Kết Quả Trưng Cầu Ý Kiến Về Tính Khả Thi Của Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Chương Trình Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Thcs Thành

3.4.2. Khảo nghiệm tính khả thi

Bảng 3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiêntrường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai


TT


Nội dung

Rất khả thi


Khả thi

Không khả thi

T.số

khách thể

Tổng

số điểm


YTB

Thứ bậc

SL

Đ

SL

Đ

SL

Đ






1

Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về phát triển chương trình

môn KHTN


101


303


23


46


1


1


125


350


2.80


3


2

Lập kế hoạch phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển

năng lực học sinh


98


294


25


50


2


2


125


346


2.77


4


3

Huy động các nguồn lực để phát triển chương trình

môn khoa học Tự nhiên


85


255


37


74


3


3


125


332


2.66


5


4

Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy khoa học Tự nhiên về phát triển chương trình môn

học


107


321


15


30


3


3


125


354


2.83


1


5

Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phát triển chương trình

môn KHTN


103


309


20


40


2


2


125


351


2.81


2


6

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phát

triển chương trình môn KHTN


80


240


37


74


8


8


125


322


2.58


6


Trung bình









2.74


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3 2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp Nhận xét 1

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp


Nhận xét:

Điểm trung bình Y = 2.74 cho thấy, các biện pháp đề xuất nêu trên có khả thi. Trong đó, biện pháp 4 “Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy khoa học Tự nhiên về phát triển chương trình môn học” (Y= 2.83) và biện pháp 5 “Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phát triển chương trình môn KHTN” (Y = 2.81) được cho là khả thi nhất; thì biện pháp 5 “Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phát triển chương trình môn KHTN” được đánh giá là là tương đối khả thi (Y = 2.58). Tuy nhiên, để các biện pháp trên mang tính khả thi hơn, cần phải quan tâm hơn nữa đến các điều kiện hỗ trợ thực hiện các biện pháp cũng như sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lí giáo dục, chính quyển địa phương cùng với việc phát huy nguồn lực nhà trường.

3.4.3. Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Bảng 3.3. Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai‌


TT


Các biện pháp

Tính cần thiết

Tính khả thi


D


D2

Điểm trung bình

Thứ bậc

Điểm trung bình

Thứ bậc


1

Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về phát triển chương

trình môn KHTN


2.67


4


2.80


3


1


1


2

Lập kế hoạch phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng

lực học sinh


2.72


3


2.77


4


-1


1


3

Huy động các nguồn lực để phát triển

chương trình môn khoa học Tự nhiên


2.61


6


2.66


5


1


1


4

Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy khoa học Tự

nhiên về phát triển chương trình môn học


2.84


1


2.83


1


0


0


5

Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phát triển chương trình

môn KHTN


2.74


2


2.81


2


0


0


6

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện

phát triển chương trình môn KHTN


2.66


5


2.58


6


-1


1


Tổng






5

Nhận xét:

Sử dụng hệ số tương quan Spearman để so sánh mức độ cần thiết và mức độ khả thi các biện pháp thu được kết quả như sau:

6D2


Công thức:

r 1

N (N 2 1)

- Với r là hệ số tương quan, n là số đơn vị được nghiên cứu (ở đây n chính là các biện pháp vừa cần thiết lại có tính khả thi).

- Nếu r>0 (r dương): tính cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi.

- Trường hợp r dương có giá trị càng lớn nhưng không bao giờ bằng 1 thì tương quan giữa chúng càng chặt chẽ.

- Nếu r < 0 (r âm): tính cần thiết và tính khả thi có tương quan nghịch, nghĩa là các biện pháp có thể cầni thiết nhưng không khả thi và ngược lại.

Kết quả nhận được r ≈ 0.86 cho phép kết luận rằng giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất là tương quan thuận và chặt chẽ; có nghĩa là, các biện pháp đề xuất là cấp thiết và có khả thi.

Biểu đồ 3 3 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp 2

Biểu đồ 3.3.Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Xuất phát từ những lý luận thực tiễn về công tác quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai trong thời gian qua, dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn và tính khả thi đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Các biện pháp được đề xuất không phải là hoàn toàn mới, nhưng đối với thành phố Lào Cai, đây là những biện pháp lần đầu tiên được đề cập.

Vấn đề đặt ra là việc nghiên cứu vận dụng sao cho linh hoạt và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường kết hợp với nghiên cứu bổ sung những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Tôi tin rằng mặc dù mới được triển khai thực hiện nhưng công tác quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai sẽ đạt được kết quả tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.

Từ kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp, cho thấy: các biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay được đề xuất trong luận văn đều cần thiết và có tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Chương trình môn học là: Chương trình quốc gia được giữ nguyên hoặc điều chỉnh một phần, được lựa chọn và sắp xếp lại với sự tham gia của giáo viên, các chuyên gia, của cộng đồng nhà trường cho phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện của nhà trường và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

Phát triển chương trình môn KHTN là một quá trình trong đó cán bộ quản lý, giáo viên căn cứ vào nhu cầu thực tế, mục tiêu giáo dục, điều kiện thực tế của nhà trường, điều chỉnh chương trình hiện có để có một chương trình mới, lập kế hoạch thực thi và đánh giá một hay nhiều khía cạnh trong chương trình mới môn KHTN.

Quản lý phát triển chương trình môn KHTN là quá trình thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung, quy trình phát triển chương trình môn học đạt tới mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo tiếp cận năng lực. Trong quá trình phát triển chương trình môn KHTN chịu sự tác động của các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

Luận văn đã đánh giá khá đầy đủ về thực trạng công tác phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai. Các trường THCS thành phố Lào Cai thực hiện công tác phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế, đặc biệt là khó khăn, hạn chế về năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về phát triển chương trình, về xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện phát triển chương trình môn KHTN và công tác kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục tại địa phương, đề tài đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, xác định những vấn đề cơ bản đặt ra trong công tác phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên, trên cơ sở đó đề

xuất năm biện pháp quản lý phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đó là:

1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về phát triển chương trình môn KHTN

2. Lập kế hoạch phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3. Huy động các nguồn lực để phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên

4. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy khoa học Tự nhiên về phát triển chương trình môn học

5. Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phát triển chương trình môn KHTN.

6. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phát triển chương trình môn KHTN

Kết quả khảo sát 6 biện pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Tuy nhiên bên cạnh các biện pháp đã vận dụng đã có tổng kết rút ra kinh nghiệm Hiệu trưởng cần chủ động nghiên cứu và cụ thể hóa 6 biện pháp nêu trên thành các biện pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của trường mình, sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, phát triển chương trình các môn học.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Tổ chức hội thảo về xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên cho các trường THCS trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới cho cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán các trường THCS trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, phát triển chương trình các môn học cho cán bộ quản lí, giáo viên các trường THCS.

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển chương trình giáo dục của các trường THCS, có cơ chế khen thưởng và phê bình, kỷ luật nghiêm minh đối với các trường.

2.2. Khuyến nghị đối với các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai

2.2.1. Đối với Hiệu trưởng

Hiệu trưởng cần phải nắm vững lý thuyết, kỹ năng về phát triển chương trình giáo dục, quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường. Tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các trường đã thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường trong và ngoài tỉnh. Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ CBQL, GV và NV phục vụ mục tiêu chiến lược của nhà trường, trong đó có việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường.

Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn chỉ đạo phát triển chương trình môn học nói chung và môn KHTN nói riêng.

Tích cực, chủ động tham mưu trực tiếp với chính quyền địa phương và Phòng GD&ĐT các vấn đề về phát triển chương trình giáo dục, chuẩn bị mọi nguồn lực cho việc thay sách giáo khoa sau năm 2019.

2.2.2.Đối với GV

Tích cực tự học, tự bồi dưỡng để đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THCS, nâng cao năng lực phát triển chương trình giáo dục, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả dạy học, giáo dục.

Tích cực tham mưu cho lãnh đạo nhà trường các vấn đề về phát triển chương trình nhà trường trong bối cảnh thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023