Ngay cả những năng lực rất yếu cũng có thể được phát triển, nâng cao bằng con đường kiên trì luyện tập một cách có hệ thống. Khi xem xét bản chất năng lực, cần chú ý ba dấu hiệu cơ bản sau : Thứ nhất, năng lực là sự khác biệt về tâm lý cá nhân, làm cho người này khác người kia. Thứ hai, năng lực là sự khác biệt có liên quan đến hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định của người đó. Thứ ba, năng lực làm cho việc tiếp thu các kĩ năng, kĩ xảo trở nên dễ dàng hơn.
Người lãnh đạo cần biết năng lực của người dưới quyền để đánh giá đúng họ và giúp họ phát huy năng lực theo hướng cần thiết và giao nhiệm vụ tương xứng với năng lực của họ. Việc phát hiện ra năng lực của người lao động thường căn cứ vào những dấu hiệu sau đây : Đó là, sự hứng thú với công việc nào đó, sự dễ dàng tiếp thu nghề nghiệp, và hiệu suất lao động trong lĩnh vực nào đó.
2. Tâm lý trong kinh doanh
Tâm lý trong kinh doanh hay chính là tâm lý học quản trị doanh nghiệp có “ đối tượng trực tiếp là đời sống tâm hồn của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp „[11, tr.7]. Đó là đời sống tâm hồn của nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhân viên dưới quyền, bao gồm tâm tư, tình cảm, ước mơ, nguyện vọng, niềm tin ... được thể hiện thông qua các hoạt động tâm lý của họ như nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, ý chí và hành động.
Tâm lý trong kinh doanh bao gồm tâm lý của các đối tượng sau :
- Tâm lý nhà lãnh đạo quản trị kinh doanh
- Tâm lý của nhân viên làm việc trong doanh nghiệp
- Tâm lý khách hàng và người tiêu dùng
- Tâm lý của nhóm người : các nhà quản lý, nhóm khách hàng, nhóm người lao động
Có thể bạn quan tâm!
- Một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 1
- Một số đặc điểm tâm lý và đạo đức trong kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 2
- Đạo Đức Của Người Lãnh Đạo, Nhà Quản Lý Doanh Nghiệp
- Vai Trò Của Tâm Lý Và Đạo Đức Kinh Doanh Trong Quản Trị Doanh Nghiệp
- Khái Quát Chung Về Năng Lực Của Nhà Lãnh Đạo Việt Nam
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, do hạn chế về mặt thời gian nên người nghiên cứu chỉ xin đi sâu nghiên cứu về hai mảng tâm lý trong kinh doanh, đó là tâm lý nhà lãnh đạo quản trị kinh doanh và tâm lý nhân viên làm việc trong doanh nghiệp.
2.1. Tâm lý nhà lãnh đạo, nhà quản trị kinh doanh
Nhà kinh doanh với tư cách là chủ thể của hoạt động kinh doanh là nhân tố quyết định hàng đầu đến sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh. Tâm lý của nhà lãnh đạo (nhà quản trị kinh doanh) là một trong những yếu tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Một số yếu tố tâm lý của nhà lãnh đạo (nhà quản trị kinh doanh) có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh đó là: Nhu cầu, động cơ của nhà kinh doanh; Quan điểm kinh doanh; niềm tin của nhà kinh doanh; tính cách, khí chất của nhà kinh doanh; uy tín, phong cách lãnh đạo, quản lý của nhà kinh doanh và quản trị kinh doanh Tuy nhiên , bốn nhân tố cơ bản của tâm lý nhà lãnh đạo mà người nghiên cứu muốn chú trọng ở đây chính là : Nhân cách, phong cách, uy tín, và năng lực của nhà lãnh đạo doanh nghiệp. (xem hình 2)
Hình 2: Các khía cạnh tâm lý người lãnh đạo3
Nhân cách
Phong cách quản trị kinh doanh
Tâm lý nhà lãnh đạo, quản trị kinh doanh
Uy tín người lãnh đạo
Năng lực
3 TS. Lê Văn Thái, Ths. Đặng Thị Lan : Tâm lý và đạo đức kinh doanh. Đại học ngoại thương Hà Nội. 2004
Nhân cách là “toàn bộ những đặc điểm tâm lý đã ổn định của cá nhân tạo nên giá trị xã hội và hành vi xã hội của cá nhân „[5, tr.39]. Khi được sinh ra cá nhân chưa phải là một nhân cách. Nhân cách hình thành trong quá trình cá nhân sống và lớn lên trong xã hội. Tùy theo điều kiện sống mà nhân cách mới phát triển theo chiều hướng nào. Thông thường khi ý thức phát triển đến một trình độ nào đó thì nhân cách mới bắt đầu phát triển. Sự hình thành và phát triển của nhân cách phụ thuộc vào các nhân tố sau: Đặc điểm bẩm sinh di truyền, giáo dục của gia đình và nhà trường (đóng vai trò chủ đạo), hoạt động cá nhân và qua hoạt động giao lưu. Nhân cách (đạo đức và tài năng) của nhà kinh doanh (nhà quản tri kinh doanh) là yếu tố tâm lý cơ bản tham gia qui định chất lượng và hiệu qủa của hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị kinh doanh.
Phong cách quản trị kinh doanh hay phong cách lãnh đạo là “cách thức làm việc của nhà lãnh đạo, là kiểu hoạt động đặc thù của nhà lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo với yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý „ [12, tr.39]. Phong cách quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh. Phong cách quản lý kinh doanh được quy định bởi các yếu tố tâm lý chủ thể như : Quan điểm quản lý; động cơ, mục đích quản lý; kiến thức, kinh nghiệm quản lý; tính cách, khí chất của nhà quản lý; năng lực quản lý...
Phong cách quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tuợng trong quá trình quản lý. Theo K. Lewin có ba phong cách quản lý cơ bản đó là : Phong cách độc tài, phong cách dân chủ và phong cách tự do. Để quản lý và lãnh đạo trong kinh doanh có hiệu quả, chủ thể phải lựa chọn những phong cách quản lý thích hợp tùy theo đặc điểm của đối tượng và tình huống quản lý.
Uy tín là “ khả năng tác động của nhà quản trị đến những người khác (cá nhân hay tập thể lao động) nhằm làm cho họ tin tưởng, phục tùng, tuân theo mình một cách tự giác „[11, tr.70]. Uy tín của nhà kinh doanh bao gồm quyền uy và sự tín nhiệm. Quyền uy của nhà kinh doanh được thể hiện trong tổ chức, trong doanh nghiệp và trong quan hệ xã hội. Sự tín nhiệm ở đây chính là sự tín nhiệm của người lao động, của bạn hàng và của khách hàng đối với nhà lãnh đạo kinh doanh. Để có được niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng đòi hỏi nhà kinh doanh phải có tài có đức, có phong cách kinh doanh đúng đắn và hiệu quả. Uy tín của nhà kinh doanh cũng như của doanh nghiệp có được chủ yếu còn nhờ ở chất lượng và giá cả sản phẩm, tinh thần thái độ phục vụ, sự quan tâm đúng đắn đến lợi ích của khách hàng và người lao động.
Năng lực của người lãnh đạo bao gồm “ năng lực tổ chức quản lý - năng lực ra quyết định, năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn „[11, tr.83]. Năng lực tổ chức quản lý của người lãnh đạo được thể hiện qua năng lực nhận thức, quan sát và thu thập các thông tin một cách nhanh chóng, đúng đắn. Năng lực này rất cần thiết đối với nhà quản trị, vì cơ sở tâm lý của nó là sự phản ánh nhanh chóng đầy đủ chính xác các đặc tính tâm lý của mọi người, xác định đúng đắn những diễn biến tâm lý ở con người trong những tình huống thực tế. Năng lực chuyên môn của người lãnh đậo được thể hiện ở sự hiểu biết một cách sâu sắc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, nhà quản trị còn phải biết tổ chức chỉ đạo để thực hiện các quyết định, kiểm soát các hoạt động để có thể điều chỉnh chúng sao cho có kết quả phù hợp với mục tiêu đề ra. Năng lực sư phạm là hệ thống những đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo cho nhà quản trị có những ảnh hưởng tích cực trên phương diện giáo dục đối với nhân viên dưới quyền và cả những người khác trong doanh nghiệp.
2.2. Tâm lý nhân viên làm việc trong doanh nghiệp
Người lao động trong doanh nghiêp là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là tâm lý người lao động. Một số yếu tố
tâm lý của người lao động ảnh hưởng đến hiệu quả của họat động kinh doanh bao gồm: Nhu cầu, lợi ích của người lao động; những động cơ làm việc của người lao động; trình độ nghề nghiệp của người lao động; phẩm chất, năng lực của người lao động; tính tích cực của người lao động. (xem hình 3)
Hình 3 : Các khía cạnh tâm lý của người lao động4
Nhu cầu lợi ích (động cơ)
Tâm lý người lao động
Kiến thức, kĩ năng, nghề nghiệp
Năng lực nghề nghiệp
Tình cảm, đạo đức, thái độ hành vi
Những đặc điểm ý chí
Có thể hiểu động cơ của con người nói chung và người lao động trong doanh nghiệp nói riêng theo hai khía cạnh. Thứ nhất, “động cơ là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc của con người, nó thúc đẩy con người hoạt động theo một mục tiêu nhất định, nhằm làm thỏa mãn những nhu cầu và tình cảm của con người” [11, tr.35]. Thứ hai, động cơ được hiểu là “ một trạng thái căng thẳng, thúc đẩy con người làm
4 TS. Lê Văn Thái, ThS. Đặng Thị Lan : Tâm lý và đạo đức kinh doanh. Đại học ngoại thương Hà Nội 2004
một cái gì đó để giảm bớt cảm giác thiếu thốn, tức là để thỏa mãn một nhu cầu” [11, tr.36].
Mỗi con người, dù ở một lứa tuổi nào, nam hay nữ, thuộc dân tộc, quốc gia hay tôn giáo nào cũng đều có nhu cầu và tình cảm. Nhu cầu là những gì cá nhân cần được thỏa mãn để sống để hoạt động. Khi nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu cầu khác lại xuất hiện. Có hai loại nhu cầu: Nhu cầu vật chất (nhu cầu tự nhiên) là nhu cầu chủ yếu do bản thân sinh ra như ăn mặc ở, phương tiện sinh hoạt, duy trì nòi giống và nhu cầu tinh thần (nhu cầu xã hội) chủ yếu do tâm lý tạo nên nói lên bản chất xã hội của con người. Bất cứ nhu cầu nào (vật chất hay tinh thần) đều có đối tượng để thỏa mãn hay tạo nên một động cơ thúc đẩy họ giành được đối tượng đó nhằm đáp ứng nhu cầu của họ. Quá trình thỏa mãn nhu cầu của con người thường trải qua ba giai đoạn tương ứng với ba trạng thái của xúc cảm (tình cảm) đó là: Trước hết là cảm giác khó chịu bứt rứt khi nhu cầu xuất hiện thúc đẩy động cơ làm việc để thỏa mãn nhu cầu, sau đó đến cảm giác sung sướng khoan khoái khi nhu cầu được thỏa mãn, và cuối cùng là cảm giác chán ngán đối tượng cũ khi nhu cầu được thỏa mãn đến mức bão hòa. Nhìn chung, động cơ của con người rất khó nắm bắt bởi vì con người thường hay che đậy, bao che động cơ thực của mình bằng nhiều cách. Mặt khác, động cơ luôn luôn biến đổi theo thời cuộc nên khó có thế nhận biết được rạch ròi và đầy đủ động cơ của mỗi người.
Bên cạnh đó, kiến thức và năng lực nghề nghiệp cũng ảnh hưởng tới tâm lý của con người. Khi làm trong một lĩnh vực này thì tâm lý của một người sẽ có những đặc điểm riêng khác biệt với những người làm trong các ngành khác. Ví dụ như những nhân viên trong ngành công nghệ thông tin sẽ có khả năng nắm bắt nhanh chóng về thay đổi về môi trường công nghệ, ngược lại công nhân trong ngành sản xuất thủy hải sản lại tỷ mỷ khéo léo trong các công việc của họ hơn là thạo về công nghệ thông tin.
Xét tới nhân tố tâm lý cuối cùng, ý chí được hiểu là “một phẩm chất tâm lý của con người, giúp họ vượt qua những khó khăn trở ngại trong hành động. Nó thường được thể hiện bằng sự nỗ lực hành động. ý chí biểu hiện tính tích cực của con người trong đời sống của họ” [11, tr.33]. Vì vậy, ý chí có vai trò quan trọng trong đời sống
của mỗi nưgời, nó tạo nên sức mạnh của họ, làm cho họ đạt được mục tiêu của mình, nâng cao hiệu quả công việc. Đó chính là sức mạnh tinh thần của con người.
Mặt khác, ý chí là nhân tố quan trọng tạo nên bản lĩnh con người, bởi vì nó chứa đựng các phẩm chất như: tính mục đích, tính độc lập, sự quyết đoán, sự kiên trì, dũng cảm, tính tự chủ, tính kiềm chế hay sự chịu đựng… Tính độc lập thể hiện ở chỗ con người biết đặt ra cho mình mục đích và hành động theo ý mình. Tính cương quyết thể hiện ở chỗ con người biết thông qua các quyết định đã được suy nghĩ đầy đủ một cách không chần chừ, do dự. Tính kiên cường là phẩm chất đảm bảo tập trung không ngừng sức lực trong một thời gian dài nhằm thực hiện mục đích đã đề ra. Tính tự kiềm chế thể hiện con người biết làm chủ mình trong mọi tình huống.
Có thể nói, ý chí là phẩm chất không thể thiếu được để con người vươn lên trong cuộc sống, trong công tác cũng như trong sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, ý chí không tồn tại độc lập mà tồn tại trong các hành động. Những hành động có ý chí tham gia vào gọi là hành động ý chí. Đó là hành động có mục đích, có kế hoạch, có sự tham gia điều chỉnh của ý thức, chính những hành động có ý thức này tạo nên giá trị xã hội, tạo nên kết quả và hiệu quả cao trong hoạt động của con người.
II. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1. Các khái niệm cơ bản về đạo đức kinh doanh
1.1. Định nghĩa đạo đức
Cũng giống như tâm lý, đạo đức cũng là một phạm trù đặc trưng của xã hội loài người. Nó gắn liền với cuộc sống, nó có mặt trong tất cả các hoạt động của con người, trong giao tiếp xã hội và trong kinh doanh. Phạm trù của đạo đức là đề cập đến mối quan hệ con người và các quy tắc ứng xử trong mối quan hệ giữa con người với con người trong các hoạt động sống. Chính vì vậy, để định nghĩa được “đạo đức” là điều hết sức khó khăn và có lẽ là điều không thể làm được. Người ta chỉ có thể đưa ra các khái niệm chung về đạo đức. Theo từ điển điện tử American Heritage Dictionary thì: “Đạo đức là sự nghiên cứu về bản chất và nền tảng của đạo lý trong mối quan hệ con
người trong đó đạo lý được hiểu là sự công bằng, chuẩn mực và quy tắc ứng xử”. Từ góc độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng - cái sai và sự phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng- cái sai, triết lý về cái đúng- cái sai , quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên của một nghề nghiệp”.
Theo đó, chức năng cơ bản của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục.
Tiếp tục đi theo cách hiểu này chúng ta sẽ làm rõ hơn vấn đề “đạo đức kinh doanh”
1.2. Định nghĩa đạo đức kinh doanh
Từ năm 2000 đến nay, ĐĐKD trở thành lĩnh vực nghiên cứu đang được phát triển. Các vấn đề của đạo đức kinh doanh đang được tiếp cận, xem xét từ nhiều góc độ khác nhau: từ luật pháp triết học và khoa học xã hội khác. Nhưng cho đến nay vẫn còn khá nhiều mâu thuẫn xung quanh khái niệm ĐĐKD. Tuy nhiên để thuận lợi cho những nghiên cứu tiếp theo, chúng ta thống nhất sử dụng định nghĩa ĐĐKD được đưa ra trong giáo trình Văn hóa kinh doanh của trường Đại học Kinh tế quốc dân: “Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh” [1, tr.10]. Theo đó, các nguyên tắc là chuẩn mực của ĐĐKD là: tính trung thực; tôn trọng con người; gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội; bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
2. Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh
Để xem xét đúng đắn các khía cạnh thể hiện của ĐĐKD trong doanh nghiệp, tác giả tiếp cận dưới góc độ chủ thể của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. Đó là đạo đức của nhà lãnh đạo, nhà quản lý hoạt động của doanh nghiệp và đạo đức của bản thân người lao động trong doanh nghiệp đó.