Tổ Chức Tập Huấn, Bồi Dưỡng Năng Lực Cho Cán Bộ Quản Lý Và Giáo Viên Dạy Khoa Học Tự Nhiên Về Phát Triển Chương Trình Môn Học

Phòng học bộ môn có niêm yết nội quy, lịch hoạt động hằng tuần theo thời khoá biểu, cập nhật hồ sơ, sổ sách, mô tả sắp xếp khoa học và hệ thống các thiết bị dạy học theo đúng chương trình môn học.

Hiệu trưởng chỉ đạo nhân viên thiết bị, thư viện và các bộ phận có liên quan tạo điều kiện cho GV sử dụng các đồ dùng dạy học một cách tối ưu để nâng cao chất lượng dạy học, cung cấp đầy đủ các loại sách báo để GV nghiên cứu và sử dụng phòng công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử. Có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng phòng học bộ môn, xưởng Stem, thiết bị dạy học để động viên, khuyến khích GV tích cực sử dụng thiết bị dạy học.

* Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại

Hiệu trưởng có kế hoạch chiến lược định hướng xây dựng hạ tầng CNTT hiện đại trong nhiều năm như mua mới máy vi tính, xây dựng phòng học thông minh, trang bị máy tính bảng cho học sinh, lắp bảng tương tác thông minh cho lớp học. Chỉ đạo nâng cấp mạng internet kết nối wifi, lắp camera, nâng cấp website, cài đặt các phần mềm tiện ích. Tạo điều kiện cho CBQL, GV và HS sử dụng hạ tầng CNTT có hiệu quả trong công tác quản lí, giảng dạy, học tập và tổ chức các hoạt động đáp ứng yêu cầu đổi mới trong thực hiện kế hoach giáo dục nói chung và phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên nói riêng.

Hạ tầng CNTT là những thiết bị có giá trị lớn, không thể trang bị cùng một lúc mà phải có kế hoạch lâu dài, chia ra nhiều giai đoạn. Trên cơ sở nguồn kinh phí tự chủ của nhà trường, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch trước mắt và lâu dài về trang bị hạ tầng CNTT hiện đại như máy vi tính, xây dựng phòng học thông minh, trang bị máy tính bảng cho học sinh, lắp bảng tương tác thông minh cho lớp học. Kế hoạch phải có lộ trình thực hiện, nguồn kinh phí, nơi lắp đặt, dự kiến tần suất sử dụng của giáo viên và học sinh. Vận dụng chính sách xã hội hóa giáo dục, huy động nhiều nguồn lực của xã hội để tăng cường đầu tư mua sắm thêm thiết bị CNTT hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy học và các hoạt động giáo dục.

Chỉ đạo tăng cường sử dụng hạ tầng CNTT hiện đại vào xây dựng, triển khai kế hoạch giáo dục nhà trường và phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên; khai thác tài nguyên qua internet, thiết lập kho dữ liệu về thư viện bài giảng đổi mới PPDH, ngân hàng đề, nguồn học liệu mở, quản lí HS qua mạng nhằm khai thác hạ tầng CNTT vào hoạt động thực hiện kế hoạch gió dục nhà trường và phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên.

* Chủ động tìm kiếm, khai thác các nguồn lực phục vụ cho phát triển môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Với nguồn lực hiện nay, các trường THCS rất khó khăn trong việc triển khai hoạt động xây dựng, thực hiện kế hoạch nhà trường nói chung và phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên nói riêng. Vì thế, các trường cần phải chủ động tìm kiếm, khai thác các nguồn lực phục vụ cho hoạt động này. Hiệu trưởng cần chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động đa dạng các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình nhà trường.

Hiệu trưởng cần tranh thủ đầu tư của các cơ quan quản lí, địa phương về những nội dung đổi mới giáo dục và đào tạo như Xây dựng lớp học thông minh trong đề án xây dựng thành phố thông minh; Tổ chức hoạt động giáo dục Stem,…

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, cần làm tốt công tác tham mưu để được các cơ quan quản lí giáo dục phân bổ nguồn lực từ ngân sách một cách phù hợp, hiệu quả.

Hiệu trưởng các trường THCS phải khai thác, tìm kiếm, huy động nguồn lực cho hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên và các hoạt dộng giáo dục khác của trường.

Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 11

Nhà trường phát huy được sức mạnh đoàn kết của tập thể, phát huy tốt nguồn lực con người của nhà trường trong phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên và tổ chức thực hiện các hoạt động khác của trường.

3.2.4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy khoa học Tự nhiên về phát triển chương trình môn học

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp là nhằm tổ chức, tập huấn bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên cho giáo viên và năng lực qquản lí phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên cho đội ngũ cán bộ quản lí, các trường THCS.

Biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai và nâng cao chất lượng dạy học môn KHTN ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng

Căn cứ nhu cầu thực tế cần bồi dưỡng, căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường, căn cứ khả năng tài chính cho phép, các trường THCS chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm, bao gồm: Mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương thức bồi dưỡng, thời gian, kinh phí, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng; gắn hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên của CBQL, giáo viên với hoạt động bồi dưỡng thường xuyên trong năm học. Có thể lập kế hoạch và tổ chức thực hiện bồi dưỡng theo các bước như sau:

Bước 1. Xác định nhu cầu cần bồi dưỡng của từng cán bộ quản lí, giáo viên;

Xác định, phân tích nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ QL, GV dạy môn KHTN, cung cấp dữ liệu cho các cơ quan quản lí giáo dục. Từ đó, xác

định nội dung, chương trình bồi dưỡng của họ. Việc bồi dưỡng cho cán bộ QL, GV phải đáp ứng được yêu cầu thực hiện phát triển chương trình môn KHTN ở trường THCS và đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó tập trung vào xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, phát triển chương trình các môn KHTN theo hướng tích hợp chủ đề liên môn nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng thái độ trong dạy học môn KHTN.

Mặt khác, việc bồi dưỡng còn nhằm chuẩn bị cho cán bộ QL sớm tiếp cận được với việc tổ chức, thực hiện CT và sách giáo khoa môn KHTN ở trường THCS năm 2019. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu và xây dựng CT bồi dưỡng cho phù hợp.

Bước 2. Định hướng lựa chọn nội dung, chương trình, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với từng cán bộ quản lí, giáo viên;

Tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình và trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD - ĐT, lãnh đạo Sở, Phòng GD - ĐT xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực xây dưng kế hoạch giáo dục nhà trường, năng lực phát triển chương trình môn học trong đó có môn khoa học tự nhiên cho đội ngũ GV, CBQL nhà trường.

Nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên cho cán bộ quản lí, giáo viên phải toàn diện, trên cơ sở các mục tiêu bồi dưỡng đã được xác định. Ngoài ra, nội dung bồi dưỡng còn phải xuất phát từ nhu cầu của cán bộ bộ quản lí, giáo viên từng trường.

Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình bộ môn dành cho cán bộ quản lí, giáo viên các trường cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

- Chương trình, kế hoạch giáo dục nhà trường, chương trình môn KHTN, kỹ năng xây dựng chủ đề dạy học môn KHTN theo hướng tích hợp liên môn; kỹ năng xác định chuẩn đầu ra của môn KHTN.

- Hoạt động dạy học môn KHTN ở trường phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh.

- Kỹ năng phân tích kế hoạch giáo dục nhà trường, chương trình môn khoa học tự nhiên.

- Kỹ năng phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên trên cơ sở những đổi mới về công nghệ, mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh; Thiết kế chuẩn đầu ra môn học, thiết kế nội dung chương trình môn học, xây dựng phân phối chương trình môn học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hội thào về nội dung phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên thực hành kỹ năng phát triển chương trình và quản lí phát triển chương trình các môn học trong xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường.

Bồì dưỡng cho giáo viên môn KHTN và CBQL về quy trình triển khai phát triển chương trình môn KHTN và các nguyên tắc cần quán triệt khi triển khai thực hiện, những yêu cầu đặt ra đối với CBQL và giáo viên môn KHTN trong tổ chức thực hiện phát triển chương trình môn KHTN.

Bước 3. Xây dựng kinh phí, đề xuất thời gian, địa điểm bồi dưỡng;

Kinh phí chi cho báo cáo viên, biên soạn tài liệu bồi dưỡng, kinh phí hỗ trợ giáo viên tham gia bồi dưỡng vv…

Bước 4. Trình cấp có thẩm quyền tổ chức bồi dưỡng hoặc phê duyệt nội dung tự tổ chức bồi dưỡng.

Bước 5: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL và giáo viên về phát triển chương trình môn KHTN.

Để đáp ứng yêu cầu dạy học môn KHTN và phát triển chương trình môn KHTN theo định hướng chương trình THCS mới, cán bộ QL, giáo viên cần được bồi dưỡng dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như:

+ Bồi dưỡng thường xuyên: Công tác bồi dưỡng thường xuyên được thực hiện bằng nhiều cách như: Tự học, tự bồi dưỡng trong thực tiễn giáo dục, tham gia các buổi hội thảo, tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn. Trong đó tự học, tự bồi dưỡng là cách bồi dưỡng cơ bản nhất, thông qua các hoạt động thực tiễn về quản lí, người cán bộ quản lí, giáo viên tự rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những mặt còn hạn chế.

+ Bồi dưỡng tập trung: Nhằm bồi dưỡng một cách có hệ thống để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ QL chưa được chuẩn hoá về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần được bồi dưỡng bổ sung để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Có thể tập trung học liên tục hoặc tập trung theo từng đợt, cấp chứng nhận từng đợt học.

+ Bồi dưỡng theo hình thức từ xa, bồi dưỡng trực tuyến với các học liệu phát cho người học hoặc qua mạng internet, cần tăng cường sử dụng các hình thức bồi dưỡng tại chỗ như tự học và tự học có hướng dẫn, bồi dưỡng qua mạng trực tuyến với hình thức elearning...

Nội dung bồi dưỡng triển khai dựa theo nhu cầu và kế hoạch đã xây dựng và được phê duyệt.

Bước 6: Đánh giá kết quả bồi dưỡng

Cùng với việc đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng, cần thiết phải đổi mới việc đánh giá kết quả bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên dạy môn KHTN ở trường THCS.

Về nội dung đánh giá. Cần đánh giá trên hai phương diện:

Thứ nhất, nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên dạy môn KHTN ở trường THCS về các vấn đề được bồi dưỡng;

Thứ hai, khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào hoạt động phát triển, triển khai chương trình môn khoa học tự nhiên tại trường..

Về hình thức đánh giá. Có thể sử dụng các hình thức đánh giá, như:

- Tổ chức khảo sát đánh giá năng lực giáo viên theo hình thức tập trung.

- Đánh giá qua theo dõi của cản bộ quản lí, kết quả thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- Tự đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên dạy môn KHTN.

Kết quả đánh giá được lưu giữ vào hồ sơ cán bộ, làm căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kế hoạch luân chuyển, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ QL trường phổ thông.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng trường THCS phải chỉ đạo xây dựng được nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên.

Phải bố trí thời gian, nguồn lực tài chính và quy trình kiểm tra, đánh giá đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả tốt.

Cán bộ quản lý, giáo viên phải tích cực tham gia bồi dưỡng, xem nhiệm vụ bồi dưỡng không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ thường xuyên của mình nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

3.2.5. Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này là cụ thể hóa quy trình các bước phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên nhằm hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động phát triển chương trình giúp giáo viên thực hiện được quy trình xây dựng một chủ đề tích hợp liên môn gắn với thực tiễn đời sống ở địa phương. Đồng thời giúp giáo viên KHTN tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn đã xây dựng ở các trường THCS một cách hiệu quả và đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách sát thực. Đồng thời giúp cho cán bộ quản lý biết cách kiểm soát hoạt động phát triển chương trình và thực hiện giảng dạy chương trình sau khi phát triển.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn là yếu tố quan trọng trong xây dựng chủ đề tích hợp liên môn cho các môn học, nhóm môn ở các trường phổ thông nói chung và đối với môn khoa học tự nhiên nói chung. Vì vậy Hiệu trưởng cần xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thực hiện quy trình phát triển chương trình môn KHTN, nội dung hướng dẫn phải thể hiện rõ các nội dung sau đây.

Quy trình xây dựng một chủ đề tích hợp liên môn gồm các bước: Bước 1: Nghiên cứu lí luận về dạy học tích hợp.

Bước 2: Phân tích chương trình, sách giáo khoa môn KHTN để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau trong các môn Vật Lý, Hóa học, Sinh học và cả khoa học trái đất, những nội dung đó có gắn kết chặt chẽ tự nhiên với nhau trong các môn học của chương trình, hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa phương, đất nước và có thể là những vấn đề nóng đang được quan tâm của toàn cầu để xây dựng chủ đề/bài học tích hợp.

Bước 3: Xác định chủ đề tích hợp, bao gồm tên bài học và lĩnh vực thuộc môn học nào, đóng góp của các môn đó vào bài học. Dự kiến thời gian cho chủ đề tích hợp.

Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng năng lực hình thành và phát triển cho HS.

Bước 5: Xây dựng các nội dung chính trong bài học tích hợp. Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp.

Bước 6: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng và các hướng dẫn về nguồn tài liệu bổ trợ, các phương tiện kĩ thuật cho HS thực hiện nội dung các chủ đề tích hợp.

Bước 7: Xây dựng các tiêu chí đánh giá nội dung các chủ đề tích hợp đã xây dựng và tính hiệu quả của chúng trong việc hình thành và phát triển năng lực cho HS trong dạy học. Đề xuất các cải tiến cho phù hợp với thực tế.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí