Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Thcs.


lý luận, vận dụng đánh giá thực trạng, người nghiên cứu đề xuất những biện pháp cần thiết, khả thi trong QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường này.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phân tích, tổng hợp các tài liệu về lý thuyết nghiên cứu phục vụ nghiên cứu của đề tài như: QL, QL giáo dục, QL nhà trường, QL HĐDH, QL dạy học theo hướng tích hợp, QL dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp.

- Phân loại, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến HĐDH các môn KHTN theo hướng tích, QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được thiết kế với mục đích khảo sát thực trạng HĐDH và QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập thêm thông tin về thực trạng HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp và công tác QL HĐDH các môn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng; giải thích một số vấn đề nhằm làm rõ thêm nội dung phiếu điều tra và nêu được giải pháp mang tính cá nhân nhằm nâng tính khả thi, cần thiết của công tác này.


Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng - 3

7.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng các công cụ thống kê như phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý số

liệu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và khuyến nghị, và phần phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:


Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở trường THCS.

Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Chương 3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Ken Wilber (1973) trong tác phẩm “The Spectrum of Consciousness (1973)” đề xuất sự liên kết kiến thức bằng nhiều cách khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề nào đó của nhận thức thế giới xung quanh. Đây được xem như một lý thuyết về sự tích hợp từ những kiến thức rời rạc thành một khối thống nhất để tương tác vào các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Bằng sự tích hợp này con người có thể thâm nhập vào các cấu trúc khác nhau trên cơ sở nhận thức những vấn đề then chốt thông qua sự tương tác của các mặt trong khối kiến thức được kết nối lại với nhau.

Dạy học tích hợp “Integrated teaching” là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong những năm gần đây. Các nước có nền giáo dục tiên tiến đã ứng dụng vào trường học phổ thông và có những thành quả vượt trội so với HĐDH truyền thống. Tuy nhiên, sự xuất hiện thuật ngữ dạy học tích hợp mới chỉ được “khai thác” rộng rãi trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu XXI.

Theo Xavier Roegiers “Dạy học tích hợp phải dựa trên cơ sở nền tảng kiến thức trước đó của HS, quá trình tổ chức dạy học tích hợp là quá trình đưa HS gần với thực tế cuộc sống nhất. Đây là quá trình góp phần hình thành năng lực của người học một cách rõ ràng nhất”. Bản chất của dạy học quan điểm của Xavier Roegier tích hợp là “phương pháp” khi dạy tích hợp bắt buộc phải sử dụng kiến thức liên môn, đây là một cấu trúc thống nhất trong một chỉnh thể được xác định trước nhằm hướng tới việc phát triển năng lực của của người học và đưa người học xích lại gần hơn với cuộc sống. Nếu nhà trường dạy học dựa trên khái niệm căn bản của môn học thì sẽ làm cho HS khó có sự kết nối từ các lĩnh vực tri thức khác nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ của cuộc sống. Theo ông hiện tượng dạy học này sẽ dẫn đến sự “mù chức năng” trong học


tập của HS nếu không có sự QL tốt các bước thiết kế chương trình và thực hiện HĐDH của giáo viên (Xavier Roegiers, 1996).

Tháng 9 năm 1968, “Hội nghị tích hợp về việc giảng dạy các khoa học” đã được Hội đồng Liên quốc gia về giảng dạy khoa học được tổ chức tại Varna (Bungari), với sự bảo trợ của UNESCO. Hội nghị đã khẳng định “Chúng ta phải dạy học tích hợp và tích hợp khoa học là gì?” (Nguyễn Kim Hồng & Huỳnh Công Minh Hùng, 2013).

Theo Jones Casey “quá trình dạy học tích hợp phải là sự kết hợp hài hòa giữa các loại kiến thức với nhau nhằm “tôn vinh” kiến thức trọng tâm cần chuyển tải. Cái quan trọng nhất trong dạy học tích hợp là sự giao thoa, khúc xạ của các tầng lớp kiến thức trong cùng một chỉnh thể”. Như vậy, công tác QL hoạt động dạy học tích hợp cần chú ý đến sự liên kết các kiến thức cùng loại thuộc nhiều bộ môn khác nhau, đồng thời sự tích hợp cũng là quá trình vận dụng nhiều loại phương pháp khác nhau trong dạy học sao cho hài hòa và hiệu quả nhất (Jones Casey, 2009).

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Tích hợp trong dạy học là quá trình tổ chức của giáo viên về các hoạt động liên quan đến bài học nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho HS tiếp nhận tri thức một cách nhanh chóng và phù hợp nhất. Trong hoạt động tích hợp của HĐDH người gíao viên phải biết liên hệ, kết nối các nguồn tri thức khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều môn học thành một khối thống nhất nhằm nhấn mạnh hay hỗ trợ “kiến thức lõi” của môn học. Thông qua đó HS tiếp cận vấn đề một cách phong phú và đa dạng hơn.

Theo Nguyễn Minh Thuyết “Dạy học tích hợp là quá trình huy động kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của chương trình giáo dục phổ thông nhằm giúp HS tiếp cận kiến thức mới một cách nhanh và hiệu quả nhất”. Trong đó vai trò của người giáo viên là người tổ chức hướng dẫn và gợi mở cho HS cách thức vận dụng các nền tảng kiến thức khác nhau có liên quan đến môn học nhằm giúp HS tiếp cận vấn đề một các nhanh và sát với thực tế cuộc sống nhất. Như vậy, theo ông “Quan điểm phổ biến về khâu đột phá trong giáo dục hiện nay là QL và cán bộ (giáo viên)” (Nguyễn Minh Thuyết, 2018).


Theo Hoàng Thị Tuyết “Xu hướng tích hợp còn được gọi là xu hướng liên hội đang được thực hiện trên nhiều bình diện, cấp độ trong quá trình phát triển các chương trình giáo dục” (Hoàng Thị Tuyết, 2012).

Theo Đinh Quang Báo “dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống”. Tùy thuộc vào từ nội dung môn học, bài học mà có sự lồng ghép khác nhau giữa các khối kiến thức với nhau. Điều quan trọng là giáo viên phải nhận diện được khối kiến thức lõi cần sự hỗ trợ của những kiến thức lĩnh vực nào rồi từ đó thiết kế chương trình môn học và tổ chức QL các hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với kế hoạch bài dạy đã được chuẩn bị trước. Ông cho rằng để trả lời câu hỏi “tại sao phải dạy học tích hợp các môn KHTN hay KHXH” 1) Thứ nhất, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn cội…Để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay đang ngày càng xuất hiện các môn khoa học “liên ngành”. 2) Thứ hai, trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức, kĩ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường, nhưng lại rất cần chuẩn bị cho HS để họ có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống; do đó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đó thông qua các môn học. 3) Thứ ba, do tích hợp mà các kiến thức gần nhau, liên quan với nhau sẽ được nhập vào cùng một môn học nên số đầu môn học sẽ giảm bớt, tránh được sự trùng lặp không cần thiết về nội dung giữa các môn học” (Đinh Quang Báo, 2015).

Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, việc dạy học tích hợp các môn KHTN chủ yếu là cấp học Tiểu học ở bộ môn Khoa học, cấp THCS tinh thần tích hợp chỉ thực hiện ở những mức thấp như: liên hệ, phối hợp kiến thức thuộc các môn riêng lẻ để giải quyết các vấn đề trong quá trình dạy học. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương đổi mới căn bản giáo dục phổ thông của Quốc hội. Bộ giáo dục và đào


tạo phối hợp với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu, đẩy mạnh việc xây dựng các chuyên đề tích hợp, chương trình giáo dục phổ thông mang tính tích hợp.

Các nghiên cứu về DHTH như: Đỗ Hương Trà “Nghiên cứu dạy học tích hợp liên môn: Những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học” nêu rõ “Để đảm bảo các nguyên tắc của dạy học tích hợp liên môn cùng với việc xây dựng và lựa chọn chủ đề dạy học giúp các giáo viên hình dung sơ bộ tình huống dạy học và ý thức được tiến trình sư phạm nhằm đưa người học vào hoạt động tìm tòi khám phá. Dạy học liên môn có thể dẫn đến việc thay đổi tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở nhà trường. Có thể tổ chức các nhóm giáo viên hoạt động xung quanh các chủ đề liên môn. Dạy học liên môn có thể làm thay đổi cấu trúc của chương trình dạy học. Chương trình dạy học ngoài cách tổ chức kiến thức phân chia cắt theo lát cắt dọc theo trình tự nội dung các môn học, mà còn được cấu trúc theo lát cắt ngang, xoay quanh việc giải quyết các vấn đề phức hợp trong một chủ đề xuyên suốt” (Đỗ Hương Trà, 2016).

Lý Siều Hải: Luận văn thạc sĩ “QL HĐDH theo hướng tích hợp tại trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh” đã kết luận “Hoạt động dạy học tích hợp bao gồm: Mục tiêu hoạt động dạy học tích hợp; nội dung, chương trình dạy học theo hướng tích hợp; hình thức kiểm tra đánh giá; qui trình tổ chức dạy học theo hướng tích hợp. QL hoạt động dạy học theo hướng tích hợp gồm: QL nội dung dạy học theo hướng tích hợp; QL nội dung dạy học theo hướng tích hợp; QL điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học theo hướng tích hợp” (Lý Siều Hải, 2015).

Nguyễn Thị Thịnh; Luận văn thạc sĩ “QL HĐDH theo hướng tích hợp ở các trường THCS quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” nêu rõ “Dạy học tích hợp ở trường THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; làm quá trình dạy học trong nhà trường thực sự có ý nghĩa; thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức đã học; phát triển năng lực người học; giảm bớt những kiến thức trùng lặp giữa các môn học. QL hoạt động dạy học tích hợp phải thực hiện các nội dung QL gồm: QL việc phân công chuyên môn cho GV; QL việc thiết kế và chuẩn bị giờ dạy trên lớp; QL hồ sơ chuyên môn, QL trang thiết bị dạy học và một số nội dung khác” (Nguyễn Thị Thịnh, 2016).


Trên đây là những công trình nghiên cứu về HĐDH tích hợp và QL HDDH tích hợp. Các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu DHTH và QL HĐDH tích hợp nói chung, chưa đề cập cụ thể đến HĐDH tích hợp và QL HĐDH tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Hoạt động dạy học theo hướng tích hợp

1.2.1.1. Tích hợp

Theo từ điển Tiếng Việt “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp” (Từ điển Tiếng Việt, 2000).

Từ điển Giáo dục học định nghĩa tích hợp là “Hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học” (Bùi Hiền, 2001).

Theo Đỗ Hương Trà “Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất sự hòa hợp, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất của các thành phần đối tượng chức không phải là phép cộng đơn giản những thuộc tính của thành phần ấy. Như vậy tích hợp có hai thuộc tích cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau và quy định lẫn nhau đó là tính lên kết và tính toàn vẹn” (Đỗ Hương Trà, 2016).

Theo Dương Sĩ Tiến: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức là các khái niệm thuộc các môn khoa học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó” (Viện nghiên cứu Giáo dục, 2014).

Theo tài liệu bồi dưỡng chuyên đề của sở giáo dục và đào tạo Tp Hồ Chí Minh thì tích hợp trong dạy học là “các nội dung trong môn học, nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội dung có liên quan trong một môn học, vừa đặt ra những tình huống đòi hỏi HS vận dụng các kiến thức kĩ năng môn học để giải quyết vấn đề” (Sở Giáo dục Tp HCM, 2017).

Như vậy, tích hợp là sự liên kết các thành tố có mối liên hệ nào đó với nhau. Khi các thành tố này tham gia vào một hoạt động thì kết quả đạt được sẽ dễ dàng hơn.


Các yếu tố có liên quan có thể là cùng một chuyên ngành (tự nhiên, xã hội) hay là sự kết hợp giữa các chuyên ngành lại với nhau nhằm tạo ra một chỉnh thể thống nhất khi tham gia vào một nhiệm vụ cụ thể.

Từ những nhận xét trên đây người nghiên cứu nhận thấy tích hợp là sự tổ hợp các thuộc tính cùng loại có mối liên hệ mật thiết với nhau về một vấn đề nào đó. Đây là một chỉnh thể thống nhất được liên kết trên cơ sở hòa hợp các sự vật hiện tượng khác nhau nhằm giải quyết một hoạt động nhận thức nào đó.

1.2.1.2. Hoạt động dạy học

Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là một trong những con đường để thực hiện mục đích giáo dục. Nhiều nhà khoa học đã tiếp cận khái niệm dạy học từ cơ sở lý luận của quá trình giáo dục tổng thể. Mặt khác, xét quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của hoạt động, một số tác giả đã luận giải về nội hàm của khái niệm dạy học từ những góc độ khoa học khác nhau.

Theo Trần Thị Hương “HĐDH là hoạt động tương tác, phối hợp và thống nhất biện chứng giữa hoạt động chủ đạo của người dạy và hoạt động tự giác tích cực, chủ động của người học nhằm thực hiện mục tiêu dạy học” (Trần Thị Hương, 2014).

Trong hoạt động học giáo viên đóng vai trò thiết kế các hoạt động. Đồng thời giáo viên là người tổ chức các hoạt động lĩnh hội, trải nghiệm sao cho việc tiếp thu tri thức diễn ra một các tự nhiên và phù hợp với từng cá nhân. Quá trình tiếp nhận của HS căn cứ vào cách thức tổ chức của giáo viên dựa trên yêu cầu nhiệm của từng bài học cụ thể. HS căn cứ vào từng nhiệm vụ để sử dụng các thao tác, phương tiện phù hợp với nhu cầu hứng thú của ban thân để tiếp nhận tri thức trong quá trình thực hiện các hoạt động mà giáo viên tổ chức.

Theo Đỗ Linh và Lê Văn: “Dạy học là quá trình cộng tác giữa thầy và trò nhằm điều khiển - truyền đạt và tự điều khiển - lĩnh hội tri thức nhân loại nhằm thực hiện mục đích giáo dục” (Đỗ Linh và Lê Văn, 2006).

Theo Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì HĐDH là “là một hệ toàn vẹn gồm các hoạt động dạy và hoạt động học luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau. Sự tương tác giữa dạy và học mang

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 11/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí