So Sánh Kết Quả Học Tập Giữa Lớp Đối Chứng Và Thực Nghiệm Biện Pháp 2.2


chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn lại. Rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thường thấy ở các con rồng đời sau. Cổ rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó. Rồng Lê sơ xuất hiện khi Nho giáo và văn hóa Trung Hoa thâm nhập mạnh mẽ vào nước ta. Rồng lúc này trở thành biểu trưng cho vua, cho quyền thế vương triều, nên ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi biểu tượng rồng bên Trung Hoa. Đó là biểu hiện đến thời Lê sơ, Nho giáo đã trở thành Quốc giáo, thể hiện uy quyền tuyệt đối, tối cao vô hạn của vua. Đó cũng là biểu hiện phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam.

Rồng thời Nguyễn ở thế kỷ XIX hình tượng con rồng còn giữ những nét đẹp do kế thừa tinh hoa truyền thống. Rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ… mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vây trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.

Phong cách rồng của từng thời kì toát lên nét đặc trưng của thời đại đó, là biểu tượng quyền uy của các vương triều. Rồng là một trong bốn con vật thiêng Long, Ly, Quy, Phượng mà dân ta gọi là “tứ linh”. Là một biểu tượng thiêng liêng về nguồn gốc của dân tộc do đó hình tượng rồng không sử dụng một cách tùy tiện. Đó cũng là cách chúng ta trân trọng tổ tiên người Việt: con Rồng – cháu Tiên, tôn trọng truyền thống văn hóa thiêng liêng và đầy tự hào của dân tộc.

Như vậy, thông qua việc các em mô tả lại hình tượng rồng, HS nhận thức được những đặc điểm của hình tượng rồng từ thời Lý, Trần, Lê Sơ đến Nguyễn. Đồng thời, lí giải được nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đó. Điều quan trọng là, thông qua kết quả nghiên cứu các em đã đưa ra được thông điệp của nhóm mình. Phương pháp thảo luận có ưu thế lớn giúp HS tìm ra bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ việc chọn vấn đề thảo luận nào hay, để có thể phát huy được năng lực và trí tuệ của HS.

Để kiểm nghiệm tính khả thi của biện pháp, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần mục 4. Nghệ thuật, phần II, bài 20, SGK LS lớp 10 do cô giáo Nguyễn Thị Nhung trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Đoàn Kết (Hai Bà Trưng – Hà Nội), với lớp thực 12D8 với 47 HS và lớp đối chứng 12D9 với 45 HS Nội dung thực nghiệm là tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận về đặc điểm của biểu tượng rồng qua triều đại Lí, Trần, Lê sơ. Kết quả thực nghiệm như sau:

Bảng 4.2. So sánh kết quả học tập giữa lớp đối chứng và thực nghiệm biện pháp 2.2

Lớp

Số HS

Yếu, kém

Trung bình

Khá

Giỏi

12D9

Đối chứng

45

6

19

17

3

Tỉ lệ

100%

13,33%

42,22%

37,78%

6,67%

12D8

Thực nghiệm

47

2

16

22

7

Tỉ lệ

100%

4,26%

34,04%

48,89%

15,56%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông - 17


Từ bảng thống kê trên, cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn rõ rệt so với lớp đối chứng. Đặc biệt, tỷ lệ HS đạt điểm giỏi chiếm đến 15.56%; ngược lại tỷ lệ yếu, kém chỉ còn 4.26% là không đáng kể. Điều đó, cho phép chúng tôi khẳng định PP trao đổi, thảo luận không chỉ có đạt kết quả tốt khi sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội, mà là một PPDH chiếm ưu thế trong học tập để phát triển tư duy cho HS.

Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy, nhiều HS còn có tâm lí e ngại, rụt rè, thậm chí lười suy suy nghĩ nên gây không ít trở ngại cho việc tổ chức trao đổi, thảo luận trong học tập. Vì vậy, để sử dụng phương pháp trao đổi thảo luận đạt kết quả tốt, trong quá trình DH LS nói chung, trong sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng, GV cần lưu ý những điểm sau:

- Cần xác định nội dung kiến thức cơ bản, quan trọng của bài có có tính vấn đề để tổ chức cho HS trao đổi thảo luận.

- GV cần xây dựng một hệ thống câu hỏi đảm bảo tính khoa học, hệ thống, vừa sức, phù hợp với yêu cầu bài học, đối tượng nhận thức và khả năng tư duy của HS; đảm bảo các mức độ nhận thức để huy động được tối đa HS tham gia vào học tập.

- Hình thức trao đổi thảo luận cần đa dạng, hấp dẫn, hình thức phong phú nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo của HS.

- GV vừa là cố vấn, trọng tài, hướng dẫn, giúp đỡ, nhận xét, góp ý và chốt lại kiến thức cơ bản sau khi HS đã trao đổi thảo luận.

4.2.2.3. Vận dụng phương pháp dạy học dự án với di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội để hướng dẫn HS tìm ra mối liên hệ giữa kiến thức lịch sử với thực tiễn cuộc sống

Dạy học dự án là hình thức dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm trong quá trình học tập. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả.

Dạy học dự án giúp HS lĩnh hội tri thức một các chủ động, khiến các em nhớ kiến thức một cách sâu hơn, lâu dài hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện dự án HS có thể có thêm nhiều kinh nghiệm sống. Việc tạo ra sản phẩm dự án rèn luyện cho các em các kĩ năng tư duy, sáng tạo, thu thập thông tin, quan sát, đánh giá, kĩ năng công nghệ thông tin, kĩ năng thuyết trình …

Tại địa bàn Thành phố Hà Nội, có 10 DTLSQGĐB là kho tàng kiến thức quý giá và có ưu thế để GV vận dụng hiệu quả PPDH theo dự án. Tuy nhiên, đây là một PPDH mới, đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức lí thuyết với thực hành thực tiễn và tạo ra những sản phẩm từ kết quả tự học tập của HS. Vì vậy, cần có sự hợp tác và giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn sát sao của GV, cũng như tinh thần thái độ học tập tự giác, sáng tạo của HS. Để vận dụng phương pháp dạy học theo dự án với DTLSQGĐB tại Hà Nội, cần tiến hành các bước sau:

Bước một: chọn tên dự án hấp dẫn, có sức lôi cuốn và thu hút HS tham gia. Nội


dụng dự án phù hợp với chương trình học. Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của dự án phải cụ thể, phù hợp đối tượng HS.

Bước hai: chuẩn bị dự án chu đáo, bao gồm những công việc như: lập kế hoạch dự án, phổ biến công việc tới HS, tổ chức đưa HS đến khu di tích, chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ thực hiện dự án …

Bước ba: tiến hành thực hiện dự án.

Bước bốn: báo cáo sản phẩm dự án và trao đổi, thảo luận, đánh giá dự án.

Ví dụ, khi dạy học nội dung về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam (SGK Lịch sử lớp 12), GV tổ chức cho học thực hiện dự án mang tên: “Hồ Chí Minh – Cuộc đời và hoạt động cách mạng (1954-1969)”. GV thiết kế kế hoạch dạy học dự án như sau:

I. Kế hoạch dự án

- Đối tượng HS lớp 12. Thời lượng 02 tiết học.

- Mục tiêu dự án: Về kiến thức, giúp HS hiểu được hoạt động cách mạng của Bác Hồ từ năm 1954 đến năm 1969; nhận thức được giá trị của những kỉ vật và căn nhà gắn liền với Người trong Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch; Đánh giá được vai trò của Người đối với cách mạng Việt Nam. Về kĩ năng, thông qua thực hiện dự án góp phần phát triển kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, giải thích, đánh giá, thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề. Về thái độ, việc tiếp cận với nguồn tài liệu và những kỉ vật gắn liền với Bác Hồ gọi cho HS lòng tự hào, kính trọng, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời có ý thức giữ gìn, bảo vệ Khu di tích.

- Nội dung dự án: Với chủ đề “Hồ Chí Minh - Cuộc đời và hoạt động cách mạng (1954-1969)”, GV định hướng cho HS tìm hiểu ba chủ đề nhỏ: Phong cách sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Những căn nhà gắn bó với Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1954 đến 1969; Hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1954 đến 1969.

II. Dự kiến tiến trình thực hiện dự án

1. Chuẩn bị

- GV dành thời gian của tiết học trước khi thực hiện dự án để giới thiệu cho HS khái quát về dự án. Tiếp đó, nêu chủ đề: “Hồ Chí Minh – Cuộc đời và hoạt động cách mạng (1954 – 1969)”. Đồng thời, phát phiếu đăng kí tiểu chủ đề cho từng nhóm. Sau đó, GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

-Về nội dung: Với tiểu chủ đề 1, Phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh cần làm rõ những nếp sinh hoạt của Bác: ăn, mặc, ở, đi lại? Sở thích? Từ đó toát lên những nét đẹp trong nhân cách của Người. Với tiểu chủ đề 2, Những căn nhà gắn bó với Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1954 đến 1969, yêu cầu HS tìm hiểu đặc điểm kiến trúc của từng căn nhà, gắn bó với hoạt động của Bác từ năm 1954 đến 1969. Qua đó, rút ra nhận xét về đức tính giản dị, chân thực, cuộc sống gắn liền với thiên nhiên của Người.Với tiểu chủ đề 3, Hoạt động tiêu biểu của Bác từ 1954 đến 1969 cần làm rõ vai trò của Bác đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn này. Đặc biệt là những hoạt động của Người gắn liền với Khu di tích Phủ Chủ Tịch.


- Về sản phẩm dự án và hình thức báo cáo: Khuyến khích HS sáng tạo ra nhiều hình thức độc đáo để thể hiện kết quả của mình. Có thể gợi ý một số hình thức như: Power Point, triển lãm tranh, nội san, báo tường, video, đóng vai …

- GV cung cấp hoặc giới thiệu cho HS các nguồn tư liệu và địa chỉ liên quan đến nội dung của dự án như sách báo, mạng internet, thư viện… Giới thiệu các phần mềm: power point, movie marker để hướng dẫn HS làm sản phẩm… Thông báo HS về thời gian mở cửa, địa chỉ Khu di tích Phủ Chủ Tịch và giới thiệu khái quát về khu di tích này. Trước tiết học GV phải kiểm duyệt, góp ý, chỉnh sửa cho mỗi nhóm. Đồng thời, chuẩn bị phương tiện, máy chiếu, phiếu đánh giá điểm...

2. Tiến hành dự án:

Để hoàn thành nhiệm vụ của ba nhóm với ba tiểu chủ đề, GV hướng dẫn HS tìm hiểu tư liệu, nêu yêu cầu về nội dung và thời gian hoàn thành trong hai tuần. Trong quá trình đó, GV thường xuyên theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc, tạo sản phẩm và kịp thời tháo gỡ khó khăn, thắc mắc của HS trong quá trình học tập. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của các nhóm ở nhà, các nhóm phải báo cáo sản phẩm để GV kiểm duyệt kết trước khi trình bày trước lớp.

Tiếp đó, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm dự án trên lớp học. Trước khi các nhóm báo cáo sản phẩm, GV ổn định lớp, nêu nhiệm vụ học tập và phát phiếu đánh giá cho từng nhóm. Yêu cầu nội dung trình bày phải ngắn gọn dễ hiểu, chính xác tường minh. Trong tiết 1, nhóm 1 và nhóm 2 báo cáo sản phẩm, tiết 2 nhóm 3 trình bày sản phẩm của mình. Khi các nhóm báo cáo sản phẩm, các nhóm khác lắng nghe và chấm điểm, ghi nhận xét lên phiếu đánh giá. Sau khi cả 3 nhóm trình bày xong, cả lớp cùng nhận xét, thảo luận về ưu và nhược điểm của mỗi nhóm. GV nhận xét, góp ý cho từng nhóm, chốt lại kiến thức cơ bản, trọng tâm của dự án và tổng kết, điểm cho HS. Thời lượng mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm từ 15 đến 20 phút.

Để kiểm nghiệm tính khả thi của biện pháp này, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần khi dạy học bài 22 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)” (SGK LS lớp 12) do tác giả luận án trực tiếp tiến hành tại trường THPT Việt Đức – Hà Nội. Lớp thực nghiệm là 12A3 (44 HS), lớp đối chứng là 12A2 (43 HS). Sản phẩm cụ thể của HS lớp thực nghiệm hoàn thành có chất lượng cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm đã thập được nhiều tư liệu, tranh ảnh và báo cáo sản phẩm đã thể hiện đầy đủ về thân thế, sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ. Ngược lại, HS lớp đối chứng có hiểu biết thiếu chắc chắn, sản phẩm đơn giản và thiếu sức thuyết phục. Kết quả thực nghiệm cho thấy, dạy học dự án với di tích mang lại hiệu quả giáo dục cao trên cả 3 mặt kiến thức, thái độ và phát triển kĩ năng cho HS.

Như vậy, với việc sử dụng DTQGĐB tại Hà Nội để thực hiện các dự án học tập có ưu thế trong việc kết hợp kiến thức lí thuyết gắn liền với thực tiễn cho HS và là môi trường lí tưởng cho HS thỏa sức sáng tạo khi thực hiện các sản phẩm của dự án. Qua đó, không chỉ giúp HS chủ động khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, mà còn hiểu rõ được


giá trị lịch sử - văn hóa của di tích và xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc. Do đặc điểm của dạy học theo dự án nên trong quá trình dạy học không phải tất cả GV áp dụng đều thành công. Bởi vì, cả GV và HS phải chuẩn bị rất công phu, chu đáo mọi mặt (nội dung; hình thức; chất lượng sản phẩm; hình thức báo cáo và cách thức đánh giá sản phẩm); cần có sự hỗ trợ ít nhiều của các phương tiện kĩ thuật và công nghệ; khó khăn về qu thời gian hạn hẹp ... Vì vậy, để thực hiện PPDH theo dự án đạt kết quả thực sự, đòi hỏi GV phải có kiến thức về PPDH, kế hoạch cụ thể và biết động viên, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện dự án. Đồng thời, HS phải có ý thức tự học, có trách nhiệm với công việc được giao.

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm toàn phần biện pháp này. Cách thức tiến hành và kết quả cụ thể được trình bày rõ ở chương 4 của luận án.

4.2.3. Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội để luyện tập, củng cố kiến thức đã học

Luyện tập, củng cố kiến thức bài học là khâu quan trọng của quá trình dạy học lịch sử và có quan hệ biện chứng với các khâu khác.Có nhiều cách thức để củng cố, luyện tập, trong đó sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội có ưu thế nhất định. Thông qua khai thác, sử dụng linh hoạt hợp lí nguồn tư liệu từ DTLSQGĐB giúp HS khắc sâu kiến thức cơ bản đã học và là cơ sở để tiếp thu, chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng để liên hệ, đánh giá thực tiễn cuộc sống; Đồng thời, rèn luyện kĩ năng bộ môn (ghi nhớ, tái hiện, phân tích, so sánh, hệ thống, khái quát, tổng hợp kiến thức, đánh giá sự kiện, nhân vật LS ...); góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ tự hào, trân trọng, biết ơn, giữ gìn, phát huy giá trị LS - văn hóa của dân tộc nói chung, giá trị do các DTQGĐB của Hà Nội nói riêng.

Có nhiều cách thức khác nhau khi sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội để tổ chức luyện tập, củng cố kiến thức đã học cho HS. Ví như, sử dụng bài tập nhận thức ở đầu giờ học để kiểm tra mức độ HS nắm vững kiến thức cơ bản; sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát toàn bộ nội dung cơ bản của bài; hướng dẫn HS lập bảng niên biểu, sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức tìm ra mối liên hệ bản chất của các sự kiện tiêu biểu trong bài; sử dụng các loại tư liệu phản ánh về DTLSQGĐB như tư liệu viết, tư liệu hiện vật, tranh ảnh, mô hình, phim tư liệu; sử dụng thẻ nhớ; phiếu học tập; tổ chức trò chơi lịch sử để “vừa học vừa chơi”, tạo niềm vui, hứng thú cho HS, tăng hiệu quả của nhận thức

...Việc luyện tâp, củng cố kiến thức đã học thông qua sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội có thể được tiến hành ngay trong quá trình dạy học bài mới, ở cuối mỗi tiểu mục, cũng có thể vào cuối giờ học. Đây là hình dễ tổ chức, tiết kiệm thời gian. Với cách tổ chức đa dạng, phong phú như vậy, làm tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, tạo niềm vui và hứng thú của HS.

Để sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội để luyện tập, củng cố cho HS trong quá trình DHLS đạt hiệu quả, GV cần chọn lọc những DT tiêu biểu, có nội dung liên quan trực tiếp đến bài học, lựa chọn các dạng củng cố kiến thức khác nhau phù hợp với khả


năng của HS, điều kiện vật chất cho phép, mà GV vận dụng linh hoạt, sáng tạo các cách thức khác nhau. Đồng thời, GV phải có PP và kĩ thuật tổ chức hoạt động luyện tập trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong học tập.

Có thể sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội để củng cố kiến thức cho HS sau mỗi mục hoặc khi kết thúc tiết học ở trên lớp hoặc để hướng dẫn HS tự học ở nhà. Cụ thể:

a- Sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội để luyện tập, củng cố kiến thức đã học ở trên lớp

Để luyện tập, củng cố, GV có thể sử dụng các cách thức sau:

+ Sử dụng bài tập nhận thức để củng cố kiến thức đã học. Bài tập nhận thức được nêu ra từ ngay đầu giờ học, có thể là một bài tập tổng hợp hoặc một số câu hỏi tập trung vào nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học, mà sau khi học xong tiết học đó, HS phải hiểu được. Vì vậy, để củng cố và kiểm tra khả năng chiếm lĩnh kiến thức mới của HS, GV có thể sử dụng ngay bài tập nhận thức này.

Ví dụ: khi dạy bài Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc các thế kỉ X – XV

(SGK Lịch sử lớp 10), GV đặt vấn đề: Sự phát triển của văn hóa Đại Việt các thế kỉ X

– XV được biểu hiện như thế nào qua các DTLSQGĐB tại Hà Nội? Sau khi tổ chức tiến trình bài học, đến cuối giờ, GV yêu cầu HS dựa vào những tư liệu và hình ảnh GV đã cung cấp, trả lời bài tập nhận thức đầu giờ GV đã đặt ra. Thông qua kiến thức được khai thác từ những hình ảnh trực quan và tư liệu về các di tích (Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám...), HS có thể nêu được khái quát sự phát triển văn hóa dân tộc các thế kỉ X – XV trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật. Đồng thời, đánh giá được giá trị của các thành tựu đó đối với dân tộc.

+ Sử dụng sơ dồ tư duy để củng cố kiến thức đã học. Sơ đồ tư duy là một loại đồ dùng trực quan có tính khái quát, hệ thống và tổng hợp kiến thức cao. Thông qua sơ đồ tư duy, HS không chỉ hiểu rõ kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học, mà còn nhận thức sâu sắc về mối quan hệ, sự tác động của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đồng thời, phát triển khả năng tư duy lôgic cho HS. Đây là một phương tiện rất có ưu thế trong việc củng cố kiến thức ở cuối mỗi mục hay cuối bài học.

Ví dụ: sau khi dạy xong bài Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc các thế kỉ X

– XV (SGK Lịch sử lớp 10) GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy khái quát toàn bộ nội dung kiến thức cơ bản của bài học. Trong đó, nhấn mạnh các thành tựu về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, văn học, nghệ thuật. Qua đó, không chỉ giúp HS củng cố kiến thức, mà còn phát triển khả năng tư duy lôgic của HS.

Ngoài ra, còn rất nhiều cách thức hướng dẫn HS luyện tập, củng cố kiến thức vừa học, tùy thuộc vào sự linh hoạt, sáng tạo của GV và khả năng của HS cũng như điều kiện cơ sở vật chất cho phép. Ví dụ, sử dụng trò chơi LS “đuổi hình bắt chữ”; “Ai nhanh hơn”; trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan; sử dụng lược đồ, băng thời gian;

... Điều quan trọng là, khi GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố kiến thức cần gắn kết nội dung kiến thức LS trong SGK với nội dung của DTLSQGĐB để giúp HS hiểu được sâu sắc giá trị của di tích đối với việc chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.


b- Sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội để hướng dẫn HS tự học ở nhà

Hoạt động tự học ở nhà là khâu tiếp nối của quá trình học tập ở trên lớp, giúp HS khắc sâu, mở rộng kiến thức đã học và tăng cường khả năng vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn cuộc sống. Việc tự học không chỉ tiến hành ở nhà, mà có thể tự học trên lớp và ngoài lớp trong các không gian học tập khác nhau. Có rất nhiều cách thức tự học mà GV có thể hướng dẫn HS thực hiện. Trong phạm vi luận án, chúng tôi giới thiệu một số dạng bài tập sau:

+ Trả lời một câu hỏi tổng hợp. Ví dụ: Thông qua sự phản ánh lịch sử từ các DTLSQGĐB tại Hà Nội, em hãy khái quát quá trình phát triển văn hóa Đại Việt trong các thế kỉ X – XV. Sản phẩm HS cần thu hoạch được có thể là bài tập nghiên cứu khoa học nhỏ, bài thuyết trình, tập tư liệu, tập báo ảnh có chú thích, bài trình chiếu slide...

+ Lập bảng hệ thống kiến thức của một bài, một giai đoạn LS. Ví dụ: Thông qua di tích Hoàng thành Thăng Long, em hãy lập bảng hệ thống sự phát triển của lịch sử dân tộc các thế kỉ X – XIX.

+ Bài tập rèn kĩ năng thực hành. Ví dụ: Thử làm một hướng dẫn viên du lịch, em hãy viết bài giới thiệu về một di tích lịch sử ở Hà Nội mà em thích. Vào đầu giờ học sau, GV có thể yêu cầu HS trình bày. Qua bài tập này, HS phát triển khả năng sưu tầm và xử lý, chọn lọc tài liệu đề nhận thức lịch sử; phát triển khả năng trình bày vấn đề; kích thích sự hứng thú học tập và tìm hiểu lịch sử cho HS.

+ Tự học bằng phiếu học tập. Ví dụ: Cuối tiết học, GV hướng dẫn HS về nhà hoàn thành bài tập theo mẫu phiếu học tập cho sẵn: Hoàn thành nội dung kiến thức về sự phát triển văn hóa dân tộc các thế kỉ XV –XVIII theo mẫu sau (tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật).

+ Thẻ nhớ “Thẻ nhớ hay phiếu nhớ (Flash Cards) là một loại công cụ học tập được thiết kế và in rời dưới dạng văn bản nhằm hỗ trợ HS trong việc ghi nhớ các nhân vật, sự kiện, khái niệm LS một cách lôgic”. Cấu tạo của thẻ nhớ có hai phần: hình ảnh di tích và các thông tin định hướng cho HS những hiểu biết liên quan đến di tích đó. Ví dụ, HS điền vào thẻ nhớ sau:

di tích Văn Miếu/Phủ Chủ Tịch/Hoàng Thành Thăng Long …

- Địa điểm: (hình ảnh)......................

- Đặc điểm của di tích:......................

- Ý nghĩa của di tích:.......................

+ Tập làm nhà nhiếp ảnh. Ví dụ: quay video về một DTLSQGĐB tại Hà Nội.

+ Tập làm nhà sử học. Ví dụ: viết một đoạn ngắn về một DTLSQGĐB tại Hà Nội mà mình yêu thích.

+ Tập làm hướng dẫn viên/ phát thanh viên: đóng vai là hướng dẫn viên hướng dẫn du khách tham quan di tích.

+ Sưu tầm tư liệu về DTLQGĐB tại Hà Nội theo yêu cầu hoặc HS tự chọn theo sở thích về di tích để củng cố và mở rộng kiến thức.

+ Hướng dẫn HS lập hồ sơ dữ liệu điện tử về DTLSQGĐB (hướng dẫn HS tự tạo các trang web của lớp. Mỗi Website có một địa chỉ xác định, khi truy cập vào đó, HS có


thể thu nhận tổ hợp các loại tài liệu, dưới nhiều dạng thức khác nhau: văn bản, hình ảnh, video, âm thanh... Mỗi Website lại bao gồm nhiều web-page chứa các nội dung khác nhau. Trong đó có các đường link để minh họa cụ thể khi HS cần. Mỗi nhóm có nhiệm vụ lập một web page.

Nói tóm lại, củng cố, luyện tập là một khâu quan trọng trong quá trình học tập của HS. Có nhiều cách thức củng cố kiến thức khác nhau trên cơ sở sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội. Điều quan trọng là, phải tùy thuộc vào mục tiêu bài học, nội dung kiến thức và khả năng nhận thức của HS mà GV vận dụng linh hoạt, sáng tạo các cách thức khác nhau để hướng dẫn HS tích cực, chủ động ôn luyện, củng cố kiến thức đã học, làm cơ sở để tiếp thu kiến thức mới và biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề đặt ra của thực tiễn cuộc sống.

4.2.4. Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của HS; tư vấn, hướng dẫn, động viên HS; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS. Thông qua việc kiểm tra giúp HS tự rút kinh nghiệm, điều chỉnh cách học. Qua đó, từng bước hình thành và phát triển năng lực chung (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo) cũng như năng lực chuyên biệt môn Lịch sử (tìm hiểu LS; nhận thức và tư duy LS; vận dụng kiến thức và kĩ năng). “Đánh giá, kiểm tra nhằm làm sáng tỏ tình hình lĩnh hội kiến thức, sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho HS, bổ sung và làm sâu sắc, củng cố, hệ thống hoặc khái quát hóa kiến thức đã học, chuẩn bị cho việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn kiến thức mới. Đồng thời, qua đánh giá, kiểm tra HS, GV tự đánh giá việc giảng dạy của mình”[82, tr.159]. Không chỉ như vậy, kiểm tra, đánh giá còn giúp HS vận dụng kiến thức về DTLSQGĐB tại Hà Nội vào giải quyết các tình huống mới trong học tập, đặc biệt là thực tế cuộc sống góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của các DTLSQGĐB tại Hà Nội.

Như vậy, kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được của quá trình dạy học, là biện pháp quan trọng để năng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông. Tổ chức KT, ĐG với DTLSQGĐB tại Hà Nội trong dạy học LS ở trường THPT không chỉ giúp HS hiểu sâu sắc, hệ thống, lôgic về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, mà còn hiểu được mối quan hệ giữa các DTLSQGĐB với LS dân tộc và những giá trị to lớn ẩn chứa trong các DT đó. Đồng thời, bồi dưỡng cho các em thái độ nghiêm túc, tự giác, tích cực trong học tập và ý thức trách nhiệm với bản thân trong việc giữ gìn những tinh hoa của dân tộc được phản ánh trong các DTLSQGĐB tại Hà Nội. Từ đó, góp phần phát triển năng lực bộ môn và phẩm chất, nhân cách cho HS.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của kiểm tra, đánh giá nói chung, đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng, GV cần vận dụng linh hoạt các hình thức khác nhau. Trong đó, chú trọng đánh giá thường xuyên kết hợp với

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí