Đề Xuất Một Số Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Chương Trình Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Thành Phố Lào

ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, ban ngành, các đoàn thể và nhân dân tạo ra sức mạnh nội lực để làm tốt công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là sự tiếp nối giữa những việc đã làm, đang làm và sẽ làm trong tương lai. Trong quá trình nghiên cứu đề xuất các biện pháp đòi hỏi người nghiên cứu phải tổng hợp được các biện pháp đã làm, chắt lọc được những cách làm hay những yếu tố tích cực của mỗi biện pháp đã thực hiện phát hiện những tồn tại không hiệu quả, tránh phủ nhận sạch trơn hoặc đề xuất các biện pháp mới không dựa trên thực trạng và thực tiễn các biện pháp cũ đã có. Khi đề xuất các biện pháp quản lý phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai, phải thể hiện các cách làm mới, dựa trên cơ sở nền tảng của các biện pháp đã làm, đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn giáo dục của địa phương, của nhà trường. Trong quá trình nghiên cứu, những biện pháp cũ không còn phù hợp cần thay thế bằng các biện pháp mới thiết thực hơn, nhằm đảm bảo tính ổn định, sự phát triển bền vững và tránh được tình trạng duy ý chí trong công tác quản lý phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên Khoa học tự nhiên về phát triển chương trình môn học

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp cán bộ quản lý, giáo viên Khoa học Tự nhiên nhận diện đúng nội dung, quy trình phát triển chương trình môn KHTN, từ đó vận dụng trong phát triển chương trình môn KHTN và quản lý phát triển chương trình môn học một cách hiệu quả, thiết thực.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

Giúp cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức về sự cần thiết phải phát triển chương trình môn học, cách thức phát triển chương trình môn KHTN, vai trò của giáo viên và cán bộ quản lý trong phát triển chương trình môn KHTN. Coi phát triển chương trình môn KHTN là trách nhiệm và nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ quản lý và giáo viên THCS.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về chương trình môn KHTN trong chương trình giáo dục THCS mới sắp triển khai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Giúp cán bộ quản lý và giáo viên nắm vững nội dung phát triển chương trình môn KHTN ở trường THCS và những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển chương trình môn KHTN: Năng lực chuyên môn và năng lực phát triển chương trình môn KHTN của cán bộ quản lý và giáo viên, sự quan tâm của các lực lượng giáo dục, cơ sở vật chất, tài chính vv…

Giúp cán bộ quản lý trường THCS và giáo viên nắm vững quy trình phát triển chương trình môn KHTN và cách thức triển khai từng bước trong quy trình, các điều kiện đảm bảo tính hiệu quả của quá trình phát triển chương trình môn KHTN ở trường THCS.

Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 10

Tổ chức các hội thảo chuyên đề về phát triển chương trình môn KHTN theo nhóm trường trên địa bàn thành phổ để tạo môi trường giúp giáo viên học hỏi lẫn nhau về phát triển chương trình môn KHTN ở trường THCS.

Tăng cường tổ chức các hoạt động sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn KHTN theo hướng nghiên cứu bài học tích hợp liên môn KHTN, hoạt động trải nghiệm có sử dụng kiến thức tích hợp liên môn.

Tổ chức thí điểm các hoạt động phát triển chương trình môn KHTN ở một số đơn vị và nhân rộng điển hình tiên tiến.

Thành lập đội ngũ giáo viên KHTN cốt cán, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên KHTN cốt cán để họ có đủ tiềm lực tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện phát triển chương trình môn KHTN.

Tổ chức thao giảng, dự giờ về dạy học tích hợp liên môn KHTN, rút kinh nghiệm chuyên môn để hoàn thiện giờ dạy.

Biên soạn tài liệu hướng dẫn giáo viên về tổ chức dạy học liên môn KHTN và đánh giá kết quả dạy học.

Tạo Wesid chia sẻ thông tin giữa các trường và giữa các giáo viên về phát triển chương trình môn KHTN.

Tổ chức hội thảo chuyên đề theo cụm thành phố về phát triển chương trình môn KHTN và trách nhiệm của giáo viên dạy KHTN.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cán bộ quản lý nhà trường phải có nhận thức đúng về sự cần thiết phải phát triển chương trình môn học và chính cán bộ quản lý nhà trường làm thay đổi nhận thức cho giáo viên KHTN về phát triển chương trình môn học.

Nhà trường cần có tài chính, cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về phát triển chương trình môn KHTN.

3.2.2. Lập kế hoạch phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp là đưa hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào trong kế hoạch để quản lí hiệu quả hoạt động này.

Kế hoạch hoá là khâu quan trọng nhất trong quá trình quản lí phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hoạt động này nhằm xác định hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để đạt được trạng thái mong muốn của hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh khi kết thúc một giai đoạn phát triển.

Lập kế hoạch phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh giúp cho hoạt động QL phát triển

chương trình của hiệu trưởng nền nếp, khoa học và đạt hiệu quả cao; Góp phần nâng cao chất lượng chương trình nhà trường nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; giúp bồi dưỡng cho CBQL, GV kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a. Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV xác định rõ các yêu cầu đối với một kế hoạch Lập kế hoạch phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Giúp cho CBQL, GV hiểu và nắm được qui trình, phương pháp lập kế hoạch;

- Phân tích tình hình, sử dụng số liệu chuẩn xác, phải chỉ ra được vấn đề cần ưu tiên giải quyết đối với đặc điểm đặc thù của trường, tổ chuyên môn, khối lớp;

- Lưu ý các mục tiêu, chỉ tiêu về tiếp cận chất lượng đối với HS dân tộc, HS nữ, học sinh ở bán trú;

Trong kế hoạch dạy học của từng môn khoa học tự nhiên phải trang bị cho HS những kiến thức cần thiết, cơ bản trong nội dung, chương trình dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh; Phát triển khả năng thực hiện trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống của HS; Nội dung phát triển năng lực phải phù hợp với từng đối tượng HS ở từng vùng miền, từng khối lớp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và gây hứng thú học tập cho HS.

- Đảm bảo tính lôgic, khả thi của kế hoạch phát triển chương trình môn KHTN, tính đồng bộ của việc triển khai các khâu trong thực hiện phát triển chương trình môn KHTN.

Hiệu trưởng nhà trường cần huy động sự tham gia của các bên liên quan trong suốt quá trình lập kế hoạch giáo dục nhà trường THCS và phát triển

chương trình các môn KHTN; sử dụng CNTT-TT để phân tích và dự báo các xu hướng một cách cụ thể; công bố rộng rãi văn bản kế hoạch phát triển chương trình môn KHTN đến toàn thể GV dạy môn KHTN, các lực lượng giáo dục liên đới, cộng đồng địa phương, cha mẹ HS…

b. Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Quy trình lập kế hoạch phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Phân tích bối cảnh và thực trạng chương trình môn KHTN

Bước 2: Xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình môn khoa học tự nhiên của bậc học, các khối lớp

Bước 3: Xác định các hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bước 4: Xác định các nguồn lực thực hiện hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bước 5: Xác định các chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bước 6: Lập kế hoạch phát triển phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

c. Lập kế hoạch khai thác các nguồn lực để thực hiện phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường và phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở trường THCS.

Việc thực hiện bất kỳ một kế hoạch nào cũng cần có các nguồn lực đảm bảo. Các nguồn lực đó trước hết là con người và CSVC-TBDH. Nguồn lực con người ở đây chính là GV, HS và CBQL trường THCS. Mỗi một chủ thể hoạt động đều phải phát huy tốt vai trò của mình: GV và HS dạy được, học được

theo định hướng phát triển NL người học; CBQL tổ chức, chỉ đạo được HĐDH theo định hướng phát triển NL người học. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nguồn lực về CSVC - TBDH.

Hiệu trưởng trường THCS cần cụ thể hóa kế hoạch về huy động nguồn nhân lực từ trong nhà trường và ngoài nhà trường; kế hoạch huy động nguồn lực thông tin, cơ sở vật chất và tài chính.

Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện hoạt động phát triển chương trình và định hướng sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh quá trình phát triển chương trình môn KHTN ở giai đoạn tiếp theo.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, cần có sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc lập kế hoạch phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đồng thời để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, đòi hỏi hiệu trưởng trường THCS phải có kỹ năng chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển CTGD nhà trường; kỹ năng xây dựng kế hoạch phát triển chương trình môn học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hiệu trưởng phải bố trí và huy động nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng khối lớp giáo viên lập kế hoạch môn khoa học tự nhiên và các môn học khác theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tổ trưởng chuyên môn là chủ thể chính trong việc lập kế hoạch phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các bên liên quan (phụ huynh HS, các cấp chính quyền địa phương...) có thể tham gia góp ý cho kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường nói chung và phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng; hỗ trợ về mọi mặt để kế hoạch có tính khả thi.

3.2.3. Huy động các nguồn lực để phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này là nhằm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực khác, đáp ứng yêu cầu quản lí phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Biện pháp này giúp cán bộ quản lí, giáo viên các trường THCS thấy rõ vai trò quan trọng, có phương pháp huy động, tổ chức các nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực đối với hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Huy động giáo viên cốt cán môn KHTN ở các trường THCS phối hợp với giáo viên KHTN, các lực lượng liên đới để triển khai phát triển chương trình môn KHTN

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn huy động giáo viên cốt cán môn KHTN phân tích đánh giá chương trình, bối cảnh, định hướng cho giáo viên môn KHTN những nội dung cần làm mới chương trình môn KHTN, những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện, cách thức đánh giá, thẩm định chương trình môn KHTN.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên cốt cán, giáo viên môn KHTN phối hợp với các lực lượng liên đới để tổ chức dạy học trải nghiệm môn KHTN, tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm có vận dụng kiến thức môn KHTN. Khai thác kinh nghiệm của các lực lượng liên đới trong tổ chức triển khai thực hiện phát triển chương trình môn KHTN.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên môn KHTN triển khai đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn KHTN theo hướng tích hợp liên môn, phát triển năng lực học sinh và tăng cường trải nghiệm của học sinh.

* Hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Hiệu trưởng cần dựa vào nhu cầu của nhà trường và đề xuất của các tổ chuyên môn, các bộ phận có liên quan mà tập trung vào việc hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học như sau:

- Sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất như phòng học, phòng học bộ môn, phòng học thông minh, xưởng Stem, thư viện, các phòng chức năng, hệ thống cây xanh, hệ thống nước sạch, vệ sinh, ánh sáng đạt chuẩn.

- Sửa chữa, mua sắm, tự làm đồ dùng dạy học môn khoa học tự nhiên.

- Xây dựng quy chế sử dụng cơ sở vật chất, phòng học bộ môn, phòng học thông minh, xưởng Stem, thiết bị dạy học, …

Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch chiến lược, định hướng lâu dài về xây mới và sửa chữa cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu hoạt động giáo dục nói chung và phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên nói riêng như phòng học, phòng bộ môn, phòng học thông minh, xưởng Stem, phòng thư viện, …

Các khối công trình phòng bộ môn phải có hệ thống điện an toàn, hệ thống nước, hệ thống thoát khí độc (phòng hoá học), hệ thống phòng và chữa cháy, nội quy. Tổ chức trồng cây xanh, vệ sinh thường xuyên, bảo vệ giữ gìn cơ sở vật chất tạo cảnh quan môi trường luôn xanh - sạch - đẹp.

Xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học của các bộ môn từ kinh phí nhà trường và kinh phí hỗ trợ từ nhiều nguồn. Khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học, tham gia hội thi tự làm đồ dùng dạy học của các cấp và các hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật.

Cùng với Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm lập kế hoạch, QL, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc giảng dạy của GV, học tập của HS tại các phòng học bộ môn và báo cáo với lãnh đạo trường hằng tuần, tháng, học kỳ, năm học. Viên chức làm công tác thiết bị phối hợp với tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch hằng tuần để hoạt động của phòng học bộ môn có tần suất cao nhất.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí