Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Chương Trình Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Thành Phố

Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển chương trình môn KHTN đạt 1.36 xếp thứ 8.

Phỏng vấn CBQL trường THCS Lý Tự Trọng chúng tôi được biết, CBQL nhà trường còn đang lúng túng khi triển khai nội dung này nên khi kiểm tra, đánh giá nhà trường rất bỡ ngỡ. Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn về giảng dạy các môn KHTN và hỗ sơ quản lý, chúng tôi thấy các trường THCS chưa thể hiện một cách sâu sắc trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển chương trình môn KHTN ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Sử dụng phiếu hỏi phần phụ lục 2 để khảo sát trên 49 cán bộ quản lý trường THCS, chúng tôi thu được kết quả ghi ở bảng 2.13.

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai‌‌


TT


Yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

Ảnh hưởng lớn

(%)

Có ảnh hưởng (%)

Ít ảnh

hưởng (%)

Không ảnh hưởng

(%)


1

Sự phát triển của KHCN, xu thế hội nhập và đổi mới giáo dục trên thế giới và trong

nước


85,2


11,1


3,7


0

2

Quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi

mới giáo dục và đào tạo

86,7

10,8

2,5

0

3

Môi trường KT, VH, CT xã hội của địa

phương

68,7

17,2

14,1

0

4

Sự quan tâm của các lực lượng giáo dục

ngoài nhà trường

87,5

11,6

0,9

0

5

Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, trang

thiết bị của các trường THCS

70,5

22,7

6,8

0


6

Nhận thức và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên các

trường THCS


89,2


10,1


0,7


0


7

Nhận thức và năng lực phát triển chương trình môn KHTN của CBQL, giáo viên ở

các trường THCS


91,1


6,3


2,6


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 9

Từ số liệu thống kê ở bảng 2.13. cho thấy, những người được hỏi đều khẳng định các yếu tố sau: Sự phát triển của KHCN, xu thế hội nhập và đổi mới giáo dục trên thế giới và trong nước; Quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo; Sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp của cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường; Nhận thức và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên các trường THCS; Nhận thức và năng lực đánh giá phát triển chương trình môn học của CBQL, giáo viên giảng dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS; Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường THCS, có ảnh hưởng lớn đến quản lí phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Tất cả những người được hỏi đều khẳng định các yếu tố trên có hưởng hưởng ở mức độ cao (từ 68,7% trở lên), cho rằng các yếu tố trên “có ảnh hưởng lớn” đến quản lí phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai. Trong đó, yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đến quản lí phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai là Nhận thức và năng lực phát triển chương trình môn học của CBQL, giáo viên môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động quản lý phát triển chương trình môn KHTN.

Yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ 2 là nhận thức và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên các trường THCS.

2.6. Đánh giá chung thực trạng về phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Đánh giá chung:

Qua phân tích thực trạng về phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai có thể đi đến kết luận sau đây:

2.6.1. Ưu điểm

Đa số cán bộ quản lý và giáo viên trường THCS của thành phổ Lào Cai đã có nhận thức tương đối đúng về phát triển chương trình môn KHTN.

Một bộ phận giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường đã biết cách xác định mục tiêu tổng thể cả chương trình môn khoa học tự nhiên cấp THCS, từ đó xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn.

Thành phố Lào Cai đã và đang triển khai thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) vì vậy nhiều giáo viên biết cách xây dựng và phát triển chương trình dạy học, lựa chọn hình thức dạy học hợp lý đối; Giáo viên đã có thói quen đối chiếu, so sánh chương trình thực hiện của nhà trường với chương trình hiện hành, với yêu cầu sự phát triển của khoa học công nghệ và yêu cầu thực tiễn của đất nước, địa phương.

Công tác lập kế hoạch phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên của các trường đã đạt một số kết quả nhất định: các trường đã xây dựng kế hoạch cấu trúc, sắp xếp, bổ sung nhiều nội dung dạy học vào chương trình môn khoa học tự nhiên ở các khối lớp phù hợp với điều kiện nhà trường, năng lực học sinh và yệu cầu thực tiễn của địa phương. Đồng thời đã xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp theo chủ đề liên môn, nội môn; trải nghiệm thực tiễn cuộc sống của học sinh THCS. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng năng lực học sinh.

Các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã xây dựng được các bước tổ chức thực hiện chương trình môn Khoa học tự nhiên đó là: Tổ chức đánh giá chương trình môn KHTN; Tổ chức thực hiện chương trình môn KHTN; Huy động mọi nguồn lực phát triển chương trình môn KHTN

2.6.2. Hạn chế

Còn có cán bộ quản lý và giáo viên THCS có nhận thức rằng phát triển chương trình môn KHTN là thực hiện theo yêu cầu của Bộ Giáo dục - Đào tạo không thuộc trách nhiệm của nhà trường và giáo viên.

Giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện xác định mục tiêu dạy học chủ đề liên môn khoa học tự nhiên: Việc xác định mục tiêu chung của cả chương trình môn khoa học tự nhiên và từng chủ đề; Việc cấu trúc lại chương trình, xây dựng mục tiêu cho từng bài dạy, từng chủ đề.

Nhiều giáo viên thực hiện tổ chức giảng dạy theo kế hoạch cứng có sẵn được xây dựng từ Bộ GD&DDT, Sở GD&ĐT thống nhất toàn tỉnh chưa có sự điều chỉnh, cấu trúc lại.

Hoạt động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện phát triển môn khoa học tự nhiên chưa được chú trọng quan tâm đầu tư vì vậy trong quá trình tổ chức thực hiện nhiều trường còn lúng túng, thụ động, kiểm soát không chặt chẽ.

Việc chỉ đạo, hướng dẫn cách xác định mục tiêu và chuẩn đầu ra của chủ đề dạy học tích hợp liên môn, chương trình các môn học, các hoạt động giáo dục; công tác hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá còn chưa cao. Công tác chỉ đạo thực hiện ở các nhà trường còn gặp nhiều khó khăn bất cập xuất phát từ kinh nghiệm, nhận thức, năng lực của đội ngũ CBQL, GV, cơ sở vật chất ...

Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển chương trình các môn KHTN ở các trường THCS thành phố Lào Cai chưa được triển khai thực hiện tốt

* Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân tác động tới quản lý hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, đó là:

Cán bộ quản lý, giáo viên còn ngại đổi mới, ngại tư duy chông chờ ỷ lại vào chương trình kế hoạch dạy học có sẵn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế về năng lực phát triển chương trình nói chung và chương trình môn Khoa học tự nhiên nói riêng.

Công tác phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên nói riêng trong các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai chưa được Hiệu trưởng, giáo viên các trường thực hiện theo quy trình quản lý hợp lý từ khâu xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, kiểm tra và đánh giá.

Việc phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên trong trường THCS phục thuộc nhiều yếu tố tác động khách quan mang tính thời sự như: Sự phát triển của KHCN, xu thế hội nhập và đổi mới giáo dục trên thế giới và trong nước; Quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo; Sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp của cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường; Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường THCS, có ảnh hưởng lớn đến quản lí phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai là cơ sở thực tế quan trọng để tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai nói riêng và công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường nói chung.

Dựa trên kết quả điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai có thể thấy hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai được thực hiện đạt ở mức độ trung bình và mức độ khá, tuy nhiên có một số nội dung còn hạn chế.

Công tác quản lí hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã được triển khai tuy nhiên chưa được thực hiện tốt ở một số khâu, đặc biệt là công tác chỉ đạo thực hiện và công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện phát triển chương trình môn KHTN ở các trường THCS. Việc triển khai hoạt động phát triển chương trình môn KHTN chưa đồng đều giữa các trường, nguyên nhân do hạn chế về năng lực phát triển chương trình môn học, do nhận thức chưa đầy đủ về phát triển chương trình, chưa có chế tài mang tính pháp lý cho nội dung thực hiện; các lực lượng giáo dục chưa có sự phối hợp một cách hiệu quả. Vì vậy Hiệu trưởng các nhà trường cần tiến hành các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Việc nghiên cứu thực trạng ở thành phố Lào Cai nêu trên đã phần nào làm sáng tỏ những mặt mạnh, mặt yếu cũng như những tồn tại, hạn chế và

nguyên nhân chủ quan, những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, trong đó có trách nhiệm của Hiệu trưởng các nhà trường. Đây là một cơ sở thực tiễn quan trọng dẫn đến việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ở Chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI


3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp đề xuất phải hướng tới mục tiêu thực hiện có hiệu quả hoạt động phát triển chương trình môn KHTN, nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS, chuẩn bị tiềm lực cho việc triển khai có hiệu quả chương trình môn KHTN.

Các biện pháp đề xuất phải hướng tới thực hiện có hiệu quả các nội dung phát triển chương trình môn KHTN và quy trình phát triển các môn KHTN ở trường THCS.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải từ thực tế của ngành và địa phương trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng công tác Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai. Các biện pháp phải quan tâm đến thực trạng của các trường, những nhu cầu thực tế của các trường nằm trong khả năng nguồn lực cho phép, hạn chế tính chủ quan, phiến diện khi đề xuất biện pháp. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với chức năng quản lý của người hiệu trưởng, thống nhất được yêu cầu và khả năng thực hiện. Được vậy các biện pháp đề xuất sẽ có giá trị trong thực tiễn quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai phải phù hợp với khả năng thực tế của nhà trường, tập thể sư phạm, được thống nhất trong các cấp

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí