cảnh giới” số 43 (Nguyễn Trãi), “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm), “Độc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du), “Quốc Tộ” (Đỗ Pháp Thuận), “Cáo tật thị chúng”
(Mãn Giác), “ Quy hứng” (Nguyễn Trung Ngạn).
- Phú : “Bạch Đằng giang phú” (Trương Hán Siêu), “Hàn Nho phong vị phú” ( Nguyễn Công Trứ).
- Ngâm khúc : “Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Côn/ Đoàn Thị Điểm), trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, “Cung oán ngâm khúc” (Nguyễn Gia Thiều), trích đoạn “Nỗi sầu oán của người cung nữ”
- Nghị luận: “ Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi), “Quân trung từ mệnh tập”, “Thư lại dụ Vương Thông lần nữa” (Nguyễn Trãi), Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương), “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Văn Bia của Thân Nhân Trung), Phẩm bình nhân vật lịch sử của Lê Văn Hưu.
- Tự sự: “Thái sư Trần Thủ Độ” (Trích Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên), “Thái phó Tô Hiến Thành” (Trích “Đại Việt sử lược”), “Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn” ( Trích “ Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên).
- Truyện chữ Hán: “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” (Trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ).
- Truyện thơ Nôm: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) với các trích đoạn: “Trao duyên”, “Nỗi thương mình”, “Chí khí anh hùng”, “Thề nguyền”.
Như vậy, so với bộ sách “Văn học 10” năm 2000 thì bộ sách “Ngữ văn 10” năm 2006 có thêm các văn bản: “Hứng trở về” (Nguyễn Trung Ngạn), “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm), “Nhà Nho vui cảnh nghèo” (Nguyễn Công Trứ), “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Văn bia của Thân Nhân Trung), Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương) và ba văn bản sử kí: “Thái sư Trần Thủ Độ”, “Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn”, “Thái phó Tô Hiến Thành”.
1.2 Đặc trưng thể loại của văn bản Tựa
1.2.1 Khái niệm
Mục Tri thức đọc - hiểu trong cuốn SGK Ngữ văn 10 nâng cao viết: Tựa là bài văn thường đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội họa, âm nhạc... nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu tác phẩm ấy. Bài Tựa có thể do tác giả tự viết, cũng có thể do một ai đó vì yêu quý, mến mộ tác phẩm mà viết. Cuối bài Tựa thường ghi họ tên, chức
tước của người viết và ngày tháng, địa điểm làm bài Tựa. Người ta gọi phần này là Lạc khoản.
Văn của thể Tựa thường có tính chất thuyết minh, thường kết hợp với nghị luận và tự sự, có khi còn mang sắc thái trữ tình.
Cuốn Ngữ văn Hán Nôm do GS Lê Trí Viễn chủ biên Có ghi: Trong tiếng việt Tự được gọi là Tựa...Là những bài viết đặt ở đầu cuốn sách, có khi cũng là của tác giả nhưng thường là của người khác, một người có uy tín trong lĩnh vực nội dung cuốn sách...có khi một cuốn sách có nhiều Tự, mỗi lần tái bản một bài Tự, sách in một lần mấy bài Tự, có bài tự trước, bài tự sau, tự thứ nhất, tự thứ nhì...
Tự nhằm giới thiệu cuốn sách cho độc giả. Nó nói lên cái độc đáo nhất của tác phẩm tức phần có ý nghĩa đóng góp nhất của tác giả: Về nguồn gốc của vấn đề nội dung tác phẩm đặt ra, về bản thân của tác giả, về vị trí của vấn đề đó trong lĩnh vực khoa học, văn học, về bản thân nội dung của tác phẩm, những giá trị của nó về tư tưởng nghệ thuật. Nó cũng có thể nêu lên ý kiến, quan niệm của người đề tựa về vấn đề tác phẩm đề cập tới, những cảm nghĩ của người đó với tư cách là người thưởng thức, về cái hay cái đẹp của tác phẩm, cái tài của tác giả...
Trong cuốn Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam , GS Trần Đình Sử có viết: Đây là thể văn viết đặt ở đầu các tác phẩm thơ văn nhằm thuyết minh cho việc trước thuật, ý đồ xuất bản, thể lệ biên soạn hoặc tình hình tác giả. Tựa có thể bao gồm cả lời bình đối với tác phẩm hoặc bổ sung thêm các vấn đề, chi tiết hữu quan.
Diêu Nại trong “ Cổ văn từ loại soạn” nói “Loại tự là loại văn xưa các bậc tiền thánh làm dịch. Khổng Tử làm truyện cho Hệ Từ, thuyết quái, vạn ngôn, tứ quái, tạp quái dùng để suy luận ra gốc ngọn, mở rộng ý nghĩa thi,
thư đều có tự. Còn nghi lễ cũng có tự, đều do nhà Nho làm. Chủ tử thì tự làm tự cho mình, hoặc cho đệ tử làm “Thời cổ xưa nói chung tự đều đặt ở cuối sách như “Sử kí”, thái sư công tự tự, thuyết văn giải tự tự ... Đến với thời Nam triều nhà Lương tác giả Văn tuyển là Triêu Thống đem tự đặt ở đầu sách và gọi tự ở cuối sách là bạt...
Như vậy thể loại tự cho biết rõ quan điểm, mục đích và việc làm sách. Đó là những văn bản có giá trị về quan niệm tư tưởng và học thuật của tiền nhân, là kho tàng vô giá để tìm hiểu lịch sử, trước thuật nước nhà.(16; tr 316, 317, 318)
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) giải thích: Tựa ( Tiếng pháp là: preface)
Còn được gọi là lời nói đầu hay lời giới thiệu.
Phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết ra để thuyết minh cho nó (Tựa nguyên chữ Hán là Tự, có nghĩa là “ trình bày”, “ thuyết minh”) về mục đích, tôn chỉ, cách viết, hoàn cảnh ra đời.
Tựa (hay lời tựa) Phân biệt với bạt (hay lời bạt) bởi vị trí trình bày ở đầu sách. Điều này có tính chất ước lệ. Các bài tựa cổ đại đều đặt ở cuối sách, như “ Tự tự của Tư Mã Thiên cuối tập sử kí. Sau đời Hán tựa mới được đặt ở đầu sách.
Tự có thể do chính tác giả cuốn sách viết, có thể do người khác viết. Có lời tựa cho một sáng tác văn học cũng có lời tựa cho một tác phẩm nghiên cứu hoặc phê bình
Một cuốn sách khi xuất hiện có thể mang một hoặc nhiều bài tựa khác nhau.(11; tr 390).
1.2.2 Đặc trưng thể loại của Tựa
• Đặc trưng về chỗ đứng:
Tựalà bài văn thường được đặt ở đầu các cuốn sách (văn học, sử học, địa lí, hội họa, âm nhạc...); có thể do tác giả cuốn sách viết hoặc có thể do ai đó vì yêu quý, mến mộ tác phẩm.
• Đặc trưng về nội dung:
Đây là bài viết giới thiệu về cuốn sách. Người viết thường nói về:
- Mục đích, lí do viết cuốn sách
- Nội dung và kết cấu của cuốn sách
- Quá trình hình thành cuốn sách
- Tư tưởng, tình cảm của tác giả muốn gửi gắm, giãi bày
• Đặc trưng về hình thức
Tựalà trình bày ý kiến trực tiếp của mình nên các tác giả thường dùng lối văn nghị luận, đồng thời kết hợp với tự sự và trữ tình để bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình.
Do vậy mà dạy và học văn bản tựa “ Trích diễm thi tập” trước hết phải chú ý đến những điều được trình bày trong văn bản:
- ý kiến của người viếtTựa ( hệ thống luận điểm và cách lập luận).
+ Lí do khiến tác giả biên soạn cuốn sách
+ Quá trình sưu tầm, biên soạn cuốn sách
- Tư tưởng, tình cảm mà người viếtTựabày tỏ (Tiếng lòng của tác giả) Sau đó đi sâu vào hình tượng tác giả ẩn chìm sau văn bản: Tác giả là người đang xót xa, thương tiếc cho di sản văn thơ của ông cha bị thất lạc, lại
có cả niềm tự hào và ý thức, trách nhiệm đối với việc bảo tồn văn hóa của tiền
nhân.
1.3 Đặc trưng thể loại của văn bản Văn Bia
1.3.1 Khái niệm
Mục Tri thức đọc – hiểu trong SGK Ngữ văn10 nâng cao cho biết: “ Văn bia là loại văn khắc trên mặt đá nhằm ghi chép các sự kiện trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau. Bia có ba loại chính: bia ghi công đức, bia ghi việc xây dựng các công trình kiến trúc và bia lăng mộ.
Bia ghi công đức gồm có ba phần: Thứ nhất là tự ( kể), nêu lí do, quá trình làm bia, sự tích nhân vật được khắc vào bia; Thứ hai, viết bằng văn vần tóm lược nội dung tự sự ở trên để người đọc ghi nhớ, phần này còn gọi là minh ( ghi nhớ); thứ ba là phần ghi ngày tháng, họ tên người làm bia ( viết bằng văn xuôi) dần dần phần tự trở thành quan trọng nhất, thể hiện tư tưởng, quan niệm của người làm bia.
Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba giữ vai trò quan trọng như một lời tựa chung cho cả 28 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội”.
Văn bia gồm bi kí, bi văn, bi minh, mộ chí minh. Thể loại văn học lịch sử trung đại, rất phổ biến ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Đó là những bài văn khắc trên bia đá đặt ở chùa chiền, đền miếu, lăng mộ, cầu đình...để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện quan trọng đáng nhớ, thường viết bằng văn xuôi, phần minh thường được viết bằng văn vần, gồm phần ghi chép tiểu sử, lai lịch và phần ngợi ca, phẩm bình...”(11; tr 399).
Bi tức là bia, là thể văn dùng để khắc vào đá, người ta gọi là bi bản, bi biểu, bi chí, bi kệ, bi minh, bi bảng, bi trung...Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long ghi “Bi là sự đề cao hoàng đế thủa xưa khi ghi hiệu phomng thiền đều dựng bia đá trên núi cao để khắc ghi công lao cho nên được gọi là bia. Thể