Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Thành Phố Thái Nguyên

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 4,5‌

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN


2.1. Một vài nét về khách thể khảo sát

2.1.1. Các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay có 45 trường tiểu học. Trong đó có 41 trường công lập; 1 trường PT dân lập có nhiều cấp học; 1 trường PT Công lập có nhiều cấp học và 2 trường tư thục.

Bảng 2.1. Tổng số lớp và số học sinh tại các trường tiểu học năm học 2019-2020‌

Khối

Số lớp

Số học sinh

Tổng số

Dân tộc

K.Tật

1

160

5.990

1.406

58

2

145

5.131

1.221

38

3

151

5.556

1.322

41

4

145

5.353

1.234

46

5

150

5.317

1.235

25

Tổng

751

27.347

6.428

208

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên - 7

Nguồn: Phòng GD - ĐT thành phố Thái Nguyên

Năm học 2019-2020, số lượng HS tiểu học là 27.347 HS, trong đó 6.428 HS là người dân tộc, 208 HS khuyết tật.

Các trường tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, hoạt động ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm; tập trung vào các hoạt động rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phương. Tăng cường tổ chức và quản

lý các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, đã triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa của sở GDĐT. Tổ chức các hoạt động giáo dục, giao lưu, các sân chơi trí tuệ bổ ích và thân thiện nhằm phát triển năng lực học sinh: Liên hoan Tiếng hát dân ca giáo viên và học sinh tiểu học, giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông, giao lưu Tiếng Việt của chúng em, Câu lạc bộ tiếng Anh, Tin học, Robotics, ngày hội học sinh tiểu học…

2.1.2. Mục đích khảo sát, nội dung và phương pháp khảo sát

a/ Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh trong các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên và hực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh trong các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để xây dựng cơ sở thực tiễn cho luận văn.

b/ Nội dung và phương pháp khảo sát:

* Nội dung khảo sát:

- Thực trạng hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh trong các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

- Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh trong các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

Đối tượng khảo sát: Khảo sát 20 CBQL, 55 GV tại các trường tiểu học: Cam Giá, Nha Trang, Gia Sàng, Nguyễn Viết Xuân, Độc Lập, Tân Cương, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Huệ, Tân Lập, Phúc Trìu.

* Phương pháp khảo sát thực trạng:

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo thành phố Thái Nguyên, cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu

học để làm rõ thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu anket: Xây dựng mẫu phiếu khảo sát cho CBQL và GV.

Sử dụng thang likert với 3 mức độ để khảo sát, số liệu thu được xử lý theo cách cho điểm như sau:

+ Với những lựa chọn cho mức độ đồng ý, thường xuyên, hiệu quả cao, rất ảnh hưởng: 3 điểm.

+ Lựa chọn mức độ phân vân, thỉnh thoảng, hiệu quả trung bình, ảnh hưởng: 2 điểm.

+ Lựa chọn mức không đồng ý, chưa bao giờ, hiệu quả thấp, không ảnh hưởng: 1 điểm.

Dựa trên điểm số thu được, tính ĐTB cho các nội dung khảo sát, dựa trên ĐTB tiến hành lượng giá như sau:

+ 1,00 ≤ ĐTB ≤ 1.67: Mức thấp (Không đồng ý, chưa bao giờ, không hiệu quả, không ảnh hưởng);

+ 1.67 < ĐTB ≤ 2.34: Mức trung bình(Hiếm khi, ít hiệu quả trung bình, ít ảnh hưởng);

+ 2.34 < ĐTB ≤ 3,00: Mức cao (Đồng ý, thường xuyên, hiệu quả, ảnh hưởng).

2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Nhận thức của CBQL, GV về vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử lớp 4,5

Để khảo sát về vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử lớp 4,5, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 phụ lục 1 kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV về vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5


TT


Vai trò, ý nghĩa

Mức độ quan trọng


TB


Thứ bậc

Quan trọng

Ít quan trọng

Không quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Hình thành kiến thức khoa học và phát triển các năng lực học tập

của HS


31


41.3


28


37.3


16


21.3


2.20


4


2

Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và niềm

tự hào về truyền thống dân tộc


46


61.3


26


34.7


3


4.0


2.57


3


3

Góp phần cụ thể hoá, làm sâu sắc, phong phú, sinh động kiến thức môn học; là cơ hội để HS rèn luyện

kĩ năng bộ môn


65


92.9


0


0.0


5


7.1


2.86


1


4

Bồi dưỡng cho HS tinh thần chủ động, ý thức tự giác, trách nhiệm trong học tập và cuộc sống, say mê, hứng thú học tập bộ môn, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực

HS.


61


81.3


4


5.3


10


13.3


2.68


2

Kết quả số liệu thống kê cho thấy, CBQL, GV đánh giá HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 có vai trò, ý nghĩa nhất ở nội dung “Góp phần cụ thể hoá, làm sâu sắc, phong phú, sinh động kiến thức môn học; là cơ hội để HS rèn luyện kĩ năng bộ môn” (2.86 điểm, thứ bậc 1) và “Bồi dưỡng cho HS tinh thần chủ động, ý thức tự giác, trách nhiệm trong học tập và cuộc sống, say mê, hứng thú học tập bộ môn, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực HS” (2.68 điểm, thứ bậc 2); “Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào về truyền thống dân tộc” (2.57 điểm, thứ bậc 3)

Tuy nhiên, số liệu thống kê ở nội dung “Hình thành kiến thức khoa học

và phát triển các năng lực học tập của HS” (2.20 điểm, thứ bậc 4) cho thấy

CBQL, GV còn xem nhẹ vai trò, ý nghĩa của nội dung tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS.

Tìm hiểu nguyên nhân về sự khác nhau trong cách đánh giá này, GV trường tiểu học Đội Cấn cho biết: “Để phát triển các năng lực học tập cho HS, tôi cho rằng cần phải kết nối với các môn học khác như: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Đạo đức”. Như vậy, theo đánh giá của GV, hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử và Địa lý cần phải tích hợp liên môn với các môn học khác.

2.2.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5

Để khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử lớp 4,5, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 phụ lục 1 kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5


TT


Mục tiêu

Mức độ thực hiện


TB


Thứ bậc


Quan trọng


Ít quan trọng

Không Quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lý với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lý; tìm hiểu lịch sử và địa lý; vận dụng

kiến thức, kĩ năng đã học


63


84.0


9


12.0


3


4.0


2.80


1


2

Giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ

gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam


36


48.0


28


37.3


11


14.7


2.33


4

TT


Mục tiêu

Mức độ thực hiện


TB


Thứ bậc


Quan trọng


Ít quan trọng

Không Quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%


3

Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và

phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam


45


60.0


26


34.7


4


5.3


2.55


2


4

Hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung

thực, trách nhiệm


52


69.3


6


8.0


17


22.7


2.47


3


Kết quả số liệu thống kê cho thấy, CBQL, GV đánh giá các trường tiểu học đã thực hiện tương đối đầy đủ các mục tiêu “Hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lý với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lý ; tìm hiểu lịch sử và địa lý ; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học” (2.80 điểm, thứ bậc 1) và mục tiêu “Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam” (2.55 điểm, thứ bậc 2); “Hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm” (2.47 điểm, thứ bậc 3).

Tuy nhiên, CBQL, GV còn xem nhẹ các mục tiêu “Giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam” (2.33 điểm, thứ bậc 4). Tìm hiểu nguyên nhân về sự khác nhau trong cách đánh giá mục tiêu, GV trường tiểu học Nha Trang cho biết: “Một số GV cho rằng HĐTN trong dạy học môn Lịch sử Và Địa lý giúp HS vận dụng được kiến thức lịch sử và địa lý đã học để phân tích và nhận xét ở mức độ đơn giản tác động của một sự kiện, nhân vật lịch sử

và hiện tượng địa lý ,... để hình thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo cần phải tích hợp với các môn học khác”. Như vậy, một số GV vẫn chưa thực hiện tương đối đầy đủ về HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý nhằm góp phần thực hiện mục tiêu chung của chương trình tổng thể.

2.2.3. Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5

Để khảo sát về nội dung hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 phụ lục 2 kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.4.


Bảng 2.4. Thực trạng nội dung của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện


Thứ bậc

Mức độ hiệu quả


TB


Thứ bậc

Thường xuyên

Hiếm khi

Chưa thực hiện

TB

Hiệu quả

Ít hiệu quả

Không hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%


1

Chủ đề tích hợp các kiến thức lịch sử và địa lý được tích hợp trong từng chủ đề về địa

phương


48


64.0


11


14.7


16


21.3


2.43


1


43


57.3


22


29.3


10


13.3


2.44


1


2

Chủ đề tích hợp các kiến thức lịch sử và địa lý được tích hợp trong từng chủ đề về vùng miền, đất

nước và trên thế giới


34


45.3


16


21.3


25


33.3


2.12


4


30


40.0


34


45.3


11


14.7


2.25


3


3

Chủ đề tích hợp nhằm hình thành kiến thức,

kỹ năng mới


36


48.0


16


21.3


23


30.7


2.17


3


36


48.0


23


30.7


16


21.3


2.27


2

4

Chủ đề tích hợp

42

56.0

13

17.3

20

26.7

2.29

2

34

45.3

25

33.3

16

21.3

2.24

4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023