Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Khoa Học Tự Nhiên Trường Thcs Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông

Các thông số trong bảng 2.15 cho thấy, thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TCM KHTN huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục

phổ thông mới đã được CBQL và GV đánh giá ở mức độ tốt (với X = 3,47). Tất cả các nội dung quản lý được đánh giá từ mức độ thực hiện mức độ trung bình trở lên chiếm trên 97%.

Mức độ thực hiện từng nội dung QL không đồng đều mà xếp thành thứ bậc: Các nội dung quản lý được đánh giá tốt nhất là: Điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện kế hoạch HĐ TCM với 90,3% số phiếu được đánh giá tốt (với ĐTB=3,90, xếp TB1); Tiếp theo là nội dung Đánh giá việc dự giờ thăm lớp, hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thiện các KN hiện có, bổ sung những KN mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học của GV trong TCM với 76% tổng số các phiếu đánh giá mức độ tốt (với ĐTB=3,76 xếp TB2) và xếp thứ 3 là nội dung Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động của GV theo kế hoạch đặt ra với 74,9% tổng số phiếu đánh giá mức độ tốt (với ĐTB=3,69 xếp TB3).

Kết quả trên cho thấy, việc xây dựng kế hoạch hoạt động TCM có chức năng định hướng cho mọi hoạt động của TCM KHTN. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những điều kiện khách quan, chủ quan diễn ra trong nhà trường nên trong quá trình thực hiện kế hoạch có thể có những thay đổi nhất định. Vì vậy, việc điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động TCM KHTN là việc làm thường xuyên của các TCM. Hiệu trưởng đã nhận thức rõ về vấn đề này nên đã có sự chỉ đạo sát sao và kịp thời, kết quả đạt được trong các nhà trường rất tốt, được CBQL và GV đánh giá cao.

Bên cạnh đó, một trong những con đường nhanh nhất và tốt nhất để nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm của GV là việc tổ chức cho họ học tập lẫn nhau thông qua việc dự giờ, thăm lớp. Vì vậy, hiệu trưởng cũng đã rất quan tâm kiểm tra đánh giá TCM thông qua nội dung quản lý này.

Quan sát hoạt động chuyên môn diễn ra tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang tôi nhận thấy, phong trào dự giờ, thăm lớp được các GV trong nhà trường tham gia rất tích cực. Qua đó, họ có thể trao đổi chuyên môn, học hỏi lẫn nhau để hoàn thiện tay nghề của mình.

Các nội dung quản lý được đánh giá thấp là: Đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện NCBH của nhà trường đề ra với chỉ 24,7% số phiếu được hỏi đánh giá tốt (với ĐTB=3,19 xếp TB7); Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động TCM với 7,9% số phiếu đánh giá tốt (với ĐTB= 2,99 xếp TB 8).

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiệu quả các nội dung quản lý trên chưa được đánh giá cao bởi vì, việc thực hiện NCBH ở các bộ môn vẫn chưa thực sự được nhà trường và phòng GD &ĐT phát hành văn bản triển khai đầy đủ, việc chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá còn lỏng lẻo. Vì thế, Hiệu trưởng các nhà trường chưa có sự chỉ đạo thực sự sát sao, quyết liệt, từ đó dẫn đến việc thực hiện còn khá manh nha ở một số trường, hiệu quả thực hiện chưa được như mong muốn.

Về vấn đề này, thầy giáo Nguyễn Văn Hậu - tổ trưởng tổ KHTN ở trường THCS Huyền Sơn cho biết: “Việc thực hiện sinh hoạt TCM theo hướng NCBH ở tổ chúng tôi chưa đạt kết quả cao, nhiều khi chưa thực sự được chú trọng, chỉ mang tính đối phó, hình thức để cho BGH kiểm tra mà thôi. HĐ này chưa thực sự được tiến hành một cách nghiêm túc, đều đặn và chưa có hiệu quả thiết thực. Sở dĩ, có thực trạng đó là vì nhiều GV còn ngại khó, ngại đổi mới, họ quen làm việc theo lối tư duy sẵn có nên ngại tìm tòi, ngại thay đổi. Hơn nữa, một số người lại cho rằng: việc NCBH là việc của mỗi GV, mỗi người có những cách thức nghiên cứu khác nhau khi thiết kế bài dạy học, vì vậy không cần phải đưa ra sinh hoạt TCM”.

Hơn nữa, BGH cũng chưa có những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra đánh giá việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nên các tổ chuyên môn cũng có phần lơi là theo kiểu “bớt việc nào đỡ việc ấy”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Như vậy, công tác kiểm tra, đánh giá HĐ TCM KHTN ở trường THCS đã được CBQL và GV đánh giá ở mức độ trung bình khá. Có được điều này là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, sự phối hợp hài hòa giữa các bộ môn trong trường và nhờ kế hoạch kiểm tra, đánh giá được xây dựng rõ ràng, khoa học.

Mức độ thực hiện ở các nội dung quản lý đạt ở mức độ không đồng đều. Nội dung được các CBQL đánh giá ở mức cao nhất là Điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động TCM KHTN và nội dung thấp nhất trong số các nội dung là Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động TCM và Đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện NCBH của nhà trường đề ra.

Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 9

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới

2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

* Kết quả đạt được

Qua điều tra thực trạng ở 07 trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tôi nhận thấy, việc quản lý hoạt động TCM KHTN của các trường THCS trong huyện có những điểm mạnh sau:

- Các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học, quy chế chuyên môn, các văn bản chỉ đạo của ngành. Trong quá trình quản lý và chỉ đạo hoạt động của TCM KHTN, các nhà trường luôn bám sát chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục luôn là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý bởi vậy nhiều biện pháp quản lý TCM KHTN của các nhà trường đạt được hiệu quả cao.

- Hoạt động chuyên môn trong các nhà trường luôn bám sát nội dung, chương trình của các môn học, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, vận dụng linh hoạt việc tích hợp các nội dung như kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, giáo dục môi trường…

- Quy trình chỉ đạo hoạt động của TCM KHTN luôn bám sát yêu cầu của Bộ GD&ĐT về cấu trúc chương trình, sách giáo khoa và phân phối chương trình. Việc quản lý, chỉ đạo đều được thực hiện trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng từ đầu năm học, có bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

- Nề nếp sinh hoạt TCM KHTN trong các nhà trường đã được cải thiện rõ rệt, đã đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể của chuyên môn và đạt hiệu quả, phần nào đã khắc phục được tính hình thức. Điều đó đã góp phần làm cho ý thức tự giác học hỏi để vươn lên để tự khẳng định về chuyên môn của giáo viên đã có chuyển biến rất rõ nét.

- Các TCM KHTN đã phát huy được tính tự giác, trách nhiệm của các thành viên trong tổ trong việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, hồ sơ giáo án đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Việc cho điểm, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh cơ bản là chính xác và công bằng, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục chung.

* Nguyên nhân

Sự thành công trong quản lý hoạt động TCM KHTN của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang có được từ một số nguyên nhân sau:

- Sự chỉ đạo của Nhà nước và Bộ GD&ĐT bằng các chủ trương, chính sách cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Sở GD&ĐT Bắc Giang đã tạo căn cứ cần thiết cho các nhà trường thực hiện hoạt động chỉ đạo của mình.

- Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Lục Nam đã sớm có chủ trương trong việc nâng cao chất lượng dạy - học, xây dựng và ban hành đề án phát triển giáo dục cho đến năm 2020. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để giáo dục phát triển.

- Đội ngũ CBQL đều nhận thức đầy đủ vai trò của TCM KHTN cũng như trách nhiệm của từng người trong việc thực hiện nhiệm vụ.

- Đội ngũ GV chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực sư phạm, có ý thức phấn đấu tu dưỡng phẩm chất năng lực cách mạng, đồng thời có trách nhiệm trong giảng dạy cũng như thực hiện nhiệm vụ của người thầy giáo.

- Các nhà quản lý đã thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ GV, thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ; thường xuyên chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đời sống cho cán bộ và GV. Coi trọng các hoạt động chuyên môn, lấy hoạt động của TCM KHTN làm nòng cốt trong việc duy trì, phát triển hoạt động chuyên môn của nhà trường.

- Các nhà trường đã biết tổ chức, xây dựng và huy động các nguồn lực trong nhà trường và ngoài xã hội, chỉ đạo chặt chẽ các đầu mối, làm tốt công tác phân cấp, phân nhiệm, ủy quyền, quy định rõ chế độ làm việc của các bộ phận, của từng thành viên trong nhà trường.

- Công tác thanh kiểm tra, đánh giá, xếp loại chuyên môn của GV được đánh giá nghiêm túc, công khai, công bằng.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

Bên cạnh những mặt mạnh đã nêu ở trên, quản lý hoạt động TCM của các trường THCS huyện Lục Nam còn có những hạn chế như sau:

- Việc lập kế hoạch chuyên môn còn chưa chủ động, đặc biệt là các TCM KHTN và các GV xây dựng kế hoạch còn chung chung chưa cụ thể, đôi khi việc chỉ đạo, thực hiện kế hoạch không được thường xuyên trong suốt năm học.

- Ở một số nhà trường, một số TCM KHTN chưa coi trọng nội dung sinh hoạt TCM nên nội dung sinh hoạt TCM nghèo nàn, nặng thủ tục hành chính. BGH chưa nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của các TCM trong nhà trường, việc dự họp chéo của các tổ trưởng TCM với nhau để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chưa

nhiều. Việc tổ chức sinh hoạt TCM theo hướng NCBH chưa được thực hiện thường xuyên, còn mang tính đối phó, hình thức.

- Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ còn chưa thực sự được quan tâm, đặc biệt là vấn đề động viên, khuyến khích GV tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở các trường còn hạn chế. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học còn chưa đồng đều ở các trường, ở các TCM trong một trường và ở mỗi GV.

- Công tác chỉ đạo TCM sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học chưa đồng bộ và kiên quyết. Việc tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm hàng năm còn hình thức, triển khai áp dụng còn yếu, chưa phát huy tác dụng thực sự trong việc nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn trong giảng dạy, quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường.

- Công tác thi đua khen thưởng còn chưa thực sự nghiêm túc và thỏa đáng. Vì vậy, chưa động viên, khích lệ được cán bộ, GV một cách tốt nhất trong công tác cũng như chưa thực sự thúc đẩy một cách hiệu quả các hoạt động trong nhà trường để nhanh chóng đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra.

* Nguyên nhân

Để đi đến đề xuất được biện pháp quản lý hoạt động TCM có hiệu quả, phải tìm được những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế. Qua phân tích, chúng tôi thấy những nguyên nhân dẫn đến hạn chế cơ bản là:

- Trong các nhà trường, việc phân cấp quản lý đã có nhưng chưa thực sự cụ thể và rõ ràng nên khi thực hiện nhiệm vụ dễ bị chồng chéo. Một bộ phận CBQL còn hạn chế về năng lực quản lý, chưa tích cực nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý để đáp ứng với yêu cầu đổi mới. Một số lãnh đạo các nhà trường chưa quan tâm đúng mức tới việc chỉ đạo và quản lý TCM, thậm chí còn lúng túng, chưa sâu sát trong công tác chỉ đạo.

- BGH tham gia sinh hoạt cùng TCM còn ít nên chưa nắm bắt tình hình hoạt động của các TCM trong nhà trường một cách sâu sắc, tỉ mỉ.

- Công tác thi đua khen thưởng trong các nhà trường còn hạn chế do các nhà trường chưa xây dựng được một tiêu chí thi đua cụ thể, thống nhất; đôi khi còn có sự nể nang, né tránh. Đồng thời, hình thức và định mức khen thưởng còn chưa thực sự có ý nghĩa và mang tính khích lệ.

- Việc chỉ đạo SHCM theo NCBH chưa cụ thể, sát sao, quyết liệt bằng các văn bản có tính chất pháp quy, các nhà QLGD chưa có các biện pháp cụ thể như: tổ chức tập huấn chuyên đề, triển khai đồng bộ ở các nhà trường, kiểm tra, đánh giá thường xuyên, kịp thời nên hình thức sinh hoạt này còn mang tính đối phó, chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

2.4.3. Những bài học kinh nghiệm

Để cải tiến được thực trạng quản lý hoạt động TCM trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo định hướng đổi mới giáo dục, chúng ta cần phải chú trọng đến các yếu tố sau:

Hiệu trưởng cần phải quan tâm đúng mức về việc quản lý hoạt động TCM, có kế hoạch và các biện pháp quản lý khoa học, phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

Đội ngũ Tổ trưởng TCM cần phải được bồi dưỡng về về ý thức, thái độ, tinh thần trách nhiệm và được đào tạo về phương pháp luận cũng như các kỹ năng cơ bản trong quản lý giáo dục. Hiệu trưởng cần phải tạo được cơ hội để đội ngũ tổ trưởng TCM thực sự phát huy được vai trò và khả năng quản lý TCM của mình.

Bên cạnh đó, cần bồi dưỡng, giáo dục nhận thức cho cán bộ, GV về thái độ, ý thức trách nhiệm trong việc tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp để họ có thể chủ động trong các hoạt động giáo dục cũng như có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ đổi mới.

Thực sự chú trọng đến việc tổ chức SHCM theo hướng NCBH để từ đó, thực hiện việc đổi mới về phương pháp, về cách thức tổ chức các hoạt động dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và hiệu quả giáo dục trong nhà trường.

Hiệu trưởng và các CBQL cần phải xây dựng được kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động TCM một cách khoa học và phải thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các TCM thường xuyên, kịp thời để có thể phát hiện và điều chỉnh sai lệch một cách phù hợp. Đồng thời qua đó, có thể đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong TCM một cách chính xác, kịp thời.

Để hoạt động của TCM KHTN thực sự có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong điều kiện hiện nay, hiệu trưởng cần phải tạo được các điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, về thời gian, về các nguồn lực khác cho TCM KHTN hoạt động.

Kết luận chương 2


Kết quả nghiên cứu việc quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận của chương 1. Kết quả nghiên cứu trên 279 khách thể (44 CBQL và 235 GV) về thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn cho thấy:

- Trong 4 nội dung quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS trên địa bàn bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới các CBQL và GV đánh giá cao nhất tầm quan trọng của nội dung Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, tiếp theo là Tổ chức việc thực hiện kế hoạch của TCM KHTN Chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn, đánh giá thấp nhất tầm quan trọng của nội dung Kiểm tra đánh giá hoạt động TCM KHTN. Trong khi đó, họ lại đánh giá cao nhất hiệu quả của nội dung Chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn, tiếp theo là các nội dung Tổ chức việc thực hiện kế hoạch của TCM KHTN; Chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn và đánh giá thấp nhất hiệu quả của nội dung quản lý Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn.

- Quản lý hoạt động TCM KHTN của Hiệu trưởng các trường THCS tại bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang chịu sự ảnh hưởng tác động nhiều của các yếu tố khách quan, chủ quan. Trong đó, các yếu tố: Trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm đội ngũ giáo viên; Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường; Kinh nghiệm quản lý tổ chuyên môn được đánh giá là ảnh hưởng có tính quyết định đến việc quản lý hoạt động TCM KHTN.

Tất cả những kết quả nghiên cứu thực trạng này sẽ là cơ sở thực tiễn gợi mở cho việc đề xuất, hoàn thiện biện pháp quản lý hoạt động TCM KHTN ở các trường THCS trên địa bàn bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại chương 3 của đề tài này.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG THCS HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TCM KHTN đã trình bày ở chương 1, căn cứ vào kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động TCM KHTN trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở chương 2 và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Các biện pháp này được đề xuất dựa vào các nguyên tắc chủ yếu như sau:

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Hoạt động giáo dục cần đảm bảo đạt được mục tiêu giáo dục mà Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 của Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ về nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo. Mục tiêu, nội dung, chương trình được đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và trên thế giới. Đồng thời, thích ứng với nhu cầu nguồn nhân lực cho lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, từng vùng và từng địa phương.

Để đảm bảo tính mục tiêu, mọi hoạt động đều phải đảm bảo tính pháp quy. Sự chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường đều phải căn cứ vào Luật Giáo dục, các văn bản chỉ đạo của Ngành, Bộ, Sở GD&ĐT.

3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ

Yêu cầu này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý của hiệu trưởng nhà trường, trong đó, tập trung vào việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS, điều hành hoạt động dạy học và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy học trong nhà trường. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp cần chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp của đội ngũ GV, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp thì mới có thể phát huy được thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý đề xuất cần phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, thực trạng quản lý hoạt động TCM trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/06/2023