Thực Trạng Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Dạy Học Môn Lịch Sử Và Địa Lý Lớp 4,5



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện


Thứ bậc

Mức độ hiệu quả


TB


Thứ bậc

Thường xuyên

Hiếm khi

Chưa thực hiện

TB

Hiệu quả

Ít hiệu quả

Không hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%


nhằm giáo dục

các giá trị văn hóa

















Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên - 8

Kết quả số liệu thống kê cho thấy, nội dung “Chủ đề tích hợp các kiến thức lịch sửđịa lý được tích hợp trong từng chủ đề về địa phương” (mức độ thường xuyên 2.43 điểm, mức độ hiệu quả tốt 2.44 điểm) điểm đã thực hiện hiệu quả trong các trường tiểu học. Với nội dung này, chúng tôi nhận thấy GV tập trung vào các hình thức như tổ chức sự kiện và hình thức tham quan tìm hiểu về Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 với các câu hỏi nắm bắt nội dung kiến thức, giải quyết được nhiệm vụ chủ yếu của bài học, có nhiều câu hỏi mà để giải quyết được HS phải huy động kinh nghiệm, vốn kiến thức đời sống của bản thân vào phát huy năng lực. GV đã đặt ra các câu hỏi có ý nghĩa gắn kết nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống, có tính chất bao quát nội dung bài học, hướng vào nội dung cốt lõi của bài học, ví dụ như bài “Trung du Bắc Bộ” (Lịch sử và Địa lý 4).

Các nội dung: “Chủ đề tích hợp các kiến thức lịch sử và địa lý được tích hợp trong từng chủ đề về vùng miền, đất nước và trên thế giới” (mức độ thực hiện 2.12 điểm, mức độ hiệu quả 2.25 điểm ở mức trung bình); “Chủ đề tích hợp nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng mới” (mức độ thực hiện 2.17 điểm, mức độ hiệu quả 2.27 điểm ở mức trung bình) và “Chủ đề tích hợp nhằm giáo dục các giá trị văn hóa” (mức độ thực hiện 2.29 điểm, mức độ hiệu quả 2.24 điểm ở mức trung bình). Quan sát các hình thức trải nghiệm như hình thức tổ chức trò chơi, hình thức tổ chức hội thi, một số GV trẻ đặt ra hệ thống câu hỏi chỉ giúp HS chiếm lĩnh nội dung chủ đề mà chưa hướng vào khai thác vốn sống, vốn kinh nghiệm để phát triển năng lực người học.

Như vậy, đa số GV nắm vững kiến thức, bám sát quy trình tổ chức HĐTN trong giờ học các kiểu bài theo các nội dung chính. Các hoạt động cơ bản được tổ chức sinh động, hấp dẫn, nổi bật trọng tâm bài học, HS nắm được nội dung kiến thức bài học. Mặc dù vậy, trong quá trình tổ chức HĐTN các GV vẫn còn hạn chế cho HS tham gia các hoạt động để phát huy năng lực người học, HS chưa thực sự phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập và

nhận thức. Thực tế dự giờ, chúng tôi nhận thấy HS vẫn bộc lộ ý hiểu theo bài giảng của GV. Hơn nữa, các câu hỏi GV đưa ra cũng chưa thực sự phát huy vốn kinh nghiệm của HS.

GV dạy vẫn theo thói quen: GV giới thiệu bài - HS nghe, GV hỏi - HS trả lời, GV ghi nội dung - HS chép, GV kiểm tra kiến thức - HS tái hiện. Hình thức phổ biến nhất là GV hỏi - HS trả lời, HS nhận xét, chia sẻ, GV chốt kiến thức, các hoạt động khác được đưa vào đan xen, phối hợp rất hạn chế.

CBQL trường tiểu học Gia Sàng cho biết: “Nhận thức của một bộ phận GV chưa đúng, chưa đầy đủ về HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5. Một số GV có tư tưởng ngại đổi mới, sợ khó khăn vất vả khi vận dụng HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý vào dạy học GV mất nhiều thời gian để chuẩn bị giáo án, đồ dùng trực quan, địa điểm hoạt động… Việc quản lý chuyên môn còn nặng về áp đặt, máy móc gây cản trở cho việc áp dụng HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý vào dạy học. Khó quản lý HS khi lớp học quá nhiều HS, trong quá trình tổ chức nếu sử dụng không khéo, không chủ động, gây phân tán sự chú ý của các em thì HĐTN sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn”.

2.2.4. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5

Để khảo sát về hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử lớp 4,5, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 phụ lục 2 kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.5.


Bảng 2.5. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5



TT


Hình thức

Mức độ thực hiện

Thứ bậc

Mức độ hiệu quả


TB


Thứ bậc

Thường xuyên

Hiếm khi

Chưa thực hiện

TB

Hiệu quả

Ít hiệu quả

Không hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

1

Hình thức tổ chức

chiến dịch

28

37.3

32

42.7

15

20.0

2.16

6

31

41.3

33

44.0

11

14.7

2.27

4

2

Hình thức tổ chức

hoạt động CLB

35

46.7

11

14.7

29

38.7

2.08

8

38

50.7

9

12.0

28

37.3

2.13

7

3

Hình thức tổ chức

cho HS tham quan

68

90.7

5

6.7

2

2.7

2.88

1

70

93.3

5

6.7

0

0.0

2.93

1

4

Hình thức tổ chức

trò chơi

33

44.0

21

28.0

21

28.0

2.16

7

32

42.7

23

30.7

20

26.7

2.16

6

5

Hình thức tổ chức

sự kiện

47

62.7

15

20.0

13

17.3

2.45

2

46

61.3

18

24.0

11

14.7

2.47

2

6

Hình thức tổ chức

hội thi

34

45.3

22

29.3

19

25.3

2.20

4

35

46.7

23

30.7

17

22.7

2.24

5

7

Hình thức tổ chức

diễn đàn

32

42.7

24

32.0

19

25.3

2.17

5

36

48.0

25

33.3

14

18.7

2.29

3

8

Hình thức tổ chức

sân khấu hóa

38

50.7

21

28.0

16

21.3

2.29

3

31

41.3

19

25.3

25

33.3

2.08

8


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Kết quả số liệu thống kê cho thấy, các hình thức “Hình thức tổ chức cho HS tham quan” và “Hình thức tổ chức sự kiện” thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Mức độ thường xuyên được đánh giá từ 2.45 đến 2.88 điểm, mức độ hiệu quả từ 2.47 đến 2.93 điểm.

Trong năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019, các trường tiểu học tổ chức cho học sinh tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa ở thành phố Thái Nguyên như di tích lịch sử 915, đền thờ Đội Cấn, Bảo tàng các văn hóa dân tộc Việt Nam, chùa Phủ Liễn; HS trường trường tiểu học Nha Trang tham gia quét dọn Đền Ông, Đền Xương Rồng. Bên cạnh đó, tổ chức cho HS tham quan đền Đô (Bắc Ninh), đền thờ Vua Hùng (Phú Thọ). Ngoài ra, tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề như làng nghề chè Tân Cương, làng nghề bánh chưng Bờ Đậu, tổ chức cho HS làm bánh trôi, bánh chay tại các trường tiểu học. Đối với hình thức tổ chức sự kiện đã tổ chức tặng quà nhân ngày 22/12, 27/7, mời cựu chiến binh ngày 22/12 nói chuyện lịch sử, giao lưu văn nghệ với các đơn vị bộ đội kết nghĩa,…Ngoài ra, tổ chức triển lãm “Việt Nam - Tổ quốc em” để trưng bày các sản phẩm triển lãm theo các góc, mỗi góc cử người phụ trách tại góc của mình, cử đại diện thuyết trình về sản phẩm khi các HS của nhóm khác đến tham quan khu trưng bày của nhóm mình, đồng thời nhận góp ý từ HS khác, GV, khách mời.

GV đã tổ chức cho HS trải nghiệm trong dạy học Địa lý, giúp HS tìm hiểu về vị trí, giới hạn, địa hình, khoáng sản, đất, động thực vật, sông hồ, khí hậu, biển các yếu tố này được thể hiện rất rõ trên bản đồ, lược đồ. Bản đồ, lược đồ và bảng số liệu được sử dụng như một nguồn cung cấp kiến thức, giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức và hình thành, rèn luyện kĩ năng bộ môn. Từ đó HS khai thác được nội dụng của bài, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, khám phá kiến thức, gây hứng thú trong học tập, tiết học nhẹ nhàng giảm bớt sự nhàm chán tạo cho các em thói quen thích tìm hiểu, khám phá thiên nhiên; từ đó các em sẽ yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước, các em


sẽ tôn trọng và bảo vệ nó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Quan sát HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý, chúng tôi nhận thấy HS rất thích được tham gia vào các HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý, các hình thức tham quan, tổ chức sự kiện đã kích thích khả năng hứng thú học tập của các em đối với môn Lịch sử và Địa lý, giúp HS phát huy được óc sáng tạo, hình thành nên tư tưởng tình cảm, hiểu sâu sắc nội dung bài học để từ đó phát triển các năng lực của HS. Kích thích khả năng giao tiếp cho HS, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn, phát triển tư duy tình cảm, trải nghiệm giúp các em nhanh nhẹn, năng động hơn, hứng thú, yêu thích nội dung môn học, bài học. Các em đều mong muốn được học kết hợp với trải nghiệm để phát triển các năng lực của bản thân, là hoạt động hình thành kiến thức kĩ năng hiệu quả, giúp HS vận dụng được kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

Các hình thức sau hiếm khi thực hiện và ít hiệu quả, đó là các hình thức: Hình thức tổ chức chiến dịch; Hình thức tổ chức hoạt động câu lạc bộ; Hình thức tổ chức trò chơi; Hình thức tổ chức hội thi; Hình thức tổ chức diễn đàn; Hình thức tổ chức sân khấu hóa, trong đó mức độ đánh giá ở mức trung bình từ

2.08 đến 2.29 điểm.

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các hoạt động này ít hiệu quả, phỏng vấn CBQL, GV họ đều chung nhận xét: “các điều kiện cho hoạt động trải nghiệm cho học sinh còn chưa được đầu tư thoả đáng, kinh phí tổ chức HĐTN còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu của HĐTN vì các trường phải tính toán, phân bổ nguồn ngân sách sao cho hợp lý giữa các hoạt động giáo dục”, GV N.T.Y trường tiểu học Nha Trang cho biết: “thời lượng dành HĐTN trong chương trình chỉ là 105 tiết/khối lớp/năm học, mỗi tháng chỉ có 1 tiết HĐTN. Để đạt mục tiêu của HĐTN, yêu cầu GV phải đầu tư thời gian và công sức rất lớn từ lập kế hoạch, lựa chọn thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức HĐTN,… trong khi đó vẫn phải thực hiện nội dung chương trình chính khóa bình thường nên nhiều GV nảy sinh tâm lý ngại đổi mới, ngại sáng tạo trong quá trình tổ chức”.

Quan sát HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý, khi GV trường tiểu học Gia Sàng tổ chức trò chơi “Em tập làm hướng dẫn viên du lịch” khi

dạy bài “Dãy Hoàng Liên Sơn” hoặc trò chơi “ Tiếp sức” khi dạy bài 4 “Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên”, do số lượng HS trong lớp khá đông, trình độ nhận thức của HS trong lớp không đồng đều, nhiều em còn thụ động, ỷ lại vào các bạn khác mà không chịu hoạt động, một số em chưa chú ý do đó đạt được hiệu quả chưa cao. Mặt khác, một số HS còn thiếu kĩ năng tổ chức, lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho các hình thức trên tổ chức chưa hiệu quả.

2.2.5. Thực trạng các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5

Để khảo sát về các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 phụ lục 2 kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Thực trạng các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5


TT


Phối hợp các lực lượng giáo dục

Mức độ tham gia


TB


Thứ bậc

Thường xuyên

Ít thực hiện

Không thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

GV bộ môn

53

70.7

14

18.7

8

10.7

2.60

2

2

Cha mẹ học sinh

37

49.3

23

30.7

15

20.0

2.29

4

3

Tổng phụ trách Đội

34

45.3

28

37.3

13

17.3

2.28

5

4

Các tổ chức, chính

quyền địa phương

35

46.7

26

34.7

14

18.7

2.27

6

5

GV chủ nhiệm

55

73.3

11

14.7

9

12.0

2.61

1

6

Tổ chuyên môn

54

72.0

12

16.0

9

12.0

2.59

3

Kết quả thống kê cho thấy, GV bộ môn, GV chủ nhiệm và Tổ chuyên môn phối hợp thường xuyên để tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5. CBQL, GV đánh giá lực lượng này mức điểm tốt từ 2.59 đến 261

điểm. Quan sát HĐTN, chúng tôi nhận thấy các GV hỗ trợ nhau để giúp đỡ, tạo điều kiện cho HS thực hiện HĐTN tốt nhất. GV Sử, Địa đã hướng dẫn HS vận dụng tri thức vào HĐTN, Tổ chuyên môn hướng dẫn GV cách thức tổ chức linh hoạt, có khả năng làm chủ nội dung và hình thức tổ chức HĐTN, Tổ chuyên môn hướng dẫn GV dự báo được những khó khăn mà HS sẽ gặp phải trong quá trình tham gia các HĐTN để có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Tuy nhiên, một số GV còn chưa được bồi dưỡng về năng lực xây dựng chủ đề học tập trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý, chủ đề hoạt động câu lạc bộ học sinh yêu thích môn Sử địa nhằm tạo môi trường để HS giao lưu, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, do vậy, sự tham gia của GV bộ môn, GV chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội chưa hiệu quả.

Theo CBQL trường tiểu học Gia Sàng: “Khi HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý trở thành một phần của quá trình giáo dục GV đã gặp một số khó khăn, đầu tiên là huy động xã hội hóa giáo dục để có nguồn kinh phí, một số cha mẹ HS, các tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương chưa quan tâm, khó khăn khác từ việc liên hệ với cơ sở đưa HS đi trải nghiệm đôi khi cũng không thuận lợi, ngoài ra, nhà trường còn gặp khó khăn trong khâu tổ chức, kiểm tra, đánh giá HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý của HS”. Như vậy, để tổ chức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử lớp 4,5 cần phải nâng cao nhận thức cho các lực lượng xã hội để huy động sự quan tâm về kinh phí, các nguồn lực khác cho hoạt động.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5

Để khảo sát về lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 phụ lục 2 kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.7

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023