Ql Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Thcs


Stt

Nội dung

Tỉ lệ (%)

ĐTB

ĐLC

TH

Đạt

mức

T

Khá

ĐYC

KĐYC


7

Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức liên hệ thực tế trong quá trình học tập

tích hợp nhiều môn.


12,0


65,9


20,9


1,2


2,89


0,61


7


Khá


8

Tổ chức cho HS vận dung kiến thức giải thích

các tình huống thực tế


12,0


65,9


20,9


1,2


2,89


0,61


7


Khá


9

Tổ chức cho HS tham quan thực tế có kết hợp các kiến thức được học để giải thích các hiện tượng trong đời sống,

sản xuất.


74,2


12,0


13,2


0,6


3,60


0,74


1


Tốt


10

Tổ chức HS trao đổi kinh nghiệm học tập theo các

chủ đề tích hợp


8,4


74,8


15,6


1,2


2,90


0,53


5


Khá


11

Chỉ đạo GV thường xuyên đánh giá kết quả học tập của HS, GV hướng dẫn HS điều

chỉnh hoạt động học


9,0


81,4


6,6


3,0


2,96


0,53


3


Khá

ĐTB chung

2,92

Đạt mức

Khá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng - 10

Qua kết quả khảo sát thực trạng QL hoạt động học các môn KHTN của HS theo hướng tích hợp ở trường THCS với ĐTB 2,92 đạt mức “ khá” cho thấy có sự quan tâm, chỉ đạo tốt của đội ngũ CBQL công tác QL hoạt động học các môn KHTN của HS theo hướng tích hợp ở trường THCS. Có sự chú trọng đổi mới hình thức học theo


mục tiêu hướng vào người học, chỉ đạo tốt việc sử dung các phương tiên kỹ thuật dạy học hiện đại.

Những nội dung có diểm khảo sát cao nhất bảng là “Tổ chức cho HS tham quan thực tế có kết hợp các kiến thức được học để giải thích các hiện tượng trong đời sống, sản xuất.” điểm trung bình 3,60 đạt mức “tốt” có 74,2 % đồng ý kết quả.

Nội dung “Chỉ đạo GV hướng dẫn HS sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại phù hợp với dạy học liên môn; Chỉ đạo GV thường xuyên đánh giá kết quả học tập của HS, GV hướng dẫn HS điều chỉnh hoạt động học” có điểm trung bình 3,0 và 2,96 đạt mức “khá”, độ lệch chuẩn 0,45 và 0,53 điều này cho thấy đa số CBQL và GV các trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo khá – tốt nội dung này.

Nội dung “Chỉ đạo GV bồi dưỡng cho HS năng lực học tập theo các chủ đề tích hợp liên môn; Tổ chức HS trao đổi kinh nghiệm học tập theo các chủ đề tích hợp” có điểm trung bình 2,90. Điểm số khá cao cho thấy các đánh giá của khảo sát nhận định hoạt động bồi dưỡng năng lực tiếp nhận tri thức cho HS của giáo viên đạt mức độ “khá”. Nếu dạy học truyền thống chủ yếu tập trung vào nội dung của kiến thức thì dạy học tích hợp coi trọng năng lực của hoạt động. Sự chuyển đổi này mang tính căn bản trong dạy học hiện đại. Bản thân HS không thể tiếp cận một các có hiệu quả cách học này bằng chính khả năng của các em mà phải có sự định hướng, hướng dẫn của giáo viên nhằm định hướng các thao tác nhận thức trên những hoạt động cụ thể của nhiệm vụ học tập. Vai trò của giáo viên quyết định rất lớn đến kết quả học của HS. Theo đánh giá của khảo sát, hiện nay ở các trường giáo viên rất tích cực tham gia bồi dưỡng những kĩ năng cho HS dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm hoàn thiện năng lực tiếp nhận tri thức trong dạy học tích hợp một cách bài bản và có hệ thống. Như vậy, hoạt động bồi dưỡng năng lực cho HS nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS trong dạy học tích hợp hiện nay ở một số trường vẫn cần có những cải tiến cho phù hợp hơn với tình hình thực tế. Đây cũng là điều mà các nhà QL cần quan tâm chú trọng hơn trong việc đôn đốc giáo viên thực hiện nhiệm vụ này.

Các nội dung “Tổ chức thực hiện nội quy, nề nếp học tập các môn KHTN; Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức liên hệ thực tế trong quá trình học tập tích hợp nhiều môn; Tổ chức cho HS vận dung kiến thức giải thích các tình huống thực tế” có


ĐTB đạt 2,89 đạt mức “khá”. Hiệu quả QL các nội dung trên có liên quan mật thiết đến kết quả giảng dạy của giáo viên và học tập của HS. Thái độ và tinh thần tiếp thu bài giảng của HS phải được giáo viên giảng dạy bộ môn luôn quan tâm khích lệ, nghĩa luôn tạo cho các em sự hăng say, niềm hứng khỏi trong học tập. Để làm được điều đó giáo viên phải là người khơi nguồn cảm hứng cho các em luôn luôn đặt các em vào các tình huống có vấn đề phù hợp với năng lực và nhu cầu giải quyết nhiệm vụ học tập. Ngoài ra cán bộ QL các cấp phải thường xuyên động viên, nhắc nhở giáo viên soạn thảo giáo án sao cho phù hợp với tính vừa sức chung và vừa sức riêng của các thành viên trong lớp. CBQL tổ chuyên môn thường xuyên quan tâm hỗ trợ giáo viên và cách thức tiếp cận năng lực của HS sao cho hiệu quả và có tính khả thi nhất. Vì ngoài việc chuyển tải tri thức kinh nghiệm, phù hợp với năng lực của HS thì người giáo viên còn phải biết các hướng dẫn quá trình tiếp cận tri thức cho HS sao cho phù hợp với đặc điểm của các em nên sự quan tâm của các nhà QL đối với năng lực của giáo viên trong lĩnh vực này là hết sức quan trọng. Ngoài ra, trong dạy học tiếp cận năng lực thì hình thức trải nghiệm thực tế nhằm đưa nhận thức và hành động của HS xích lại gần hơn với thực tế cuộc sống là điều bắt buộc và có tính vận dụng cao trong dạy học liên môn. Cho nên, công tác QL phải hết sức chú trọng trong hoạt động giáo dục này của giáo viên. Các nhà QL phải nắm vững chuyên môn về lĩnh vực kiến thức giảng dạy và vận dụng linh hoạt các hình thức QL phù hợp, nhằm tạo điều kiện tốt cho tất cả giáo viên và HS thực hiện thành công các hoạt động dạy học có hiệu quả nhất.

Nội dung có điểm số thấp nhất bảng là “Chỉ đạo GV bồi dưỡng cho HS phương pháp học tập tích cực phù hợp với nội dung dạy học liên môn” điểm trung bình 2,87 đạt mức “khá” của bảng 2.12 thứ thứ hạng thấp cho thấy, đánh giá QL về công tác chỉ đạo cho giáo viên bồi dưỡng HS cách thức tiếp cận và giải quyết các nhiệm vụ học tập hiện nay chưa thực sự tốt. Nhà QL chưa thực sự đôn đốc và có biện pháp quyết liệt nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động này của giáo viên. Bản thân HS không thể phân giải các tri thức một cách hiệu quả nhằm tiếp nhận kĩ năng và kiến thức các bài học có tính hợp đa môn, mà điều này cần sự hỗ trợ rất nhiều từ các hướng dẫn thao tác và hành động từ giáo viên. Hoạt động trải nghiệm của HS trong dạy học tích hợp là hoạt động mang tính kiểm chứng năng lực thông qua cách thức và thái độ tiếp cận vấn đề cuộc


sống của HS. Chính điều này rất cần sự quan tâm của nhà QL trong việc thực hiện tổ chức hiệu quả các hoạt động học tập ngoài thực địa cho giáo viên và HS. Độ lệch chuẩn 0,62 cho thấy các ý kiến đánh giá mức độ “trung bình” của họat động này trên thực tế tại các trường hiện nay khá cao.

Như vậy, căn cứ vào kết quả khảo sát về thực trạng QL hoạt động học tập của học sinh hiện nay đạt yêu cầu so với mục tiêu dạy học tích hợp các môn KHTN. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần bổ sung khắc phục về công tác QL để hoạt động học tập ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

2.4.4. QL hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các môn Khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở trường THCS

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong dạy học tích hợp là hoạt động không thể thiếu của tiến trình dạy học, đây là khâu quan trọng vì nó liên quan đến tất cả các khâu trong kế hoạch dạy học. Bảng 2.14 là kết quả khảo sát thực trạng QL hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp.

Bảng 2.14. Thực trạng QL hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS


Stt


Nội dung

Tỉ lệ (%)


ĐTB


ĐLC


TH

Đạt mức

Tốt

Khá

ĐYC

YC


1

CBQL chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng dạy học tích

hợp.


6,6


38,9


35,3


19,2


2,33


0,86


9


ĐYC


2

Phổ biến cho giáo viên về quy định xây dựng hình thức thi, kiểm tra giữa kỳ.


11,4


65,9


20,9


1,8


2,87


0,62


5


Khá



Tỉ lệ (%)

ĐTB

ĐLC

TH



Stt

Nội dung

Tốt

Khá

ĐYC

YC




Đạt

mức


3

CBQL, tổ chuyên môn thống nhất các yêu cầu kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng dạy học

tích hợp


12,0


64,1


20,9


3,0


2,85


0,66


6


Khá


4

Chỉ đạo phối hợp các tổ chuyên môn xây dựng bài kiểm tra, thi theo hướng tích hợp liên

môn


4,8


29,3


27,5


38,4


2,01


0,94


10


ĐYC


5

Chỉ đạo phối hợp giữa các tổ xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra

thi theo hướng tích hợp


8,4


74,8


15,6


1,2


2,90


0,53


2


Khá


6

Tổ chức thực hiện đa dạng các hình thức kiểm tra, thi, đánh giá theo hướng đổi mới nội

dung dạy học


4,2


21,0


33,5


41,3


1,88


0,89


11


ĐYC


7

Chi đạo cách thức cho điểm, vào điểm và đánh giá năng lực của HS theo hướng học liên

môn


13,2


70,6


15,0


1,2


2,96


0,58


1


Khá


8

CBQL phối hợp với tổ bộ môn kiểm tra quá trình thực hiện thi kiểm

tra của giáo viên


12,0


64,1


20,9


3,0


2,85


0,66


6


Khá



Tỉ lệ (%)

ĐTB

ĐLC

TH



Stt

Nội dung

Tốt

Khá

ĐYC

YC




Đạt

mức


9

CBQL, tổ chuyên môn hỗ trợ giáo viên về công tác ra đề thi, thực

hiện kiểm tra, thi.


12,0


65,9


20,9


1,2


2,89


0,61


3


Khá


10

Rút kinh nghiệm, điều chỉnh các hình thức kiểm tra, thi phù hợp hơn với nội dung dạy

học tích hợp


12,0


65,9


20,9


1,2


2,89


0,61


3


Khá

ĐTB chung

2,64

Đạt mức

Khá

Bảng 2.14 có ĐTB chung các nội dung khảo sát là 2,64 đạt mức “khá”. Từ kết quả này người nghiên cứu nhận thấy công tác QL hoạt động kiểm tra đánh giá tại các trường THCS huyện Mỹ Xuyên là phù hợp với yêu cầu đánh giá kết quả dạy học tích hợp. Tuy nhiên, còn có một số nội dung đánh giá ở mức thấp hơn như: “CBQL chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng dạy học tích hợp; Chỉ đạo phối hợp các tổ chuyên môn xây dựng bài kiểm tra, thi theo hướng tích hợp liên môn; Tổ chức thực hiện đa dạng các hình thức kiểm tra, thi, đánh giá theo hướng đổi mới nội dung dạy học” còn đạt mức “ĐYC” nhà QL và GV cần quan tâm nâng chất lượng các nội dung trên. Các nội dung đánh giá “ĐYC” có độ lệch chuẩn khá cao nên kết quả xếp loại này vẫn còn nhiều ý kiến khác.

Qua phỏng vấn tất cả các CBQL đều cho rằng: Đa số GV đều kiểm tra đánh giá theo lối truyền thống (theo thông tư 58/BGD-ĐT) chưa có chuẩn đánh giá riêng cho dạy học tích hợp, các tư liệu dành cho kiểm tra đánh giá của dạy học tích hợp còn hạn chế, chưa có sự quan tâm đổi mới trong hình thức kiểm tra, cần có thêm nhiều hướng dẫn kiểm tra đánh giá về dạy học tích hợp.

Nội dung có điểm số cao nhất là “Chi đạo cách thức cho điểm, vào điểm và đánh giá năng lực của HS theo hướng học liên môn” với ĐTB 2,96 cho thấy đa số các ý kiến đều cho rằng QL thực hiện vận dụng các hình thức đánh giá kết quả học tập trong dạy học tích hợp hiện nay đạt ở mức “khá”. Mức độ nhận định này thể hiện sự


quan tâm chỉ đạo của các cấp QL đến công tác đánh giá năng lực của người học bằng nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Sự đa dạng trong đánh giá sẽ giúp nhà QL và giáo viên nắm bắt được các mặt khác nhau về nhận thức và năng lực của HS trong dạy học tích hợp. Trước đây, dạy học tiếp cận nội dung chủ yếu căn cứ vào điểm số để đánh giá khả năng. Nhưng dạy học tiếp cận năng lực ngoài việc đánh giá định lượng bằng những con số qua kiểm tra và thi thì cần phải vận dụng nhiều hình thức nhận biết khác nhau về khả năng giải quyết nhiệm vụ học tập và thái độ của HS đối với môi trường xung quanh, thì mới đánh giá hết được năng lực của các em, đây chính là ưu thế mà hình thức dạy học này mang lại. Độ lệch chuẩn 0,57 cho thấy sự thống nhất khá đồng đều trong nhận định đây là hoạt động được các nhà QL quan tâm.

Nội dung “Chỉ đạo phối hợp giữa các tổ xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra thi theo hướng tích hợp” điểm trung bình 2,90 đạt mức “khá”. Việc CBQL thường xuyên quan tâm chỉ đạo các tổ chuyên môn phối hợp soạn thảo đề thi, thành lập ngân hàng câu hỏi đề thi sẽ nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm. Vì vậy dạy học liên môn cần có sự phối hợp của nhiều tổ chuyên môn khác nhau nhằm sàng lọc, tổng hợp những kiến thức cốt lõi hỗ trợ tác động lẫn nhau giữa các bộ môn khác nhau tránh trường hợp chồng chéo, lặp lại gây lãng phí thời gian không cần thiết. Ngoài ra sự QL và chỉ đạo kịp thời của CBQL còn giúp các tổ phân công công việc dễ dàng, cụ thể hơn trong quá trình thiết lập câu hỏi trắc nghiệm.

Các nội dung “Chỉ đạo phối hợp các tổ chuyên môn xây dựng bài kiểm tra, thi theo hướng tích hợp liên môn; CBQL, tổ chuyên môn hỗ trợ giáo viên về công tác ra đề thi, thực hiện kiểm tra, thi; Rút kinh nghiệm, điều chỉnh các hình thức kiểm tra, thi phù hợp hơn với nội dung dạy học tích hợp” với ĐTB 2,89, xếp loại “khá”, nhưng so với điểm số của toàn bảng thì mức độ thực hiện của công tác QL các nội dung này chưa thực sự cao so với yêu cầu thực tế của các nội dung trên. Các tổ chuyên môn là những đơn vị độc lập tương đối về chương trình giảng dạy trong khi đó dạy học tích hợp thì kiến thức các môn học gần như là một khối thống nhất cho nên rất cần sự gắn kết hữu cơ giữa kiến thức của các bộ môn khác nhau. Nếu nhà QL thực hiện hết vai trò của mình trong công tác chỉ đạo, thì việc các tổ thực hiện thành công công tác ra đề chấm thi phù hợp với yêu cầu của dạy học tích hợp sẽ có hiệu quả như yêu cầu.


Việc ra đề trong dạy học liên môn cũng cần có sự tham gia của các bộ phận liên quan, trong đó vai trò của CBQL và tổ chuyên môn là hết sức quan trọng. Một mặt đôn đốc các bộ phận khác tham gia góp ý chuyên môn, mặt khác hướng dẫn giáo viên thực hiện đúng các yêu cầu về cách thức ra đề, chấm thi theo chuẩn dạy học mới.

Nội dung có điểm số khảo sát khá thấp là “Phổ biến cho giáo viên về quy định xây dựng hình thức thi, kiểm tra giữa kỳ” điểm trung bình 2,87. Giáo viên chỉ có thể thực hiện đầu đủ các yêu cầu về các hình thức thi, cách thức tổ chức thi trong dạy học tích hợp khi và chỉ khi nắm vững được các quy định về các nội dung này. Cho nên, vai trò QL của HT và tổ trưởng chuyên môn trong việc tuyên tuyền, phổ biến các quy định có liên quan cho giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ra đề cũng như kết quả đánh giá năng lực của HS. Theo kết quả đánh giá thực trạng công tác QL này hiện nay chưa thực sự tốt như yêu cầu mong muốn trong dạy học tích hợp.

Nội dung có điểm khảo sát thấp nhất bảng là “CBQL, tổ chuyên môn thống nhất các yêu cầu kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng dạy học tích hợp” và “CBQL phối hợp với tổ bộ môn kiểm tra quá trình thực hiện thi kiểm tra của giáo viên” với ĐTB là 2,85. Thứ thứ hạng của hai nội dung này thấp nhất bảng, cho thấy đánh giá của một bộ phận khảo sát cho rằng trong công tác QL sự thống nhất trong đánh giá kết quả học tập của giáo viên chưa được được nhất quán theo yếu cầu dạy học tích hợp. Ngoài ra, công tác phối hợp kiểm tra của CBQL với tổ chuyên môn về quá trình thực hiện các bước ra đề, tổ chức thi, chấm thi, vào điểm cho HS chưa được chú ý quan tâm. Đây là những hoạt động QL có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của dạy học tích hợp theo định hướng tiếp cận năng lực của HS, nên các nhà QL cần quan tâm thực hiện đầy đủ nhằm củng cố và hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 11/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí