Ngôi Kể Trong Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Tư – Những Vấn Đề Cần Bàn Luận


tía anh” [83, tr.30]. Hay trong Có con thuyền đã buông bờ…, người kể chuyện ngôi ba đứng ở một nơi nào đó khá gần với nhân vật mà quan sát, phân tích, thấu hiểu từng hành động, cử chỉ, thái độ của nhân vật: “Bế cũng cười, thấy lưng mỏi rã ra, vì đã phải dựng lên lâu quá, cô muốn thả nó trôi xuôi. Nhưng như vậy thì cô sẽ không có cái dáng dấp thong dong thành thị, cô lại ưỡn ngực và thẳng lưng lên. Bế giữ cái dáng đi mà cô cho là sang trọng, đủng đa đủng đỉnh ngược hết chợ rồi lại quay xuống. Cô ngơ ngác nghiêng ngó, đâm sầm vào vài người trước mặt mình” [86, tr.37]. Người kể chuyện có vị trí quan sát ở bên ngoài thế giới nhân vật, người kể chuyện không kể theo điểm nhìn của một nhân vật nào cả mà kể theo điểm nhìn của chính mình. Theo quan niệm của Booth và những người cùng quan niệm thì chỉ người kể chuyện trong trường hợp này mới được gọi là người kể chuyện hàm ẩn. Nhưng chính ở đây thì W. Booth và nhiều người khác đã nhầm vì các tác giả chưa phân biệt rõ ràng chủ thể quan sát và chủ thể lời nói nên đã đồng nhất người phản ánh với người kể lại những hành vi của người phản ánh đó. Mà thực tế thì đây chỉ là một trường hợp của người kể chuyện hàm ẩn.

Trong những truyện có người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn nhân vật, người kể chuyện đã khéo léo trao cho nhân vật nhiệm vụ kể chuyện. Ở đây, người kể chuyện đã hòa vào nhân vật đến mức ta khó phân biệt được giọng kể của người kể chuyện với giọng kể của nhân vật. Và thường thì chỉ nhận thấy giọng nhân vật, giọng nhân vật nổi trội hơn. Chẳng hạn như trong Biển người mênh mông, người kể chuyện đã tựa vào hành động của nhân vật Phi để kể: “nắm tay đỡ ông dậy, xốc ông lên vai như xốc một đứa bé lên mười”, “Phi đi bắt rắn mối cho nó ăn”, “Phi giở cửa lồng, con bìm bịp đập cánh xao xác”… Người kể chuyện quan sát và cảm nhận theo cảm nhận của Phi: “Má cũng hay về thăm Phi, thường là về một mình. Tất bật, vội vã, không làm gì cũng vội vã”, “Ba Phi thì hội họp, công tác liên miên, Phi ít gặp.


Ông thay đổi nhiều, tướng tá, diện mạo, tác phong nhưng gặp Phi, cái nhìn vẫn như xưa, lạnh lẽo, chua chát, lại như giễu cợt đắng cay. Mà, ba thì dứa khoát không nhìn con như vậy”… Trước hết Phi là nhân vật hành động, là chủ thể của hành động được kể lại, là chủ ngữ trong câu, anh thuộc về hiện thực được nói đến. Nhưng mặt khác, đọc tác phẩm này ta thấy xuyên suốt truyện Phi cũng không phải là người kể chuyện xưng bằng tên riêng mà có một người nào đó nữa đang kể về Phi, kể về các nhân vật khác trong truyện. Như vậy khi nói về câu chuyện của Phi trong mối quan hệ với ba má, với ông già Sáu Đèo thì phải có một người khác làm công việc ghi biên bản, kể lại những điều đó. Người ghi lại biên bản trong trường hợp này không ai khác chính là người kể hàm ẩn. Người kể chuyện đã ẩn đi, đứng đằng sau nhân vật và các sự kiện để kể bằng cách đẩy nhân vật ra mắt độc giả. Và vì thế, trước mắt độc giả không thấy người nói, chỉ thấy hiện thực được trình bày. Chuyện của Điệp, người kể chuyện hàm ẩn đã tựa vào điểm nhìn của nhân vật Điệp để kể chuyện. Có như vậy, anh ta mới dễ dàng thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật: “Điệp thấy ngoại rớt nước mắt. Từ đó về sau Điệp luôn nói nhớ má, nhớ má quá. Má lâu lâu mới về một lần. Có khi về có bầu, có khi về ẵm theo em bé. Điệp đi đoàn, ít gặp má. Thôi không nhắc má nữa. Điệp thờ ơ, coi như đó là một cách hành hạ má. Nghĩ cũng lạ, ở đời người ta tưởng đâu chửi mắng xâu xé nhau là mất tình. Lợt lạt nhau thì cũng có tình gì đâu” [88, tr.52- 53]. Hay trong truyện Nước chảy mây trôi, người kể chuyện hàm ẩn cũng đã mượn giọng của một nhân vật trong truyện để kể - nhân vật Diệp. “Hôm trước ngày đi Đất Mới khai giảng niên học mới, Diệp chở mẹ đi nhổ răng. Trên đường về, Diệp nghe nước mắt mẹ rớt trên lưng mình. Mẹ than buồn, vì miệng còn ngậm bông gòn nên giọng mẹ bệu bạo (hay tại khóc?), mẹ nói không biết thầy Nhiên có chê mẹ già không. Diệp biết mẹ nói không thất, mẹ


khóc vì mai này mẹ đã xa Diệp mất rồi, chứ hai mẹ con Diệp hiểu thấu tới đáy lòng, thầy Nhiên không phải là người coi trọng mấy chuyện lặt vặt đó (…). Bữa cơm nào ba cũng tự tay rửa rau, dù mẹ rửa rồi, ba cũng phải rửa lại (Diệp ngờ rằng, tình yêu của mẹ đã mất mát từ chuyện ấy, đến rửa rau mà cũng không tin nhau). Ba không ăn ở quán vỉa hè, cự tuyệt những món ăn như mắm, ba nói ăn vậy là không vệ sinh. Ba buộc mẹ mỗi tuần phải nấu sáu bữa canh bí đỏ, để Diệp ăn cho thông minh, học giỏi, nối nghiệp ba. Nhưng Diệp chỉ thích làm cô giáo. Một cô giáo sẽ không vì đám học trò ngỗ nghịch mà nguôi đi lòng thương yêu, không vì danh hiệu thi đua này nọ mà nguôi đi tâm huyết của mình. Giống như thầy Nhiên vậy” [88, tr.133-136]. Từ điểm nhìn của Diệp, ta hình dung mối quan hệ giữa những nhân vật trong truyện kể với nhau như thế nào: mẹ, bố Diệp, thầy Nhiên là được nhìn từ Diệp, trong mối quan hệ với Diệp. Với kiểu kể này, người kể chuyện đã dễ dàng nắm bắt được đời sống nội tâm của các nhân vật, dễ dàng hòa vào cái gia đình của Diệp và đặt từng thành viên của gia đình ấy trước độc giả mà không cần một lời giới thiệu nào. Kiểu kể này còn tạo nên ở người đọc những cảm giác trực tiếp, gần gũi với thế giới nhân vật khiến chúng ta không có cảm giác đang nghe kể mà là đang được chứng kiến trực tiếp câu chuyện của gia đình Diệp.

2.1.4. Ngôi kể trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – những vấn đề cần bàn luận

Người kể chuyện là một nhân vật trong tác phẩm văn học tự sự. Tác giả đã sáng tạo ra nhân vật này cũng như đã sáng tạo ra các nhân vật khác trong truyện. Nhưng khác với các nhân vật khác, nhân vật người kể chuyện được tác giả trao cho nhiệm vụ (chức năng) đặc biệt là kể lại câu chuyện, hoặc tổ chức để câu chuyện được kể ra, sao cho tác phẩm văn học trở thành một chỉnh thể thẩm mĩ, thống nhất, toàn vẹn. Về ngôi thứ kể của người kể chuyện ta thường gặp người kể chuyện ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, rất ít khi tồn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

tại người kể chuyện ngôi hai. Truyện ngắn của nữ nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư cũng theo lẽ thường này như chúng tôi vừa trình bày, phân tích, dẫn giải ở trên.

Nhưng một số truyện của Nguyễn Ngọc Tư, ngôi kể trong truyện có điểm khá riêng biệt so với các tác giả văn xuôi khác trong quá khứ cũng như hiện tại. Chúng tôi chưa định danh (gọi tên) được hiện tượng này, nên bước đầu xin được nêu lên là: Thông thường trong mọi tác phẩm văn học tự sự bao giờ cũng có người kể chuyện tồn tại ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Dù cho người kể chuyện có để cho một vài nhân vật khác kể những khúc, đoạn, thậm chí kể toàn bộ câu chuyện, thì người kể chuyện vẫn hiện diện với vai trò là nhân vật bao quát, chỉ đạo toàn bộ truyện kể. Chính vì vậy, trong lí thuyết về tự sự học cũng như thực tiễn của việc nghiên cứu phê bình văn học (dựa vào tự sự học) người nghiên cứu đã xác định một cách rành rọt ngôi kể trong một tác phẩm là ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.

Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 7

Nhưng ở một số truyện của Nguyễn Ngọc Tư, sự thể không diễn ra như vậy.

Một chuyện hẹn hò, 10 trang đầu của truyện do người kể chuyện ẩn danh (ngôi thứ ba) kể câu chuyện hẹn hò của một người phụ nữ với một người đàn ông theo điểm nhìn, lời lẽ, giọng điệu của một nhân vật trong truyện (Cóc). Họ là những cư dân ven biển, người phụ nữ đã chèo thuyền ra cái chòi ở đầm ven biển – nơi nuôi thả hải sản trong thời điểm cơn bão sắp ập về:

“Cóc không thể kể tiếp, bởi vì nó phải lấy tay che mắt. Không thể kể, bởi kể ra người ta sẽ phát hiện ra nó đang dòm lén qua kẽ tay, sẽ phát hiện ra Cóc cũng giống như những kẻ tầm thường (…), nó phát hiện ra chuyện không may. Xuồng trôi. Cả hai chiếc đều tuột dây (…). Cóc hoảng hồn, nhảy chồm lên, kêu “Xuồng trôi kìa! Xuồng trôi mất tiêu kìa!” [85, tr.110].

Lúc người phụ nữ giật mình thức dậy chị hoảng hồn kêu lên từng tiếng: “ - Trời ơi! Anh! Ai lấy xuồng mình rồi. Mất hết rồi.

Cóc mắc cười, mưa bão như vầy ai mà mò ra giữa đầm lấy xuồng. Nó trôi rồi bà chị ơi. Tui kêu rã họng, mấy người không nghe, ráng chịu…” [85, tr.110].


Ngay sau 10 trang là 8 dòng kết thúc truyện:

“Những ngày sau bão, tôi thường một mình ra Đầm Sầu, tôi tự hỏi cơn gió nào đã hắt mẹ tôi khỏi xuồng, và nơi nào mẹ ngã xuống, nơi nào mẹ bị bão lấp vùi? Không đánh dấu được vào nước, tôi khắc lên be xuồng, gần lái, chỗ mẹ hay ngồi bơi. Một lần, ghé lại căn chòi hoang, tôi thấy con Cóc đang nhìn mình, như khóc. Hay vì tôi đang khóc, nên nghĩ vậy…” [85, tr.116].

Đại từ “tôi” đã xuất hiện rành rẽ nên 8 dòng cuối của truyện được kể bởi người kể chuyện ngôi thứ nhất. Vì vậy không thể xác định Một chuyện hẹn hò có ngôi kể ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba mà ngôi kể của truyện phải là cả ngôi thứ nhất cả ngôi thứ ba. 10 trang đầu có người kể ẩn danh ngôi ba còn 8 dòng văn bản cuối của truyện là ngôi kể thứ nhất. Không có một người kể chuyện duy nhất, thống nhất, đủ sức bao quát cả đoạn văn trong văn bản vừa nêu trên.

Cánh đồng bất tận, trong 56 trang đầu của truyện được kể với người kể chuyện xưng tôi – một nhân vật trong truyện (người con gái tên Nương). Mở đầu truyện ta biết được một số thông tin: “Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này (…). Cha tôi tháo cái khung tre chắn dưới sàn ghe (…). Tôi bưng cái cà ràng lên bờ nhóm củi” [83, tr.163- 164]. Cứ thế, xuyên suốt 56 trang, câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất.

Nhưng đến 18 dòng kết thúc truyện, ta đọc được như sau: “…Mặt trời le lói ánh sáng trở lại khi trên đồng chỉ còn hai thân thể nhàu nhừ. Ai đó vãi từng chùm chim én lên cao, chúng cố trao liệng để khỏi phải rơi như lá. Người cha cởi cái áo trên người để đắp lên đứa con gái. Ông ta bò quanh nó, tìm bất cứ cái gì để có thể che cơ thể nó dưới mặt trời. Dường như đứa con gái đang chết, chỉ đôi mắt là rưng rức chớp mở không thôi. Câu đầu tiên nó hỏi:


- Không biết con bị có con không, hả cha?

Nó hơi sợ hãi. Cảm giác một cái gì, nhỏ xíu nhưng lanh lợi như con loăng quăng đang ngụp lặn trong nó. Đứa con gái thoáng nghĩ, rớt nước mắt, trời ơi, có thể mình sẽ sinh con. Nhưng nó chấp nhận việc ấy, dù phũ phàng (với nó, chấp nhận cũng là một thói quen).

Đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường… Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn” [83, tr.218].

18 dòng này của văn bản này là lời kể của người kể chuyện ẩn danh ngôi thứ ba. Và điều đó có nghĩa là không thể khẳng định mà không đính chính, không cần giải thích thêm ngôi kể của Cánh đồng bất tận là ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba (chỉ được chọn một trong hai ngôi vừa nêu).

Truyện Nước như nước mắt cũng có hiện tượng tương tự. Trong 21 trang đầu của truyện được kể bởi một người kể chuyện hàm ẩn ngôi thứ ba. Người kể chuyện ngôi ba kể về cuộc đời của Sáo: lấy chồng rồi chồng Sáo bị người ta hại chết, Sáo tìm cách trả thù cho chồng nhưng kẻ thù của Sáo lại chính là người yêu cô và người đó vẫn chờ đợi cô suốt bảy năm. Ở đây, người kể chuyện đã ẩn đi, đứng đằng sau nhân vật và các sự kiện được kể.

Nhưng ở đoạn cuối (3 dòng) của truyện ta bắt gặp một người kể xuất hiện trực tiếp xưng “tôi”: “… Đoạn, có người hỏi rồi hai đứa đó ra sao. Tôi không biết, tôi đâu có lội theo chi. Thấy đi thì biết đã đi, vậy thôi” [86, tr.30].

Với sự xuất hiện của hai người kể chuyện với hai ngôi kể (người kể chuyện ngôi thứ nhất trong 21 trang đầu truyện và người kể chuyện ngôi thứ ba ở 3 dòng cuối) thì truyện ngắn Nước như nước mắt không có một người kể chuyện duy nhất và như vậy cũng không có người kể chuyện với một ngôi kể duy nhất.


Qua việc khảo sát vừa nêu trên chúng tôi thấy ở một số truyện của Nguyễn Ngọc Tư, ngôi kể của người kể chuyện không hiện diện duy nhất. Nói cách khác, một số truyện của chị không có một người kể chuyện duy nhất, bao quát, quán xuyến, thống trị toàn bộ truyện kể bởi trong truyện đã tồn tại hai ngôi kể cả ngôi thứ nhất và cả ngôi thứ ba. Hai ngôi kể này có vai trò, chức năng ngang quyền nhau.

2.2. Một số loại hình người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Nếu dựa theo những tiêu chí khác nhau ta sẽ có những cách phân loại khác nhau về loại hình người kể chuyện. Dựa vào mối quan hệ giữa người kể chuyện và người đọc ta có người kể chuyện không đáng tin cậy và người kể chuyện đáng tin cậy; dựa vào thái độ của người kể chuyện đối với cái được kể ta có người kể chuyện khách quan và người kể chuyện chủ quan… Trong luận văn này chúng tôi dựa trên tiêu chí điểm nhìn để chia người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thành các loại hình: người kể chuyện kể theo điểm nhìn hạn chế - điểm nhìn của nhân vật và người kể chuyện kể theo điểm nhìn toàn tri – người kể chuyện kể theo điểm nhìn biết hết.

2.2.1. Người kể chuyện kể theo điểm nhìn hạn chế

* Đây là trường hợp người kể chuyện hạn chế điểm nhìn tự sự của mình và điểm nhìn của nhân vật, anh ta thâm nhập vào cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật, nhìn thế giới theo con mắt của nhân vật. G.Genette gọi đây là “người kể chuyện kể với tiêu cự bên trong” còn Todorov gọi là “người kể chuyện bằng nhân vật”. Trong trường hợp này, khoảng cách giữa nhân vật và người kể chuyện dường như không còn, nhân vật không còn điều gì bí ẩn đối với người kể chuyện. Người kể chuyện có khả năng am hiểu sâu sắc mọi uẩn khúc trong tâm hồn nhân vật.

Hầu hết truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, người kể chuyện kể theo điểm nhìn hạn chế là người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba từ bên ngoài nhưng lại tựa vào điểm nhìn nhân vật để kể, tạo thành hình thức tự sự đa chủ thể.


Có tác phẩm, người kể chuyện hàm ẩn hầu như chỉ tựa vào điểm nhìn của một nhân vật. Một chuyện hẹn hò, trong 10 trang đầu người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba từ bên ngoài tựa vào điểm nhìn nhân vật để kể - đó là nhân vật con Cóc. Người kể chuyện đã trao quyền kể chuyện cho Cóc để cho Cóc tự bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình về sự kiện mà Cóc đã chứng kiến. Đó là cảm nhận của Cóc về cơn mưa bão đã tới trên Đầm Sầu: “Mưa rồi. Không phải là thứ mưa nhão, ướt, đẫm nước, dịu dàng mà Cóc từng quen thuộc, có cảm giác mưa hơi rát, trơ như một tiếng cười khan” [85, tr.105]. Là những suy nghĩ của Cóc khi chứng kiến một câu chuyện hẹn hò lén lút, vụng trộm giữa một người phụ nữ và một người đàn ông: “Họ ra đây từ lúc xế chiều, khi trời vẫn còn một chùm nắng héo. Như thể họ tình cờ đi ngang qua căn chòi hoang này, tình cờ thấy người quen và ghé lại” [85, tr.106]. Là sự nghẹn ngào, xót xa, day dứt của Cóc khi nhớ lại cảm giác cuộc hẹn hò lén lút như thế này mà Cóc từng trải qua: “Cóc cũng đã từng hẹn hò nên Cóc biết. Nó bao gồm một chuỗi thua cuộc liên tục, mới đầu là sự choáng váng khi gặp gỡ, ra về, cảm giác thất bại sẽ đau nghiến lòng người ta, mắc mớ gì mà mình lại xao động dữ vậy cà, mình đâu có được xao động, mình đã không còn quyền xao động. Những lần gặp sau thương nhớ sẽ thít chặt hơn… Đi, rồi sao nữa, ngày mai, tương lai?… Cóc đã từng hẹn hò nên Cóc biết. Nặng nề, thương tổn” [85, tr.107]. Là niềm đồng cảm, thương cảm của Cóc đối với người phụ nữ kia: “Cóc muốn khóc, tội cho cái cảnh tận cùng tuyệt vọng của chị. Và tận cùng cô đơn, dù người đàn ông kia có lại siết chị vào lòng. Cóc mà là anh ta, Cóc chỉ ngồi im lặng, nghe câu chuyện của một người bạn nào đó, nghe cái giọng dửng dưng nhưng che tiếng tim người đang nhói” [85, tr.114]. Chính nhờ việc tựa vào điểm nhìn của Cóc nên người kể chuyện đã tái hiện một cách chân thực những suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc chân thực, miên man của Cóc. Nhưng có lúc người kể chuyện đã bộc lộ điểm nhìn hạn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023