Mối Quan Hệ Giữa Chính Phủ, Môi Trường Đầu Tư Và Nhà Đầu Tư


yếu tố có tác động tới cả chu kỳ dự án đầu tư, bắt đầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư (hay tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh) và chấm dứt dự án. Trong khi đó, theo nghĩa hẹp thì môi trường kinh doanh là các yếu tố bên ngoài DN có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN, hay chỉ là giai đoạn thứ ba của chu kỳ dự án đầu tư.

1.1.2. Đặc điểm của môi trường đầu tư

1.1.2.1. Môi trường đầu tư có tính tổng hợp

Môi trường đầu tư là tổng hòa của các yếu tố, các yếu tố không chỉ tác động tới một nhà đầu tư mà tất cả các nhà đầu tư tại một địa phương nhất định, tác động tới các đối tượng khác (người lao động, khách hàng, nhà cung cấp...) và tới toàn bộ nền kinh tế. Đó chính là tính tổng hợp của môi trường đầu tư, tổng hợp của các yếu tố cấu thành, tác động nên tất cả đối tượng. Nhà đầu tư đánh giá môi trường đầu tư là một “gói” tổng thể [65]. Bất kỳ sự thay đổi nào của môi trường đầu tư có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư, tạo ra trở ngại hay cơ hội cho nhà đầu tư. Từng yếu tố thay đổi theo hướng tích cực nhưng vẫn có thể chưa giải quyết được những rào cản mà nhà đầu tư gặp phải bởi giữa các yếu tố của môi trường đầu tư có mối quan hệ tương tác với nhau. Chẳng hạn, khả năng tiếp cận tín dụng sẽ vẫn là trở ngại đối với nhà đầu tư nếu quyền tài sản không đảm bảo, hoặc luật phá sản yếu kém.

Do đó, khi đánh giá môi trường đầu tư cần xem xét tổng hợp các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố chứ không chỉ xem xét độc lập từng yếu tố. Chính phủ quản lý tách bạch từng lĩnh vực, phân công trách nhiệm giữa các bộ, ngành nên khi đánh giá và cải thiện môi trường đầu tư cần phối hợp giữa các bộ, ngành, các cấp. Khi cải thiện môi trường đầu tư cần xem xét ảnh hưởng của quá trình cải thiện này tới các đối tượng khác nhau và cả nền kinh tế. Các yếu tố của môi trường đầu tư khác nhau giữa các vùng, các quốc gia. Bản thân trong một vùng, quốc gia, các yếu tố cũng khác nhau giữa các thời kỳ. Sự khác nhau về môi trường đầu tư theo vùng, quốc gia và thời gian phụ thuộc vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia, sự tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế và một số yếu tố khách quan khác như điều kiện


tự nhiên.

1.1.2.2. Tính hai chiều của môi trường đầu tư

Các nhà đầu tư luôn hoạt động trong môi trường đầu tư nhất định. Giữa chính phủ, môi trường đầu tư và nhà đầu tư, có mối quan hệ tương tác với nhau. Môi trường đầu tư tạo cơ hội đầu tư, ảnh hưởng tới quá trình đầu tư thông qua tác động tới chi phí, tới rủi ro, rào cản cạnh tranh và từ đó tới lợi ích và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào một địa điểm sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường đầu tư tại đó dù nhà đầu tư có quyền đánh giá môi trường đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư. Do đó, môi trường đâu tư sẽ ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định đầu tư, bỏ vốn đầu tư bao nhiêu, bỏ vốn đầu tư vào đâu. Hay, môi trường đầu tư có ảnh hưởng tới giá trị cũng như cơ cấu đầu tư của một quốc gia. Ngược lại, nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư sẽ ảnh hưởng tới môi trường đầu tư theo hai hướng tích cực và tiêu cực, như nâng cao trình độ nghề nghiệp và quản lý của người lao động hoặc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trình độ công nghệ của quốc gia là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và ngược lại, đầu tư tác động đến quá trình phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia đó.

Tính hai chiều của môi trường đầu tư còn thể hiện vai trò của nhà nước với quá trình cải thiện môi trường đầu tư. Có những yếu tố của môi trường đầu tư chính phủ có ít ảnh hưởng như vị trí địa lý, thời tiết khí hậu,... Chính phủ có tác động mạnh đến nhiều yếu tố của môi trường đầu tư như chính trị, pháp luật, cơ sở hạ tầng. Thông qua vai trò quản lý của mình, chính phủ đánh giá môi trường đầu tư, cả những đặc điểm của các yếu tố có ít ảnh hưởng để cải thiện môi trường đầu tư. Chính phủ có thể sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau để giới thiệu về môi trường đầu tư cũng như cơ hội đầu tư đến nhà đầu tư. Nhà đầu tư là chủ thể ra quyết định và thực hiện đầu tư. Nếu nhà đầu tư không biết về môi trường đầu tư thì không bỏ vốn đầu tư, quốc gia không thu hút được vốn đầu tư. Ngược lại, chính phủ cần nhận thông tin từ nhà đầu tư phản ánh những trở ngại gặp phải để chính phủ có cách thức xử lý.

Mối quan hệ hai chiều giữa chính phủ, môi trường đầu tư và nhà đầu tư được


Chính phủ

thể hiện ở Sơ đồ 1.2.


Môi trường

đầu tư

Nhà đầu tư

Vốn đầu tư

Nguồn: tác giả.

Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa chính phủ, môi trường đầu tư và nhà đầu tư


1.1.2.3. Môi trường đầu tư có tính động

Môi trường đầu tư có tính động hay luôn vận động, thay đổi do các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư luôn vận động biến đổi theo thời gian. Các yếu tố của môi trường đầu tư cũng như sự vận động của chúng có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động ĐTNN nói riêng theo chu kỳ dự án đầu tư, từ quá trình đưa ra quyết định đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, ảnh hưởng tới chi phí, lợi ích và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Căn cứ nhu cầu về vốn đầu tư để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, các nước đều cố gắng hoàn thiện môi trường đầu tư, hay thay đổi các yếu tố của môi trường đầu tư, làm môi trường đầu tư thuận lợi cho quá trình vận động của vốn. Hơn nữa, bản thân hoạt động đầu tư cũng ảnh hưởng đến các yếu tố của môi trường đầu tư, như thay đổi về công nghệ, về cơ sở hạ tầng.... Chính vì môi trường đầu tư luôn vận động, nên các nhà đầu tư cần tiên liệu được sự thay đổi của môi trường đầu tư nói chung và từng yếu tố của môi trường đầu tư trên toàn cầu và của từng quốc gia để đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm bỏ vốn, quy mô đầu tư và ngành đầu tư nhằm thu được hiệu quả cao nhât. Khi nghiên cứu và đánh giá môi trường đầu tư phải đứng trên quan điểm động, các yếu tố của môi trường đầu tư phải được nhìn nhận trong trạng thái vừa vận động vừa tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành những động lực chính cho sự phát triển và


hoàn thiện môi trường đầu tư.

Muốn thu hút được vốn đầu tư thì môi trường đầu tư cần phải ổn định, gồm ổn định môi trường chính trị, pháp luật; ổn định môi trường kinh tế và văn hóa xã hội để đồng vốn nhà đầu tư bỏ ra được bảo toàn và có khả năng sinh lời. Khi môi trường đầu tư ổn định, nhà đầu tư không gặp phải những rủi ro trong quá trình đầu tư do các yếu tố của môi trường đầu tư tạo ra. Tính vận động của môi trường đầu tư không mâu thuẫn với yêu cầu này. Sự ổn định của môi trường đầu tư cần gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, gắn với sự hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút tốt các nguồn vốn đầu tư. Hay, cần đảm bảo sự ổn định, tính tiên liệu trong sự thay đổi, trong quá trình vận động của môi trường đầu tư để môi trường đầu tư mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng (cho người dân, cho nền kinh tế và bản thân các nhà đầu tư).

1.1.2.4. Môi trường đầu tư có tính mở

Môi trường đầu tư có tính mở thể hiện sự thay đổi các yếu tố của môi trường đầu tư còn chịu ảnh hưởng của môi trường đầu tư ở cấp độ cao hơn. Sự vận động các yếu tố của môi trường đầu tư cấp tỉnh chịu tác động của môi trường đầu tư quốc gia, và đến lượt mình sự biến đổi các yếu tố của môi trường đầu tư quốc gia chịu ảnh hưởng bởi môi trường đầu tư quốc tế trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng. Chính vì môi trường đầu tư có tính mở nên Chính phủ cần chú ý thuộc tính thích nghi với môi trường đầu tư quốc tế, cần chú ý tới quản lý thay đổi trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư quốc gia. Chẳng hạn, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đòi hỏi môi trường đầu tư quốc gia phải thay đổi như việc thay đổi hệ thống pháp luật cho phù hợp với quy định của WTO khi các quốc gia gia nhập WTO.

1.1.2.5. Môi trường đầu tư có tính hệ thống

Môi trường đầu tư có tính hệ thống vì môi trường đầu tư là tổng hòa của các yếu tố có tác động qua lại với nhau và chịu tác động của môi trường đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, môi trường đầu tư của một quốc gia là một hệ thống đặc biệt vì bản thân


nó bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn. Môi trường đầu tư quốc gia gồm môi trường đầu tư của các tỉnh thành phố nếu phân theo vùng; gồm môi trường đầu tư các ngành; gồm môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa xã hội. Trong hệ thống môi trường đầu tư luôn luôn diễn ra những biến đổi đa dạng, những quá trình chuyển hoá vô tận của các yếu tố cấu thành. Những quá trình đó có nguồn gốc sâu xa từ các mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố, giữa hệ thống với môi trường. Kết quả là bản thân hệ thống cũng luôn luôn nằm trong sự vận động, biến đổi và phát triển liên tục. Khi các yếu tố của môi trường đầu tư thay đổi sẽ thay đổi trạng thái của hệ thống. Do đó, để thu hút vốn ĐTNN, chính phủ cần có cách tiếp cận hệ thống, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, tới chi phí, rủi ro và tới rào cản cạnh tranh để cải thiện. Hơn nữa, chính phủ cần quản lý hoạt động đầu tư một cách hệ thống, thống nhất và không có sự chồng chéo của hệ thống văn bản pháp luật, của các bộ phận quản lý làm mất thời gian và chi phí của chủ đầu tư. Môi trường đầu tư cũng như bất kỳ hệ thống nào cũng mang tính mở, tính cân bằng động.

1.1.3. Phân loại

Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có tác động đến hoạt động đầu tư của DN, tới các chủ thể khác và cả nền kinh tế như là một tổng thể. Các yếu tố được xếp vào các nhóm khác nhau theo các tiêu chí khác nhau như theo chủ thể tác động, phương thức tác động đến hoạt động đầu tư, theo trình tự tác động đến chu kỳ dự án đầu tư…

1.1.3.1. Theo chức năng quản lý Nhà nước

Các yếu tố của môi trường đầu tư được chia thành 2 nhóm sau:

Nhóm chính phủ có ảnh hưởng mạnh, như: sự ổn định chính trị và kinh tế; chính sách kinh tế xã hội và chính sách FDI; luật và văn bản dưới luật liên quan đến đầu tư như luật đầu tư, luật thuế, luật doanh nghiệp, luật đấu thầu, luật xây dựng,....; bộ máy hành chính; cơ sở hạ tầng; hiệu lực thực thi hợp đồng.

Nhóm chính phủ ít có ảnh hưởng: giá nguồn lực đầu vào do thị trường quyết


định, đặc điểm tự nhiên của quốc gia, khoảng cách tới các thị trường đầu ra và đầu vào, các công nghệ cụ thể, thiên tai, uy tín của nhà cung cấp, quy mô thị trường.

Trong các yếu tố của môi trường đầu tư, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiện như tài nguyên thiên nhiên, thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý là các yếu tố mà chính phủ có ít ảnh hưởng. Điều kiện tự nhiên lại có ảnh hưởng lớn tới hoạt động đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hay khai thác tài nguyên, đến việc tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, một số hạn chế do nhóm yếu tố chính phủ ít có ảnh hưởng có thể được khắc phục hoặc xóa bỏ bằng những thay đổi lớn đối với các yếu tố mà chính phủ có tác động mạnh. Chẳng hạn, khoảng cách về địa lý có thể khắc phục khi phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Từng yếu tố của môi trường đầu tư và tính tổng hợp của môi trường đầu tư sẽ có ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư (đầu tư bao nhiêu, vào lĩnh vào nào, ở đâu, và bao giờ).

Theo cách phân loại này chính phủ có thể chủ động cải thiện môi trường đầu tư thông qua những tác động nhóm yếu tố mà chính phủ có ảnh hưởng mạnh, khắc phục điểm yếu của các yếu tố mà chính phủ ít ảnh hưởng để tạo ra một môi trường đầu tư tốt hơn. Sự thay đổi của những yếu tố chính phủ có tính quyết định theo chiều hướng tích cực đối với thu hút FDI cũng như tác động của FDI đến nền kinh tế sẽ đánh giá hiệu lực quản lý của chính phủ.

1.1.3.2. Theo kênh tác động của các nhân tố đến hoạt động đầu tư

Các nhân tố của môi trường FDI được chia thành 3 nhóm nhân tố:

Các nhân tố tác động tới chi phí: những nhân tố này làm chi phí thực hiện đầu tư và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có thể tăng lên hoặc giảm đi, như: thuế, tình trạng tham nhũng, quan liêu, chi phí tài chính, chi phí cơ sở hạ tầng, chi phí lao động, chi phí đầu vào, khoản cách tới các thị trường đầu ra, đầu vào, tính hiệu quả nhờ quy mô...

Các nhân tố tác động tới rủi ro: sự tiên liệu chính sách, sự ổn định kinh tế, quyền


sở hữu, sung công, hiệu lực thưc thi hợp đồng, uy tín của nhà cung cấp...

Các nhân tố tác động tới cạnh tranh: như rào cản đối với sự gia nhập và rút khỏi thị trường, chính sách và luật cạnh tranh, thị trường tài chính, cơ sở hạ tầng, quy mô thị trường....

Căn cứ theo kênh tác động của các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư, các yếu tố của môi trường đầu tư được thể hiện ở (Bảng 1.1. ).

Bảng 1.1. Hành vi, chính sách chính phủ và quyết định đầu tư



Các nhân tố hình thành cơ hội và động cơ cho doanh nghiệp đầu tư

Chính phủ có ảnh hưởng mạnh

Chính phủ ít ảnh hưởng

Chi phí

Tham nhũng

Thuế

Gánh nặng điều tiết và tệ quan liêu

Chi phí tài chính và cơ sở hạ tầng

Điều tiết thị trường lao động

Giá của yếu tố đầu vào do thị trường quyết định

Khoảng cách tới thị trường đầu ra và đầu vào

Hiệu quả kinh tế nhờ quy mô

Rủi ro

Khả năng tiên liệu và sự tin cậy của chính sách

Ổn định kinh tế vĩ mô

Quyền sở hữu

Hiệu lực thực thi hợp đồng

Thu hồi tài sản

Phản ứng của đối thủ cạnh tranh và khách hàng

Cú sốc bên ngoài

Thiên tai

Mức độ đáng tin cậy của nhà cung cấp

Rào cản cạnh tranh

Rào cản điều tiết với việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường

Chính sách và luật cạnh tranh

Thị trường tài chính

Cơ sở hạ tầng

Quy mô thị trường và khoảng cách tới thị trường đầu ra và đầu vào

Hiệu quả kinh tế nhờ quy mô

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 4

Nguồn: World Bank [65].

Có nhiều yếu tố quyết định đến chi phí, độ rủi ro và rào cản cạnh tranh tại một địa điểm nhất định. Nhà đầu tư đánh giá môi trường đầu tư có ảnh hưởng đến chi phí, độ rủi ro và rào cản cạnh tranh gắn liền với những cơ hội đầu tư cụ thể. Nhà đầu tư chỉ thực hiện khi đồng vốn bỏ ra có thể mang lại hiệu quả mong muốn. Hiệu quả đầu tư sẽ thấp nếu các chi phí cao hơn mức cần thiết do có nhiều khoản chi phí không chính thức và bất hợp lý phát sinh như tham nhũng, quan liêu… Tuy nhiên, có những khoản chi phí chỉ phụ thuộc vào nhà đầu tư như tính hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Hiệu quả mong muốn của nhà đầu tư sẽ cao hơn nếu rủi ro đầu tư là cao.


Nhà đầu tư chỉ mong muốn lựa chọn địa điểm, nơi có môi trường đầu tư an toàn cho sự vận động và sinh lời của vốn. Nếu rào cản cạnh tranh cao sẽ ảnh hưởng tới việc bỏ vốn của nhà đầu tư mới, do đó có ảnh hưởng tới lượng vốn đầu tư. Nhờ cách phân loại này, chính phủ có thể tác động đến các yếu tố định hình cho việc tạo cơ hội cho việc đầu tư hiệu quả thông qua việc tác động tới yếu tố có ảnh hưởng tới chi phí, rủi ro đầu tư, rào cản cạnh tranh. Hiệu quả đầu tư ở đây gồm hiệu quả của nhà đầu tư và toàn bộ nền kinh tế.

1.1.3.3. Căn cứ vào yếu tố cấu thành

Môi trường đầu tư tổng thể gồm các môi trường đầu tư bộ phận sau:

Môi trường tự nhiên

Môi trường chính trị

Môi trường pháp luật

Môi trường kinh tế

Môi trường văn hoá, xã hội

1.1.3.4. Căn cứ theo phạm vi

Môi trường đầu tư cấp quốc gia

Môi trường đầu tư cấp vùng

Môi trường đầu tư cấp tỉnh

Khi xu hướng phân cấp đầu tư diễn ra mạnh mẽ ở các quốc gia, thì vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với cải thiện môi trường đầu tư ngày càng quan trọng. Những tỉnh, vùng có môi trường đầu tư tốt hơn, có lợi thế hơn sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn.

1.1.3.5. Căn cứ vào giai đoạn hình thành và hoạt động đầu tư (UNCTAD, 1998)

Môi trường ĐTNN gồm các yếu tố của giai đoạn thành lập, hoạt động và giải thể hay phá sản DN vốn đầu tư nứơc ngoài.

Môi trường FDI bao gồm các nhóm yếu tố sau:

Nhóm yếu tố tiếp cận thị trường đầu tư: thủ tục thành lập và cấp giấy phép

đầu tư, xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, lĩnh vực đầu tư được phép hoạt động,

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí