Kiểm Tra, Đánh Giá Thực Hiện Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Dạy Học Môn Lịch Sử Và Địa Lý Lớp 4,5 Ở Trường Tiểu Học

CBQL triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch phải tạo sự hợp tác giữ GV và GV, giữa tổ chuyên môn với GV, giữa Ban giám hiệu với tổ chuyên môn.

Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử và Địa lý 4,5.

Hiệu trưởng chỉ đạo GV chủ nhiệm, xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức hoạt động hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5cho học sinh dựa trên kế hoạch hoạt động và định hướng hoạt động ngoại khóa mà nhà trường đưa ra. GV chủ nhiệm là người thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động thường xuyên tại lớp mình đồng thời là người chỉ đạo, tổ chức cho HS tham gia các hoạt động trải nghiệm.

Để triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử và Địa lý 4,5, Hiệu trưởng cần: Dựa vào mục tiêu, nội dung giáo dục và nhiệm vụ của học kỳ, của năm học; dựa vào kế hoạch học tập chính khóa của học sinh; dựa vào đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh; dựa vào điều kiện tài chính, cơ sở vật chất của bản thân nhà trường, từ đó hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh và thực hiện kế hoạch.

Chỉ đạo đa dạng hóa hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Việc tiến hành các hình thức trải nghiệm cần được tiến hành theo bản chất của việc học qua trải nghiệm nhằm đảo bảo cho học sinh: Sẵn sàng, hứng thú và tích cực tham gia trải nghiệm; Có khả năng suy nghĩ về những gì đã trải nghiệm; Là người ra quyết định và có kỹ năng giải quyết vấn đề dựa vào những ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.

Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho GV tiểu học.

Chỉ đạo đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng trải nghiệm gắn với thực tế.

Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính phục vụ hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5.

Chỉ đạo liên hệ với địa phương hoặc cơ sở học sinh đi trải nghiệm để thống nhất các kế hoạch.

Phổ biến kế hoạch hoạt động trải nghiệm tới các lực lượng giáo dục tham gia. Đối với các hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học thông qua câu lạc bộ, tổ chức sự kiện, hoạt động chuyên đề đòi hỏi Hiệu trưởng phối hợp các tổ chức chính trị, xã hội, các nhà khoa học, các nhà lão thành cách mạng… tạo sức mạnh tổng hợp trong việc tổ chức các hoạt động này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở trường tiểu học

Trong hoạt động quản lý, kiểm tra là một chức năng rất quan trọng. Kiểm tra, đánh giá là quá trình thu thập và trao đổi thông tin nhằm xem xét các hoạt động có diễn ra theo đúng kế hoạch về tiến độ, kết quả và chất lượng dự kiến hay không. Đồng thời giúp chủ thể quản lý kịp thời điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó cải thiện chất lượng hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS. Mặt khác, kiểm tra, đánh giá là tạo lập kênh thông tin ngược, nhờ đó người quản lý có được thông tin để đánh giá được thành tựu của hoạt động, từ đó uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu.

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên - 6

CBQL thiết lập tiêu chí đánh giá rõ ràng dựa trên mục tiêu đã xác định và kế hoạch đã được lập.

CBQL lựa chọn và sử dụng các hình thức kiểm tra hợp lý và dễ dàng đo được mức độ hoàn thành so với tiêu chí đặt ra.

Xây dựng quy trình và lực lượng đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.

CBQL thường xuyên kiểm tra để thu thập các thông tin, minh chứng đầy đủ, xác thực về hoạt động trải nghiệm và đưa ra cách đánh giá chính xác về hoạt động này.

Đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia HĐTN của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng hành vi của học sinh sau hoạt động trải nghiệm. Sử dụng kết quả đánh giá một cách tích cực để điều chỉnh nội dung, hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5.

Kiểm tra hoạt động học tập, tự rèn luyện của học sinh về các nội dung hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 để biết được mức độ thu nhận và vận dụng kiến thức cũng như các kiến thức mà các em lĩnh hội được từ các hoạt động trải nghiệm, đồng thời cung cấp cho các em những thông tin tích cực, giúp cho các em điều chỉnh hoạt động của mình.

Kiểm tra hoạt động giáo dục của giáo viên đối với việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử và Địa lý 4,5. Hiệu trưởng cũng nên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (thông qua việc kiểm tra bài soạn của giáo viên, dự giờ giảng của giáo viên ở những bài học có nội dung liên quan đến hoạt động trải nghiệm,…) để đảm bảo hiệu quả công việc từng bước nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở trường tiểu học

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý

Đối với giáo dục tiểu học, những người chỉ đạo trực tiếp việc triển khai thực hiện nội dung chương trình và các hoạt động giáo dục ở địa phương là các cấp quản lý Phòng GD&ĐT và lãnh đạo trường tiểu học.

Tại trường tiểu học, năng lực của Hiệu trưởng có ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển của toàn trường. Hiệu trưởng vừa nhà thiết kế và người tổ chức thực hiện thể hiện qua văn bản xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng lực lượng, giám sát và đánh giá, khen thưởng động viên,… đội ngũ GV trong nhà trường. Ngoài ra, hiệu trưởng còn có nhiệm vụ tổ chức, điều hành và phối hợp các lực lượng thực hiện nhiệm vụ. Do đó, công tác quản lý , chỉ đạo của các cấp lãnh đạo giáo dục có vai trò quan trọng, góp phần vào thành công (hoặc thất bại) trong việc triển khai hoạt động trải nghiệm nói cung và HĐTN môn Lịch sử và Địa lý 4,5 nói riêng.

Tính tích cực học tập của học sinh

Tính tích cực học tập của HS ảnh hưởng đến quá trình tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 vì trong tam gia hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5, HS lĩnh hội hệ thống tri thức sau buổi trải nghiệm. Vì vậy, tính tích cực học tập của HS giúp cho không khí học tập tích cực, hứng thú, bởi có hứng thú thì HĐTN mới tổ chức hiệu quả.

- Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên tiểu học

Một chương trình HĐTN có thành công hay không phụ thuộc vào năng lực của người tổ chức các hoạt động trải nghiệm. GV chính là người tổ chức hoạt động trải nghiệm tại trường tiểu học. Các năng lực sau của GV ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên tiểu học.

- Năng lực xây dựng kế hoạch trải nghiệm cho HS: Để chủ động trong công tác, GV chủ nhiệm cần phải xây dựng kế hoạch trải nghiệm cho HS. Trong kế hoạch phải làm rõ mục tiêu của hoạt động trải nghiệm hướng tới; xác định rõ chương trình trải nghiệm. Ngoài ra, trong kế hoạch còn phải nêu rõ lực lượng giáo dục phối hợp tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5, thời gian thực hiện kế hoạch, nội dung kế hoạch, địa điểm thực hiện kế hoạch…

- Năng lực tổ chức các hoạt động: HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 hết sức đa dạng, phong phú. Mỗi hoạt động, đòi hỏi cách thức tổ chức riêng. GV phải biết thu hút HS tham gia vào các hoạt này một cách tích cực và tự giác.

- Năng lực xây dựng tập thể lớp: GV phải xây dựng tập thể thành một tập thể đoàn kết, thân ái có tổ chức, có sức mạnh, GV nhất là GV chủ nhiệm tạo ra tập thể lớp có một bầu không khí học tập tích cực. Học sinh cảm thấy tự tin, thoải mái, vui vẻ, ham học, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm thấy mình có giá trị khi tham gia vào HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5.

- Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm: GV luôn luôn đứng trước những tình huống trải nghiệm rất đa dạng và phong phú, nhiều khi rất “gay cấn”. Để giải quyết những tình huống đó, đòi hỏi GV phải có hệ thống tri thức về tâm lý, sinh lý lứa tuổi, hiểu những vấn đề xã hội liên quan đến HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5; biết thu nhận thông tin, xử lý thông tin, phân tích thông tin để giải quyết các tình huống sư phạm.

- Năng lực đánh giá kết quả HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 của HS: Thông qua việc quan sát, đánh giá HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 mà HS tham gia, GV tiến hành đánh giá toàn diện HS lớp mình phụ trách; họ là người phát hiện những năng lực tiềm tàng của học sinh, từ đó định hướng cho các em phát triển nhân cách. Họ cũng là người phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho các em diễn ra cách an toàn nhất, đồng thời sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung và hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS, điều chỉnh cách thức phối hợp với các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức.

Chính vì vậy, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV là yếu tố có ảnh hưởng nhất đến việc triển khai áp dụng học trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

Môi trường văn hóa mà nhà trường như bầu không khí, các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử… tạo nên văn hóa nhà trường. Vì vậy, nhà trường cần quan tâm xây dựng môi trường vật chất và tinh thần cho hoạt động học tập và hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS, GV để họ phát huy năng lực, sức sáng tạo nhằm đem lại chất lượng dạy và học hiệu quả.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi, an toàn cho học sinh trải nghiệm thực tế sẽ mang lại hiệu quả tốt để các em khi trải nghiệm tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, việc trang bị tài liệu hướng dẫn, tham khảo trải nghiệm cũng có ý nghĩa quan trọng. Đó chính là cơ sở để GV có thể tự bồi dưỡng, tự học và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm trong tiến trình dạy học.

- Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác nhằm tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5: Các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; các đơn vị kinh tế xã hội; hội cha mẹ học sinh... Mục đích của công tác này nhằm phát huy sức mạnh của những lực lượng giáo dục này, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lý , giáo dục con em mình, hơn nữa tạo ra những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm. Vì vậy thực hiện việc phối hợp này có hiệu quả, sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi.

Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến hoạt động trải nghiệm

Sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền các cấp, của Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với sự đồng hành của phụ huynh ảnh hưởng đến tổ chức các HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh tiểu học. Bởi lẽ, sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời; sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện huy động

các nguồn lực xã hội để tổ chức môi trường trải nghiệm cho học sinh; sự chỉ đạo Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn về tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho GV của cấp ủy chính quyền địa phương sẽ là nguồn động lực cũng như đòn bẩy thúc đẩy cho các HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 của các nhà trường diễn ra theo đúng tiến độ với kết quả cao nhất. Sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên, khách quan, công tâm của cấp quản lý giáo dục trên đối với HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS trong nhà trường tiểu học giúp nhà trường rút kinh nghiệm trong việc điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch và phương pháp tổ chức, quản lý HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 của nhà trường ngày một hiệu quả hơn.

Tiểu kết chương 1


Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời kỳ hội nhập.

Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở trường tiểu học là giúp các em học sinh hình thành các kĩ năng sống cơ bản, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước. Vì vậy, hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 có vị trí, vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục bậc tiểu học. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh ở trường tiểu học gồm nội dung, hình thức tổ chức, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh ở trường tiểu học gồm các nội dung về lập kế hoạch tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh; tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm; chỉ đạo hoạt động trải nghiệm cho học sinh; kiểm tra, đánh giá tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh tiểu học.

Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh ở trường tiểu học như năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ; năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của GV tiểu học; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 của nhà trường; sự quan tâm của chính quyền địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023