Tăng Cường Kiểm Tra, Giám Sát Việc Phát Triển Chương Trình Môn Khoa Học Tự Nhiên

Khi đã xây dựng được các chủ đề tích hợp, liên môn có chất lượng cao thì công tác tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn Trên cơ sở nội dung các chủ đề tích hợp liên môn đã xây dựng có ý nghĩa quyết định kết quả đưa các chủ đề tích hợp, liên môn vào chương trình môn khoa học tự nhiên nói riêng và tổ chức các hoạt động giáo dục ở nhà trường nói chung.

Hiệu trưởng cần xây dựng văn bản hướng dẫn chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên triển khai hoạt động dạy học các chủ đề tích hợp liên môn Trên cơ sở nội dung các chủ đề tích hợp liên môn đã xây dựng và hướng dẫn GV tiến hành tổ chức dạy học theo qui trình gồm 3 bước sau đây:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề: Sử dụng nội dung chủ đề đã xây dựng, kết hợp với một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực của HS.

Bước 2: Thiết kế tiến trình dạy học: Bao gồm các bước để thực hiện kế hoạch dạy học.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch dạy học các chủ đề theo các tiến trình đã thiết kế.

Bước 4: Đánh giá theo các tiêu chí về năng lực cần hình thành và điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng HS và đặc điểm vùng miền, …

Trên cơ sở kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn gắn với thực tiễn đời sống trong phát triển và quy trình tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn trên cơ sở nội dung các chủ đề tích hợp liên môn đã xây dựng, Hiệu trưởng nhà trường xây dựng văn bản hướng dẫn chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên lựa chọn các phương pháp, biện pháp kỹ thuật dạy học các chủ đề tích hợp liên môn theo từng khối lớp. Đồng thời thường xuyên thu thông tin phản hồi từ phái học sinh để điều chỉnh quá trình phát triển chương trình môn KHTN.

Hiệu trưởng xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện đánh giá kết quả học tập môn KHTN theo định hướng năng lực: Hướng dẫn xây dựng chuẩn đánh

giá, công cụ đánh giá, quy trình đánh giá, phương pháp và hình thức đánh giá, phản hồi thông tin.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt biện pháp này thì điều kiện cần thiết và quan trọng nhất là quyết tâm, sự đồng thuận của tập thể giáo viên nhà trường. Đây là nội dung mới, có nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện nên cố gắng, quyết tâm của đội ngũ giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng.

Giáo viên KHTN cần được tăng cường năng lực chuyên môn, kiến thức liên môn, kiến thức thực tế. Để xây dựng được các chủ đề liên môn đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức liên môn, kiến thức thực tế trong cả khâu xây dựng và tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh khi tham gia học tập các chủ đề tích hợp, liên môn.

3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường nói chung và thực hiện chương trình môn khoa học tự nhiên đúng quy định chuyên môn, đạt được mục tiêu đề ra.

Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát bồi dưỡng, nâng cao năng lực phát triển và thực hiện chương trình cho tổ chuyên môn, giáo viên các trường THCS.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện

Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh ngay cả tác động quản lý của chủ thể quản lý. Trong quản lý thực hiện kế hoạch giáo dục cùa nhà trường nói chung và thực hiện phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên nói riêng, kiểm tra, giám sát là một chức năng rất quan trọng, giúp chủ thể quản lý có thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn tiến công việc trong tổ chức, từ đó có

những tác động quản lý thích hợp và điều chỉnh quá trình phát triển chương trình môn KHTN một cách hiệu quả.

Để tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và thực hiện phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên, Hiệu trưởng tăng cường làm tốt các nội dung sau:

- Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, thực hiện chương trình môn KHTN, xây dựng tiêu chí đánh giá việc thiết kế, tổ chức thực hiện chương trình môn KHTN đạt yêu cầu và xếp loại bài học theo các mức độ.

Nghiên cứu xây dựng công cụ đánh giá: Công cụ đánh giá hoạt động rà soát phân tích chương trình môn Vật lý, Hóa học, Sinh học để xác định các chủ đề liên môn; Công cụ đánh giá giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn KHTN; công cụ đánh giá giờ dạy tích hợp.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình, soạn, giảng, dự giờ, thao giảng của giáo viên.

- Kiểm tra, đánh giá công tác sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học của tổ chuyên môn trong thực hiện chương trình môn khoa học tự nhiên

- Kiêm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT, sử dụng trang thiết bị dạy học trong triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục, thực hiện chương trình môn học.

- Kiểm tra việc thẩm định đề kiểm tra của tổ chuyên môn, công tác tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh của giáo viên, tổ chuyên môn.

- Kiểm tra công tác rà soát, điều chỉnh chương trình của tổ chuyên môn, giáo viên.

- Sử dụng kết quả đánh giá công tác triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, triển khai thực hiện chương trình các môn học trong xét thi đua, khen thưởng của tập thể, cá nhân

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình giáo dục của tổ chuyên môn, giáo viên cần kết hợp tốt công tác kiểm tra, giám

sát của Hiệu trưởng, lãnh đạo nhà trường với các tổ chuyên môn, đoàn thể trong nhà trường. Tăng cường công tác tư vấn hỗ trợ giáo viên trong thực hiện kiểm tra, đánh giá các hoạt động chuyên môn của giáo viên.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường cần dựng được các công cụ giám sát việc thực hiện chương trình giáo dục của tổ chuyên môn, giáo viên.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Sáu biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai mà luận văn đưa ra xuất phát từ thực tiễn hoạt động xây dựng kế hoạch nhà trường, phát triển chương trình các môn học ở các trường THCS thành phố Lào Cai. Mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Giữa các biện pháp có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiên đề, cơ sở cho biện pháp kia, chúng tương tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Sơ đồ 3 1 Mối quan hệ giữa các biện pháp Với đặc điểm công tác xây dựng 1

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Với đặc điểm công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, phát triển chương trình môn học là nội dung khó, cán bộ quản lí, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai, thực hiện. Đặc biệt đối với môn khoa học tự nhiên là môn học tổ hợp từ 3 môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành. Môn khoa học tự nhiên có nhiều nội dung khó, nhiều nội dung liên môn và gắn liền với thực tiễn. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên hiện nay chưa được đào tạo liên môn mà chỉ được đào tạo từng môn riêng biệt hoặc tổ hợp các môn nên công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực phát triển chương trình cho đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng. Biện pháp “Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy khoa học Tự nhiên về phát triển chương trình môn học” được thực hiện tốt sẽ giúp các biện pháp khác phát huy hiệu quả.

Để phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên phù hợp với sự phát triển của khọc học công nghệ, đáp ứng yêu cầu thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0; đưa những hình thức giáo dục mới vào trong xây dựng và thực hiện chương trình thì biện pháp “Huy động các nguồn lực để phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên” có vai trò quan trọng. Nếu thiếu các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực thì không thể triển khai được những nội dung đổi mới, tiên tiến vào chương trình các môn học của nhà trường.

Để hoạt động xây dựng kế hoạch nhà trường, phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên phát huy hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THCS thì biện pháp “Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình giáo dục của tổ chuyên môn, giáo viên” không thể thiếu để hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên được triển khai một cách thực chất, hiệu quả.

Tuy nhiên các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi khai thác triệt để được thế mạnh của từng biện pháp, biết linh hoạt khi sử dụng phù hợp vào từng thời điểm, từng nội dung và từng đối tượng. Những biện pháp

đưa ra qua nghiên cứu thực tế sẽ có ý nghĩa đóng góp bổ sung cho công tác nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục.

Dựa vào đặc điểm điều kiện của từng địa phương, của từng nhà trường mà người quản lý giáo dục có thể tham khảo, bổ sung và phát triển tìm ra những nội dung phù hợp cho mình trong quản lí phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên cũng như trong xây dựng kế hoạch nhà trường ở từng đơn vị.

3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của 6 biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai được đề xuất, tác giả tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia bao gồm: Cán bộ Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai, cán bộ quản lý và Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán của các trường THCS thành phố Lào Cai gồm 125 người, bao gồm:

- Cán bộ Phòng GD&ĐT TP Lào Cai: 6 người

- Hiệu trưởng trường THCS thành phố Lào Cai: 15 người

- Phó Hiệu trưởng trường THCS thành phố Lào Cai: 15 người

- Tổ trưởng chuyên môn tự nhiên, (lí, sinh, hóa) 15 người

- Giáo viên cốt cán, giáo viên có chuyên môn khoa học tự nhiên: 74 người Kết quả thu được như sau:

3.4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết

Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai


TT


Các biện pháp

Rất cần thiết


Cần thiết

Không

cần thiết

T.số khách thể

Tổng số điểm


XTB


Thứ bậc

SL

Đ

SL

Đ

SL

Đ


1

Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về phát triển chương trình

môn KHTN


85


255


39


78


1


1


125


334


2.67


4


2

Lập kế hoạch phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển

năng lực học sinh


95


285


25


50


5


5


125


340


2.72


3


3

Huy động các nguồn lực để phát triển chương trình

môn khoa học Tự nhiên


81


243


39


78


5


5


125


326


2.61


6


4

Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy khoa học Tự nhiên về phát triển chương trình môn

học


105


315


20


40


0


0


125


355


2.84


1


5

Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phát triển chương trình

môn KHTN


94


282


30


60


1


1


125


343


2.74


2


6

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phát triển

chương trình môn KHTN


86


258


35


70


4


4


125


332


2.66


5


Trung bình









2.71


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3 1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp Nhận 2

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp


Nhận xét:

Kết quả khảo sát Bảng 3.1 cho thấy, các biện pháp đều được đánh giá là rất cần thiết cần thiết; Với điểm trung bình Y = 2.71 cho thấy, các biện pháp đề xuất nêu trên là cấp thiết. Tuy nhiên, mức độ cấp thiết của các biện pháp là không đồng đều. Trong khi biện pháp 4 (Y= 2.84) và biện pháp 5 (Y= 2.74) được cho là rất cấp thiết, thì biện pháp 3 “Huy động các nguồn lực để phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên” chỉ là tương đối cần thiết (Y= 2.61); Như vậy theo kết quả khảo sát thì biện pháp cần thiết nhất đối với công tác phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai hiện nay là “Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy khoa học Tự nhiên về phát triển chương trình môn học”. Kết quả này phù hợp với dự báo và phân tích của tác giả.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí