liệu khoa học, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo về quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động trải nghiệm của giáo viên và học sinh trong dạy học môn Ngữ văn trường THCS thuộc địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp ãnh đạo, Chuyên viên Sở GD&ĐT (Phòng GDTr.h), Phòng GD&ĐT, lãnh đạo và giáo viên các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng hoạt động trải nghiệm, quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ Văn tại các trường THCS.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia, những nhà quản lý giáo dục để xây dụng, đánh giá tính chất cầp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với đối tượng tham gia khảo sát sẽ là CBQ , GV và HS các trường THCS thành phố Việt Trì.
8.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng phương pháp thống kê và phần mềm xử lý số liệu, kết quả khảo sát.
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - 1
- Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - 2
- Uản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Môn Ngữ Văn
- Hình Thức Và Phương Pháp Trải Nghiệm Trong Dạy Học M N Ngữ Văn
- Nội Dung Quản L Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Dạy Học Môn Ngữ Văn Ở Trường Thcs
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Chương 1
CƠ SỞ L LUẬN VỀ QUẢN L HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠ HỌC M N NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1 1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. ác công tr nh nghiên cứu về quản lý hoạt động trải nghiệm
Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI một số nước trên thế giới đã nghiên cứu và xây dựng chương trình chuyên trách về giáo dục giá trị sống, năm 1996 UNICEF đã tổ chức hội thảo thu hút được sự tham gia của nhiều nhà Giáo dục học, Tâm lý học, 1998 tại Mỹ đã tiến hành tổ chức một số hoạt động giáo dục giá trị sống ở một số tiểu Bang và đã thu được những kết quả có giá trị. Năm 2000 Mỹ đã lập ra một chương trình và một tổ chức phi lợi nhuận về vấn đề giáo dục giá trị sống. Tại Châu Á - Thái Bình Dương có mạng lưới về giáo dục giá trị sống và coi đây là một vấn đề giáo dục nhằm phát triển bền vững.
Solovyev V.S nhà triết học Nga quan niệm trải nghiệm là sự tương tác giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội. Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa hoạt động trải nghiệm được xem xét là hoạt động cơ bản để hình thành phát triển năng lực thực tiễn, kỹ năng hành động cho học sinh, sinh viên, với ý nghĩa đó Hội đồng kinh doanh Úc và phòng thương mại, công nghiệp Úc với sự bảo trợ của Bộ GD&ĐT khoa học Hội đồng quốc gia Úc đã xuất bản cuốn “Kĩ năng hành nghề cho tương lai” (2002); Ở Singapore cục phát triển lao động WDA đã thiết lập hệ thống kĩ năng nghề ESS … Ở mỗi quốc gia có quan điểm khác nhau trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực cho học sinh, sinh viên.
Năm 2009, chương trình giáo dục của Hàn Quốc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo thành nội dung môn học trong chương trình của nhà trường phổ thông bao gồm: Hoạt động tự chủ, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động từ thiện, hoạt động định hướng phát triển bản thân [41].
Vấn đề tổ chức, quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học đã được quan tâm nghiên cứu, nhưng chủ yếu là nghiên cứu vận dụng tổ chức, quản lý HĐTN trong dạy học ở bậc học phổ thông. Tuy nhiên, có rất ít các tác giả đề cập đến quan niệm về hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học, đặc điểm, quy trình của tổ chức, quản lý HĐTN trong dạy học. Có thể liệt kê ra đây một vài đề tài nghiên cứu như vậy.
- Đề tài “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học Lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông huyện Ba Vì- Hà Nội” của tác giả Lê Thị Nga. Tác giả đã chỉ rõ được quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử địa phương và cũng xác định được 5 hình thức và biện pháp tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm cho HS trong dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT Ba Vì, HN [26].
- Đề tài luận văn “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với di tích ở huyện Gia Lâm trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 7 - Trung học sơ sở” của tác giả Đào ỹ Hằng. Trong luận văn, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, đồng thời xây dựng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với di tích phù hợp với các điều kiện các trường THCS huyện Gia Lâm [17].
- Đề tài luận văn Thạc sĩ “Quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Ngọc Hải - Đồ Sơn - Hải Phòng theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo” của tác giả Nguyễn Thị Minh Thoa. Thông qua nghiên cứu lí luận và khảo sát, đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất được 7 biện pháp có tính cần thiết và khả thi cao để quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS trên địa bàn theo hướng tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo [37].
- Đề tài “Quản lý phát triển chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học Văn Chương, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thương. Luận văn cũng đã làm rõ các vấn đề cơ bản để quản lý phát triển chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại
trường tiểu học Văn Chương, đồng thời đã đề xuất được 7 biện pháp để quản lý phát triển chương trình trải nghiệm sáng tạo tại nhà trường hiệu quả [38].
- Đề tài “Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường trung học phổ thông Hoàng Cầu - Quận Đống Đa - thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị an Phương. Thông qua nghiên cứu, tác giả xây dựng hệ thống 7 biện pháp quản lý phù hợp với nhà trường để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá [31].
Về cơ bản, các công trình nghiên cứu trên đã đề cấp đến công tác quản lý các HĐTN cho HS trong các trường học, từ dạy học bộ môn cho đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đồng thời, xác định được vị trí, tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển toàn diện của HS. Từ đó, xác định được các nội dung, hình thức, phương pháp, các biện pháp một cách phù hợp, khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HS trong các nhà trường..
1.1.2. ác công tr nh nghiên cứu về quản lý Đ N thông qua môn học
Trong thời gian gần đây, hoạt động trải nghiệm nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà quản lí giáo dục và GV. Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, hoạt động trải nghiệm được giải thích “là hoạt động giáo dục trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau tham gia hoạt động thực tiễn, hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực chung và một số năng lực đặc thù như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống, năng lực tự nhận thức và phát triển cá nhân, năng lực khám phá và sáng tạo, năng lực thích ứng với nghề nghiệp và cuộc sống.”. Hoạt động trải nghiệm sử dụng các phương pháp và biện pháp dạy học chủ yếu sau: thực địa, tham quan, câu lạc bộ, hoạt động xã hội, thiện nguyện, diễn đàn, giao lưu, hội thảo, trò chơi, cắm trại, thực hành lao động,...
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Kim Dung và Nguyễn Thị Hằng trong bài viết
“ ột số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS THPT” đã đi sâu phân tích 4 phương pháp tổ chức HĐTN, đó là: phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp sắm vai; phương pháp trò chơi và phương pháp làm việc nhóm. Với từng phương pháp, nhóm tác giả đã chỉ rõ ý nghĩa và các bước tiến hành [13].
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh trong cuốn “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông” cũng đưa ra các hình thức, phương pháp, kỹ thuật tổ chức hoạt động trải nghiệm, đó là: câu lạc bộ, trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, hội thi, tổ chức sự kiện, giao lưu, hoạt động chiến dịch, hoạt động nhân đạo, sinh hoạt tập thể, nghiên cứu khoa học. Các tác giả đã chỉ rõ từng hình thức, phương pháp, kĩ thuật tổ chức cụ thể để áp dụng vào dạy học trải nghiệm [23].
Tác giả Phạm Thị Thu Hương (Chủ biên) trong cuốn “Giáo trình thực hành dạy học Ngữ văn ở trường Phổ thông” đã đưa ra mẫu số chung về hoạt động trải nghiệm “đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng” đồng thời “học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm cá nhân” và có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo với các mức độ khác nhau [21].
Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên đã xây dựng được một hệ thống lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn học và dạy học môn Ngữ văn: đưa ra khái niệm cơ bản; đặc điểm, quy trình của tổ chức, quản lý HĐTN trong dạy học; các phương pháp, hình thức tổ chức, quản lý HĐTN trong dạy học. Chủ yếu, các tác giả nhấn mạnh đến việc vận dụng tổ chức, quản lý HĐTN trong dạy học nói chung chứ chưa đưa ra được các biện pháp hữu hiệu để tổ chức, quản lý HĐTN một cách có hiệu quả. Các nghiên cứu mới đề cập đến mối quan hệ giữa hoạt động trải nghiệm với hoạt động dạy học. Trong nhà trường, việc quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học thuộc trách
nhiệm của lãnh đạo nhà trường và đứng đầu là Hiệu trưởng. Muốn thực hiện tốt cần quản lý các thành tố của quá trình dạy học và các hoạt động trải nghiệm.
Hiện tại, chưa có một công trình nào nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, tác giả luận văn đã chọn hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn làm đề tài để nghiên cứu.
1 2 Một số hái niệm c liên quan
1.2.1. rải nghiệm hoạt động trải nghiệm
1.2.1.1. Trải nghiệm
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Trải có nghĩa là “đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng”, còn nghiệm có nghĩa là “kinh qua thực tế nhận thấy điều đó đúng”. Như vậy, trải nghiệm có nghĩa là quá trình chủ thể được trực tiếp tham gia hoạt động và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân [30, tr.213].
Theo Wikipedia: Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một sự kiện hoặc một chủ đề bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó. Trong triết học, thuật ngữ “kiến thức qua thực nghiệm” chính là kiến thức có được dựa trên trải nghiệm. Một người trải nghiệm nhiều ở một lĩnh vực cụ thể nào đó có thể được coi như chuyên gia của lĩnh vực đó. Khái niệm “trải nghiệm” dùng để chỉ phương pháp làm ra kiến thức hay quy trình làm ra kiến thức chứ không phải là kiến thức thuần túy được đưa ra, là kiến thức dùng để đào tạo nghề nghiệp chứ không phải là kiến thức trong sách vở [41].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “trải nghiệm” được diễn giải theo hai nghĩa. Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất “là bất kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người”. Theo nghĩa hẹp trải nghiệm “là những tín hiệu bên trong, nhờ đó các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức chuyển thành ý kiến cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân” [28, tr.421].
Hiệp hội “Giáo dục trải nghiệm” quốc tế định nghĩa về học qua trải nghiệm “là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia các trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển các năng lực bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội” [6, tr. 115].
Như vậy, “Trải nghiệm là một trong những phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể”.
1.2.1.2. Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – góc nhìn từ lý thuyết “Học trải nghiệm”, của tác giả Đinh Thị Kim Thoa [35, tr.9] đã cho rằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối những kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống mà từ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hóa thành năng lực.
Theo Bùi Ngọc Diệp, HĐTN là một biểu hiện của hoạt động giáo dục đang tồn tại trong chương trình giáo dục hiện hành. HĐTN là hoạt động mang tính xã hội, thực tiễn đến với môi trường giáo dục trong nhà trường để học sinh tự chủ trải nghiệm trong tập thể. Qua đó, hình thành và thể hiện được phẩm chất, năng lực, nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị, nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển của bản thân; bổ trợ và cùng với các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục. Hoạt động này nhấn mạnh trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học và tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo [14, tr.72].
Như vậy, Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham
gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
1.2.2. oạt động trải nghiệm trong dạ học các môn học
Dựa vào các khái niệm về trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm, tác giả nhận định: Hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn học là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của GV, học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của môn học, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
1.2.3. oạt động trải nghiệm trong chương tr nh G 2 18.
Trong chương trình GDPT 2018, hoạt động trải nghiệm được thực hiện với tư cách giống như một môn học với tên gọi gắn với hai giai đoạn cơ bản: cấp Tiểu học là hoạt động trải nghiệm, cấp trung học cơ sở là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiêp. Qua nghiên cứu chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệm của chương trình GDPT mới, tác giả nhận định: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của GV, học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau qua việc huy động tổng hòa kiến thức các môn học, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
Như vậy, có thể hiểu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chính là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nó có những điểm khác biệt cơ bản so với hoạt động trải nghiệm trong dạy học. Nếu hoạt động trải nghiệm trong dạy học, chủ thể giáo dục là người giáo viên, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức trải nghiệm gắn với đặc thù từng bộ môn thì HĐGD NG có sự khác biệt cơ bản. Ở đây, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệm cần sự huy động của các lực lượng giáo dục từ giáo viên, phụ huynh, các lực lượng phối hợp khác trong và ngoài nhà trường. Mục tiêu, phương pháp, hình thức, môi