Cơ Sở Lí Luận Về Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thẩm Mĩ Cho Trẻ Mẫu Giáo Ở Trường Mầm Non.

mẫu giáo ở các trường mầm non. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động này ở các trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu.

9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị, tài liệu tham khảo phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Trong công trình nghiên cứu “Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo vẽ, lắp ghép và cắt dán” tác giả N.A.Vetlughina, ngoài việc giới thiệu các phương pháp, biện pháp dạy trẻ vẽ, lắp ghép và cắt dán, tác giả còn chú trọng đến mảng nghệ thuật dân gian với nội dung dạy trang trí. Tác giả đã chỉ cho giáo viên cách khai thác những bức vẽ trang trí dân gian Nga để dạy trẻ vẽ [dẫn theo 32].

Tác giả N.P.Xaculinna trong tác phẩm “Phương pháp dạy trẻ hoạt động tạo hình và chắp ghép” [32] rất chú trọng việc đưa những sản phẩm tạo hình, cụ thể là các nguồn tranh ảnh, hiện vật vào môi trường hoạt động của trẻ trong các loại hình và các hình thức tổ chức tạo hình khác nhau. Đồng thời chỉ ra cho cô giáo mầm non những phương pháp, thủ thuật hướng dẫn trẻ làm quen với các sản phẩm thẩm mĩ tạo hình.

Quản lí hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 3

Tác giả E.A. Kôtxakopxkaia nghiên cứu về “Dạy nặn trong trường mẫu giáo” [10], thấy rằng trẻ rất hứng thú với sản phẩm nghệ thuật nặn. Đây cũng là một trọng những dạng hoạt động tạo hình được trẻ mầm non yêu thích. Tác giả chỉ ra vai trò của nó đối với sự phát triển khiếu thẩm mĩ, mở rộng tầm hiểu biết làm phong phú trí tưởng tượng của trẻ và là một trong những biện pháp giáo dục thẩm mĩ.

Nhóm tác giả Xaculina N.P - Calinxcaia N.S - Êdikêova V.A nghiên cứu về “Những vấn đề về Giáo dục thẩm mĩ ở mẫu giáo”, GDTM cho trẻ mầm non có thể sử dụng nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau như: âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, sân khấu điện ảnh, văn học... Trong đó, văn học được coi là một trong những phương tiện GDMT cho trẻ mầm non hiệu quả nhất vì: Văn học giúp phát triển ở trẻ khả năng tri giác thẩm mĩ, trên cơ sở đó hình thành xúc

cảm, tình cảm, khái niệm thẩm mĩ, tạo ra mọi điều kiện thuận lợi nhất để phát triển khả năng sáng tạo nghệ thuật ở trẻ và xây dựng được những cơ sở đầu tiên của thị hiếu thẩm mĩ. GDTM có sức mạnh vô cùng to lớn, hãy mở rộng cách cửa để dẫn dắt trẻ đi vào thế giới bao la của cái đẹp và sự sáng tạo.

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước đã có một số tác phẩm mang mầu sắc của nghệ thuật tạo hình. Tuy nhiên trong thời gian đầu không thấy đề cập rõ đến khái niệm giáo dục thẩm mĩ, nên khi nghiên cứu nội dung giáo dục thẩm mĩ được gắn với giáo dục nghệ thuật (giáo dục âm nhạc và giáo dục tạo hình). Những năm 60- 70 một số tài liệu dịch, biên soạn để giảng dạy nội bộ, giáo dục thẩm mĩ được dùng với thuật ngữ “mĩ dục”. Mĩ dục được quan niệm là “giáo dục về cái đẹp”, là công tác “giáo dục thẩm mĩ”, bồi dưỡng năng lực hiểu biết chính xác và cảm nhận đầy đủ cái đẹp của nghệ thuật, cái đẹp của đời sống xã hội, cái đẹp của thiên nhiên và của tập quán sinh hoạt hàng ngày. Những năm 80 đến nay, nội hàm của khái niệm giáo dục thẩm mĩ được xem xét trên nhiều bình diện khác nhau, xuất phát từ hai khái niệm gốc: Khái niệm giáo dục và khái niệm thẩm mĩ. Quá trình hình thành và phát triển mặt thẩm mĩ ở con người có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau: Góc độ xã hội, góc độ phát triển nhân cách, phát triển thẩm mĩ của nhân cách.

Từ thập kỷ 90 giáo dục thẩm mĩ đã có một hệ thống đề tài nghiên cứu cả từ góc độ lí luận, thực tiễn về giáo dục thẩm mĩ, bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu ứng dụng triển khai, kết quả nghiên cứu đã góp phần hình thành hệ thống giáo dục chung về giáo dục thẩm mĩ ở nước ta.

Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc giáo dục thẩm mĩ. Tiêu biểu như: Tác giả Đỗ Xuân Hà nghiên cứu "Nguyên tắc giáo dục thẩm mĩ bằng nghệ thuật tạo hình”; Tác giả Lê Quang Vinh nghiên cứu về "Giáo dục thẩm mĩ ở nước ta hiện nay". Tác giả Nguyễn Thị Yến Phương đã nghiên cứu về giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động tạo

hình. Tác giả Ngô Tú Hiền nghiên cứu "Giáo dục thẩm mĩ - công cụ quan trọng để xây dựng nhân cách có văn hóa trong văn hóa giáo dục - giáo dục và văn hóa". Tác giả Lê Thanh Thủy đã quan tâm tới việc cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình...

Với bề dày kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu lý luận về giáo dục mầm non, Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đưa ra những kết luận xác đáng trong việc hướng dẫn trẻ cảm thụ vẻ đẹp của những tác phẩm tạo hình. Theo bà thì “Tuy trẻ ham thích hoạt động tạo hình, nhưng chưa phải là đã có ý thức đầy đủ trong việc sáng tạo ra cái đẹp và cũng chưa biết phát hiện cái đẹp trong sản phẩm tạo hình một cách đầy đủ. Do đó trẻ em cần được hướng dẫn hoạt động tạo hình ngay từ lúc còn bé, mà việc đầu tiên là tạo điều kiện để trẻ được xem nhiều tác phẩm tạo hình có giá trị” [47].

Tác giả Đỗ Xuân Hà khi nghiên cứu về vấn đề giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non bằng nghệ thuật tạo hình đã khẳng định vai trò của các tác phẩm nghệ thuật tạo hình và chú trọng tới nghệ thuật dân tộc: “Các tác phẩm nghệ thuật có thể đưa vào vốn kinh nghiệm cá nhân của con người ngày nay cái kho tàng to lớn, bất tận những tình cảm tốt đẹp của tổ tiên và bằng cách đó, nghệ thuật sẽ nhân đạo hoá con người, làm cho tình cảm của họ phát triển tốt đẹp hơn, trí tuệ của họ thông minh hơn”. Tác giả Đỗ Xuân Hà cũng đưa ra các nguyên tắc giáo dục thẩm mĩ bằng nghệ thuật tạo hình, trong đó ông đề cao nguyên tắc: “Đi từ văn hoá - nghệ thuật dân tộc tới văn hoá - nghệ thuật của toàn nhân loại.” [11]

Tác giả Lê Thanh Thuỷ trong các công trình nghiên cứu của mình đã luôn quan tâm tới việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật trang trí dân gian, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Tác giả đã chỉ ra khả năng to lớn của các tác phẩm nghệ thuật tạo hình trong việc phát triển tình cảm, ý thức xã hội và nhân cách của trẻ em. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những yêu cầu trong việc lựa chọn tác phẩm

giới thiệu với trẻ và những điểm cần lưu ý về hình thức và phương pháp cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Tác giả Phan Thị Việt Hoa trong đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình” đã coi việc cho trẻ tiếp xúc với nghệ thuật tạo hình là một trong những biện pháp hữu hiệu để bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở trẻ. [18].

Trong những năm gần đây đã có một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề giáo dục thẩm mĩ cho trẻ như: Tác giả Đàm Thị Hoài Dung nghiên cứu đề tài cho trẻ làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc thông qua hoạt động xếp dán tranh trang trí; Tác giả Ngô Minh Tâm nghiên cứu “Biệp pháp bồi dưỡng cho giáo sinh Trung cấp sư phạm Mầm non khả năng sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống trong tổ chức môi trường hoạt động tạo hình cho trẻ”; Tác giả Kiều Thị Hồng Thủy nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen với nghệ thuật tạo hình truyền thống ở tỉnh Hoà Bình”....

Các nghiên cứu trên đã nêu lên được vai trò của sản phẩm tạo hình đối với sự phát triển thẩm mĩ ở trẻ em và đưa ra các biện pháp cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Mỗi nghiên cứu đều có cách tiếp cận riêng, tuy nhiên các đề tài mới chỉ đề cấp đến các phương pháp dạy trẻ hoạt động tạo hình như: vẽ, nặn, xé, dán.... hay một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình. Như vậy, việc quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo trong các trường Mầm non nói chung và các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên nói riêng đang được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm. Việc nghiên cứu để đưa ra các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Xuất phát từ những nghiên cứu trên, có thể khẳng định vấn đề “Quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” là một vấn đề mới, cấp thiết cần được quan tâm nghiên cứu để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Giáo dục thẩm mĩ, Hoạt động giáo dục thẩm mĩ

1.2.1.1. Giáo dục thầm mĩ

GDTM (giáo dục thẩm mĩ) cho trẻ mẫu giáo là một quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển ở trẻ em năng lực ban đầu về cảm thụ và nhận biết đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống sinh hoạt xã hội và trong nghệ thuật, giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp, sống theo cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp trong cuộc sống.

GDTM là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện đối với thế hệ trẻ và cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. Do những đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi này mà trẻ mẫu giáo là thời kỳ “Hoàng kim” của GDTM.

GDTM là một quá trình tác động có hệ thống và có mục đích vào nhân cách của cá nhân nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục lòng yêu cái đẹp và đưa cái đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo.

GDTM có liên quan mật thiết với các mặt giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện, đặc biệt là với giáo dục trí tuệ và giáo dục đạo đức.

- Đối với trí dục: Giáo dục thẩm mĩ giúp trẻ cảm thụ thẩm mĩ và nhận thức sâu sắc hơn những hiện tượng của cuộc sống xung quanh, qua đó mở rộng tầm mắt nhìn cho trẻ trau dồi lòng ham hiểu biết, chẳng hạn những đồ dùng to, đẹp, rõ nét, màu sắc hài hòa,…sẽ giúp trẻ tri giác sự vật nhanh, dễ dàng, dễ hình thành những biểu tượng. Ngược lại sự hiểu biết sâu sắc về các sự vật hiện tượng xung quanh, hiểu sâu sắc nội dung của tác phẩm nghệ thuật lại là cơ sở để hình thành những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ.

- Đối với giáo dục đạo đức: Những yếu tố thẩm mĩ không những có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhận thức thẩm mĩ mà còn tác động đến việc hình thành tình cảm thẩm mĩ cho trẻ. Những xúc cảm có liên quan đến việc cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật, cảm thụ thiên nhiên, cảm thụ hành vi

đẹp, của con người có ảnh hưởng lớn đến bộ mặt đạo đức của trẻ. Những xúc cảm này làm cho tính cách của trẻ thêm cao thượng, đời sống tình cảm thêm phong phú, từ đó hình thành ở trẻ thái độ tích cực đối với cuộc sống đối với mọi người xung quanh. Đặc biệt thông qua việc tiếp nhận các tác phẩm nghệ thuật, trẻ nhận thức được đúng đắn, cái đẹp, cái xấu…từ đó có ảnh ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành những phẩm chất đạo đức ở trẻ như: Lòng nhân ái, tinh thần cộng đồng, lòng yêu quê hương đất nước, yêu lao động…

- GDTM có liên quan trực tiếp tới giáo dục lao động và giáo dục thể chất. Bản thân lao động được tổ chức tốt là một phương tiện giáo dục thẩm mĩ. Toàn bộ vẻ đẹp của hoàn cảnh nơi làm việc, màu sắc hài hòa của dụng cụ lao động…có ảnh hưởng lớn tới tinh thần làm việc, nâng cao năng suất lao động. Sức khỏe và sự phát triển thể lực tốt, tư thế đẹp, tác phong nhanh nhẹn bao giờ cũng có cảm giác đẹp mắt. Mặt khác, sự rèn luyện cơ thể bao giờ cũng tiêu chuẩn của cái đẹp: Cơ thể phát triển cân đối, da dẻ, hồng hào, tư thế tác phong đúng đắn, uyển chuyển…biểu hiện một tâm hồn lạc quan yêu đời, tích cực tham gia vào vui chơi, học tập lao động.

Với những ý nghĩa trên, giáo dục thẩm mĩ góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Vì vậy cần tiến hành giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Ở trẻ em ngay từ khi chưa biết nói, trẻ đã rất thích ngắm nhìn đồ vật có màu sắc, lắng nghe những âm thanh êm dịu ở xung quang, những lời ru ngọt ngào của mẹ… Đây là điều kiện thuận lợi để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ngay từ nhỏ.

1.2.1.2. Hoạt động giáo dục thẩm mĩ

Hoạt động giáo dục thẩm mĩ trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ, và là việc cần phải tiến hành một cách nghiêm túc từ tuổi mẫu giáo. Có thể coi trẻ mẫu giáo là thời kỳ “hoàng kim” của giáo dục thẩm mĩ. Ở lứa tuổi này, tâm hồn trẻ rất nhạy cảm dễ xúc động đối với con người và cảnh vật xung quanh, trí tưởng tượng của trẻ bay bổng và phong phú.

Hơn nữa, năng khiếu nghệ thuật và cũng thường được nảy sinh từ lứa tuổi này. Do đó, hoạt động giáo dục thẩm mĩ bao gồm: Hoạt động giáo dục thẩm mĩ bằng việc cho trẻ thông hoạt động của trẻ trong môi trường thiên nhiên, Hoạt động trẻ thông qua việc tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật, văn học,..và hoạt động hình thành cuộc sống hàng ngày luôn tươi sáng cho trẻ.

Như vậy, hoạt động giáo dục thẩm mĩ là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được giáo viên tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu tìm hiểu khám phá, hình thành thị hiếu thẩm mĩ và nhận thức đúng đắn về cái đẹp thông qua các hoạt động ở trường mầm non, góp phần thức hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này.

1.2.2. Quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

Mọi hoạt động của GV trong việc tổ chức HĐGDTM cho trẻ MG đều chịu sự tác động của các biện pháp quản lý của BGH. Trong trường MN hiệu trưởng là người quản lí chung, phân công phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý, tổ chức, điều hành mọi hoạt động chăm sóc GD trẻ, trong đó có hoạt động GDTM cho trẻ MG. Tất cả các hoạt động của GV từ khâu xác định mục đích của các hoạt động, lựa chọn nội dung hoạt động, lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các HĐGDTM, tổ chức HĐGDTM cho đến khâu kiểm tra, đánh giá đều do BGH, cụ thể là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hướng dẫn, điều khiển, lãnh đạo.

Trong đề tài này, tác giả tiếp cận khái niệm quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo theo hướng sau:

Quản lý HĐGDTM trong trường mầm non là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng nhà trường đến các hoạt động GDTM, sự tác động có ý thức của hiệu trưởng nhà trường tới quá trình thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mĩ của GV và trẻ bằng các biện pháp hiệu quả nhất nhằm đưa hoạt động GDTM đạt tới kết quả giáo dục đề ra.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí