Lý Luận Về Hoạt Động Giáo Dục Trong Trường Mầm Non‌


không chấp nhận kết quả kém hay tầm thường, chế độ phải dựa vào kết quả công việc (Perter Drucker, 1999).

Theo H. Fayon: “Quản lý là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra” (H. Fayon, 1919).

Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” Harold Koontz cho rằng: “Quản lý là một dạng thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của nhóm. Ngoài ra ông còn cho rằng: Mục tiêu của nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học” (Harol Koontz, 1993).

Ở Việt Nam cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý, có thể nêu một số định nghĩa như sau:

Theo tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những tác hoạch định của chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức( chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất (Trần Kiểm, 2004).

Trong giáo trình Đại cương về quản lý, các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã đưa ra khái niệm quản lý như sau: “Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lí) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” (Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, (1997).

Bên cạnh khái niệm của hai tác giả vừa nêu dẫn ở trên, tác giả Nguyễn Ngọc Quang cũng đưa ra khái niệm quản lý như sau: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động


(nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” (Nguyễn Ngọc Quang, 2009).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Cho dù cách tiếp cận nào thì bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục tiêu của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, nhằm mục tiêu đề ra.

* Quản lý trường mầm non

Quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non tại thành phố Sóc Trăng - 4

Phạm Minh Hạc (1986) cho rằng, quản lý nhà trường là tổ chức được các hoạt động dạy và học, cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân, đất nước[20]. Quản lý nhà trường là sự tác động có mục tiêu của chủ thể quản lý là Hiệu trưởng đến đối tượng quản lý, thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá, nhằm giúp hệ thống nhà trường vận hành hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra.

Trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Quản lý trường mầm non là tập hợp những tác động tối ưu của Hiệu trưởng đến tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non trên cơ sở huy động, sử dụng các tiềm lực vật chất và tinh thần của nhà trường, gia đình và xã hội. Thực chất công tác quản lý nhà trường mầm non là quá trình thực hiện nội dung chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ: Mục tiêu, kế hoạch, phương pháp tổ chức; Quản lý đội ngũ CB-GV-NV và trẻ em gửi vào trường; quản lý sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị, tài chính của nhà trường theo quy định của pháp luật; kết hợp chặt chẽ với gia đình, các cá nhân và tổ chức xã hội trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ; Tuyên truyền hướng dẫn kiến thức nuôi trẻ cho cha mẹ và cộng đồng cùng CS-GD trẻ.


1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục‌

Quản lý hoạt động giáo dục theo nghĩa tổng quan là sự điều hành, điều chỉnh và phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên trong xã hội, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà còn cho mọi người; tuy nhiên, trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý hoạt động giáo dục được hiểu là sự điều hành, điều chỉnh hoạt động của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhận lực, bồi dưỡng nhân tài và hoàn thiện nhân cách công dân.

Theo Nguyễn Ngọc Quang, vấn đề cốt lõi của quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học; có tổ chức được các hoạt động dạy học thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo dục; tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước (Nguyễn Ngọc Quang, 2009).

1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục trong trường mầm non‌

1.3.1. Vị trí, vai trò của trường mầm non‌

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi, tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm


quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông.

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường mầm non‌

Theo điều 3 của Điều lệ trường mầm non ban hành ngày 24 tháng 12 năm 2015 quy định: Trường mầm non, trường mẫu giáo (sau đây gọi chung là nhà trường), nhà trẻ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình: công lập, dân lập và tư thục.

Trường mầm non có những chức năng, nhiệm vụ sau:

- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. - Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.

- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.


- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp

luật.

1.3.3. Mục tiêu giáo dục trong trường mầm non‌

Giai đoạn trẻ em trước tuổi đến trường phổ thông (0 – 6 tuổi) là một giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho giáo dục phổ thông và phát triển nhân cách, thực hiện mục đích giáo dục nói chung. Vì thế, mục tiêu giáo dục mầm non phải xuất phát từ mục đích giáo dục, đó là một vấn đề quan trọng không thể thiếu được cho việc thực hiện mục đích giáo dục sau này cho mỗi học sinh, mỗi người lao động mai sau. Theo theo Thông tư số: 17 /2009/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tố đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010). Đối với trẻ 5 tuổi, để tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, ngày 23 tháng 7 năm 2010 Bộ giáo dục đã ban hành thông tư 23/2010/TT-BGDĐT Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi với mục đích như sau :

- Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1.

+ Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi.


+ Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi.

- Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em.

1.3.4. Nội dung giáo dục trong trường mầm non‌

Nội dung hoạt động giáo dục trẻ mầm non được xác định theo chương trình giáo dục mầm non quy định tại chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số: 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) bao gồm những nội dung sau:

+ Nội dung chương trình giáo dục nhà trẻ

Chương trình giáo dục nhà trẻ nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm- xã hội và thẩm mĩ.

* Phát triển thể chất:

- Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

- Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.

- Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.

- Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể).

- Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay.

- Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.

* Phát triển nhận thức:

- Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.

- Có sự nhạy cảm của các giác quan.


- Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản.

- Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần gũi quen thuộc.

* Phát triển ngôn ngữ:

- Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.

- Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ.

- Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu.

- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói.

- Hồn nhiên trong giao tiếp.

* Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ:

- Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi.

- Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần

gũi.


- Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt.

- Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình.

+ Nội dung chương trình giáo dục mẫu giáo:

Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học.

* Phát triển thể chất:

- Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa

tuổi.


- Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.

- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp

nhàng, biết định hướng trong không gian.

- Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.


- Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khoẻ.

- Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo sự an toàn của bản thân.

* Phát triển nhận thức:

- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.

- Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.

- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán.

* Phát triển ngôn ngữ:

- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.

- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ).

- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày.

- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.

- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi. Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết.

* Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:

- Có ý thức về bản thân.

- Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí