Các Biện Pháp Quản Lý Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Định Hướng Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

Qua bảng số liệu điều tra trên chúng ta thấy các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cụ thể như sau:

- Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là “Trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ GV dạy học môn Ngữ văn” với điểm trung bình là 2.68. Chất lượng và hiệu quả của dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL trong nhà trường phụ thuộc vào PP dạy học của GV, đòi hỏi GV phải không ngừng đổi mới PP giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học cho người học.

- Yếu tố ảnh hưởng thứ hai là “Trình độ của học sinh” theo đó 83.5% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng; 16.5% ảnh hưởng và không có ý kiến nào đánh giá không ảnh hưởng. Điều này cho thấy CBQL và GV đã ý thức được tính chủ động của HS là trên hết nó quyết định được sự thành công của việc dạy học theo ĐHNL.

- Yếu tố ảnh hưởng thứ ba là “Điều kiện CSVC và trang thiết bị phục vụ bị dạy học” có 75.3% CBQL và GV cho rằng rất ảnh hưởng; 24.7% ảnh hưởng; và không có ý kiến nào đánh giá không ảnh hưởng. Kết quả này cho thấy việc dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL rất cần đến sự trợ giúp cuả CSVC và TBDH.

- Kế tiếp là lần lượt các yếu tố ảnh hưởng như: Trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL; Chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước; Cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và Điều kiện của địa phương nơi nhà trường đang hoạt động.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

2.6.1. Điểm mạnh

CBQL, GV và HS đã nhận thức được tầm quan trọng của HĐDH môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh Hoạt động này có sự chỉ đạo thống nhất từ Ban giám hiệu tới tổ nhóm chuyên môn và toàn thể GV dạy Ngữ văn trong nhà trường.

Hầu hết CBQL, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn là những người có nhiều kinh nghiệm quản lý; có năng lực chuyên môn rất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao; có PP phù hợp quản lý HĐDH, có khả năng tiếp cận và triển khai, chỉ đạo việc đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG ở bộ môn Ngữ văn.

Đội ngũ GV: 100% GV đều đạt trên chuẩn, mặt khác nhìn chung GV có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tận tâm với nghề, có năng lực thực hiện dạy học theo năng lực, biết phát huy năng lực, tư duy sáng tạo của người học, biết khắc phục những khó khăn để làm tốt nhiệm vụ dạy học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Việc quản lý nội dung chương trình GD THCS hiện hành đã thực hiện nghiêm túc, đồng thời chỉ đạo xây dựng lại, điều chỉnh PPCT môn Ngữ văn nhằm tiếp cận dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh. Tổ chuyên môn và GV dạy Ngữ văn đã bước đầu xây dựng được ít nhất 02 chuyên đề dạy học ở mỗi khối lớp và đưa vào áp dụng, đạt kết quả nhất định. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong đó có việc thực hiện kiểm tra về chương trình dạy học. Công tác quản lý chương trình dạy học được thực hiện nền nếp, khoa học. Không có hiện tượng dạy dồn tiết hoặc cắt xén chương trình.

Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS môn Ngữ văn cơ bản được quản lý chặt chẽ, đảm bảo giữ vững được nền nếp dạy học chung của nhà trường. Công tác đổi mới HTTC, PPDH, KTDH môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện và được thể hiện có hiệu quả ở một số giờ dạy. Việc KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn của HS được tổ chức thực hiện nghiêm túc theo đúng quy chế hiện hành. GV môn Ngữ văn của nhà trường đã từng bước đa dạng hóa các PP KTĐG quả học tập của HS. Một số ít GV đã tiến hành đổi mới PP KTĐG môn Ngữ văn theo hướng năng lực HS. Việc sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn đã thực hiện đổi mới khá tốt theo hướng nghiên cứu bài học, tập trung trao đổi chuyên môn, bài khó, bài dài, giảm sinh hoạt mang tính hành chính. Công tác động viên, khen thưởng GV và HS đã được quan tâm thường xuyên, kịp thời nên tạo động lực tốt cho GV và HS.

Quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 11

Hiệu trưởng nhà trường đã chủ động tham mưu với các cấp có thẩm quyền đầu tư xây dựng, mua sắm CSVC, TBDH đặc biệt là các TBDH hiện đại cơ bản đáp ứng đủ cho HĐDH chung của nhà trường. Công tác xã hội hóa GD đã được CBQL nhà trường quan tâm, góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng mục tiêu GD đào tạo.

2.6.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm trên trong công tác quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh các trường THCS thành phố Hạ Long vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục đó là:

Việc xây dựng lại nội dung, chương trình môn Ngữ văn phù hợp với thực tiễn của nhà trường đã được tiếp cận, tuy nhiên vẫn chưa được triển khai thực hiện và chưa có quá trình thử nghiệm, chỉnh sửa, bổ sung. Nội dung dạy học môn Ngữ văn mới đơn giản dừng lại ở việc ghép nối cơ học các bài học cùng thể loại theo các chủ đề theo kinh nghiệm của GV Ngữ văn. CBQL nhà trường chưa chỉ đạo xây dựng sát

sao việc xây dựng chương trình nội dung môn học của nhà trường dựa trên mục tiêu nhằm PTNL cho HS.

Các biện pháp quản lí còn thực hiện theo kinh nghiệm, đổi mới chưa triệt để, quản lí còn mang tính hành chính, mới dừng ở việc giữ ổn định nền nếp dạy học, chưa hướng vào quản lí việc tự học của HS, quản lí chưa chú ý những đặc trưng của bộ môn Ngữ văn.

Việc đổi mới HTTC, PP, KTDH môn Ngữ văn diễn ra chậm và lúng túng chủ yếu vẫn là mày mò, thử nghiệm bằng kinh nghiệm. Hiệu quả đổi mới thấp. Hầu hết các giờ dạy đều được tổ chức thực hiện với hình thức dạy học truyền thống; các PP, KTDH làm tăng cường tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS được thực hiện rất ít, chủ yếu được thể hiện ở các giờ dạy mẫu, hội giảng hoặc thi GV giỏi các cấp.

Công tác đổi mới KTĐG môn Ngữ văn theo định hướng NLHS đã được quan tâm chỉ đạo nhưng chưa có kết quả rõ nét. Hầu hết GV chỉ tập trung vào việc KTĐG sao cho đúng quy chế, việc đổi mới hình thức, PP KTĐG chưa được mạnh dạn thực hiện. Vì vậy, nhìn chung chưa đảm bảo được yêu cầu đặt ra là đánh giá HS theo năng lực.

Công tác quản lý sử dụng CSVC, TBDH đối với môn Ngữ văn còn hạn chế.

Tình trạng “dạy chay”, “học chay” vẫn còn.

Nhìn chung, hiệu trưởng các trường THCS thành phố Hạ Long vẫn quản lý theo kinh nghiệm là chủ yếu, chưa có nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả để quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng NLHS phù hợp với giai đoạn hiện nay. Trong khâu chỉ đạo, điều hành còn thiếu tính quyết liệt, chưa thực sự mạnh dạn đổi mới.

2.6.3. Nguyên nhân

2.6.3.1. Nguyên nhân của những ưu điểm

Có sự chỉ đạo, hướng dẫn sát sao, kịp thời từ Sở GD&ĐT Quảng Ninh và lãnh đạo thành phố Hạ Long, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trong nhiệm vụ GD&ĐT. Đội ngũ CBQL, GV dạy môn Ngữ văn của nhà trường đủ về số lượng và 100% GV đạt trình độ trên chuẩn, có điều kiện để tiếp cận, học hỏi cái mới nhanh, đồng thời có nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng trong việc quản lý

HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng NLHS.

Điều kiện cơ sở hạ tầng, trang TBDH các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã được quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy học.

Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương phát triển tốt, trình độ dân trí cao, cha mẹ HS và các tổ chức quan tâm tới sự nghiệp phát triển GD của nhà trường.

2.6.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Sự chỉ đạo của cấp trên về HĐDH theo ĐHNL học sinh chưa rõ nét, mới dừng ở việc định hướng và đang bồi dưỡng CB, GV. Nhà trường vẫn đang phải thực hiện nội dung chương trình xây dựng biên soạn theo chương trình giáo dục cũ.

Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận GV Ngữ văn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Cả CBQL và GV Ngữ văn đều chưa mạnh dạn chủ động đổi mới công tác quản lý cũng như thực hiện dạy học theo định hướng NLHS.

Một bộ phận HS chưa có ý thức động cơ học tập môn Ngữ văn đúng đắn, còn lười biếng, PP tự học chưa tốt, thiếu tính tích cực trong học tập và đặc biệt là còn coi nhẹ, thậm chí là có tâm lí không yêu thích học Văn.

Công tác xã hội hóa GD để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo định hướng NLHS đã được quan tâm thực hiện nhưng các chế tài của nhà nước còn cứng nhắc, tạo ra những rào cản cho sự phát triển. Nhận thức về tầm quan trọng của môn Ngữ văn ở một bộ phận phụ huynh HS chưa đúng dẫn tới sự ảnh hưởng đến việc xác định động cơ, mục tiêu học tập bộ môn còn nhiều hạn chế.

.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Nhìn chung, công tác quản lý được thực hiện theo đúng chu trình, đảm bảo nhà trường hoạt động bình thường và đã đạt góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn trong các nhà trường.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục như: Việc chủ động xây dựng các chủ đề dạy học môn Ngữ văn còn hạn chế; quản lý hoạt động dạy và hoạt động học môn Ngữ văn theo định hướng NL của GV, của HS nhà trường vẫn thực hiện theo kinh nghiệm, mới dừng ở việc giữ ổn định nền nếp dạy học, thiếu sự đổi mới; Việc đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp, kĩ thuật dạy học diễn ra còn chậm, lúng túng, hiệu quả đổi mới chưa cao; Công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện nhưng chưa có kết quả rõ nét, chưa đảm bảo được yêu cầu đặt ra là đánh giá HS theo năng lực; công tác quản lý sử dụng CSVC, TBDH còn hạn chế, tình trạng “dạy chay”, “học chay” ở môn Ngữ văn vẫn còn diễn ra.

Để việc quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đạt kết quả như mong muốn, cần có những biện pháp quản lý của hiệu trưởng trên cơ sở phát huy những mặt tích cực, khắc phục những vấn đề còn hạn chế của thực trạng. Đây chính là lý do tác giả đưa ra các biện pháp trong chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH‌

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu chính là những dự kiến trước về kết quả quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL ở trường trung học cơ sở cần đạt được. Do vậy, để đạt được mục tiêu đề ra, các biện pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL phải hướng vào việc tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học của đội ngũ GV các trường THCS theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Việc xác định nguyên tắc này thể hiện sự rõ ràng, giúp cho việc đo lường được các kết quả khi triển khai thực hiện.

Mục tiêu quản lý dạy học môn Ngữ văn sẽ quyết định chất lượng dạy học môn Ngữ văn, quyết định năng lực học tập của HS. Như vây, các biện pháp đề xuất hướng đến mục tiêu từ việc nâng cao hiệu quả quản lý, hiệu quả dạy học và năng lực học tập của HS và hiệu quả quản lý dạy học môn học.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải tiến hành một cách lâu dài, có hệ thống của công việc quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS, nhằm hình thành các năng lực ở người học dựa trên những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, kinh nghiệm sống của các em, việc thực hiện theo từng bước, từng cấp, phải tiến hành liên tục, thường xuyên. Trong suốt quá trình quản lý, mỗi năng lực cần được hình thành phải được củng cố, tập luyện liên tục, thường xuyên, ở mọi nơi, mọi lúc, kết hợp chặt chẽ và đa dạng các hình thức quản lý như quản lý của Ban Giám hiệu, quản lý của tổ bộ môn, quản lý của Hội đồng giáo dục nhà trường.

Các biện pháp đề xuất tạo thành thể thống nhất từ khâu nâng cao nhận thức cho đến việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV trong đó có đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, khai thác các phương tiện, điều kiện dạy học, tiến trình KT,ĐG và rút kinh nghiệm theo trình tự chặt chẽ, kết hợp và tác động qua lại lẫn nhau. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống cho phép thiết kế và xây dựng các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS có tính hệ thống, chặt chẽ và lôgic,

đồng thời bảo đảm mối liên hệ, tác động qua lại giữa các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là sự bảo tồn những đặc điểm, đặc tính của quản lý HĐDH. Dù là mối liên hệ tất yếu, khách quan giữa cái mới và cái cũ trong quá trình phát triển, là một trong những nét cơ bản nhất của quy luật phủ định của phủ định để đưa đến việc nâng cao hơn hiệu quả quản lý dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS.

Kế thừa là một nguyên tắc khách quan của sự phát triển, chính vì vậy việc đề xuất các biện pháp cần dựa trên các nguyên tắc khách quan của việc quản lý dạy học nói chung cũng như nguyên tắc quản lý dạy học môn Ngữ văn ở tường THCS. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định kế thừa những thành tựu đã đạt được như về PP quản lý, hình thức tổ chức quản lý, nội dung quản lý,... dạy học để hướng đến việc nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao năng lực học tập ở học sinh, giúp học sinh có năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Sự kế thừa các kết quả quản lý dạy học còn góp phần làm cho các biện pháp đề xuất bổ sung, mở rộng các cách quản lý dạy học cũ, truyền thống bằng cách dạy học mới, đáp ứng được đồng thời việc dạy và việc học thống nhất với nhau.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải gắn với việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn quản lý dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS, giúp cho đội ngũ GV nắm vững nội dung, phương pháp và hình thức dạy học tiếp cận năng lực người học, thấy rõ nội dung của các PP đề xuất đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh.

Trên thực tế, việc quản lý dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song việc quản lý dạy học theo hướng năng lực ở người học còn những hạn chế. Cho nên việc đề xuất các biện pháp hướng vào việc khắc phục những khó khăn để cải tạo các điều kiện này, đồng thời tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được về quản lý dạy học cũng như hiệu quả dạy học của GV, nhằm nâng cao năng lực giải quyết thực tiễn ở người học, giảm thiểu cách dạy theo lối truyền thụ kiến thức một chiều, tăng cường sự tương tác giữa GV và HS. Để làm được như vậy cần thay đổi cách tổ chức quản lý dạy học một cách mãnh mẽ.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi thường được đánh giá ở sự phù hợp giữa các biện pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL ở trường THCS với các điều kiện kinh tế-xã hội hiện tại của các trường và của các địa phương. Sự phù hợp này phản ánh mối tương quan giữa tính khả thi của các biện pháp đề xuất với với trình độ triển kinh tế - xã hội. Biện pháp đề xuất và và điều kiện thực tiễn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu biện pháp đề xuất phản ánh chính xác, kịp thời những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, chứa đựng nội dung phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu các quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL ở trường THCS sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, thúc đẩy năng lực học tập, năng lực thực tiễn ở HS. Ngược lại, các biện pháp đề xuất không khả thi, không phản ánh đầy đủ các hướng vận động của HĐDH cũng như của quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL là nguyên nhân làm giảm sút hiệu quả dạy học cũng như hiệu quả học tập của HS.

Yêu cầu đặt ra cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở trường THCS vừa phản ánh được những quy định chung về sự phát triển của xã hội, vừa phản ánh được những quy luật mang tính đặc thù trong quản lý dạy học môn Ngữ văn và hướng đến thay đổi được năng lực người học theo hướng ngày càng cao.

Như vậy, các nguyên tắc đề xuất trên là những căn cứ về mặt phương pháp luận quan trọng để đề xuất các biện pháp, hướng đến giải quyết các vấn đề thực tiễn quản lý dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL ở trường THCS đang đặt ra cho các nhà quản lý, đảm bảo cho các biện pháp có tính cần thiết và tính khả thi.

3.2. Các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường Trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh

3.2.1.1.Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường năng lực nhận thức về quản lý dạy học theo hướng năng lực người học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới, với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệm sáng tạo... thì năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy trong nhà trường trung học cơ sở nói chung và giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng đang đứng trước những thách thức mới, so sánh với yêu cầu trong đổi mới quản

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí