LỊCH TRỰC NHẬT LỚP ……
Tuần này, ai trực nhật? Công việc hàng ngày
Chỗ dán ảnh của tổ trực nhật
Buổi | Công việc | Ai làm việc này? | |
Sáng | (thẻ công việc hoặc biểu tượng công việc) | (trẻ dán kí hiệu tên của trẻ hoặc viết tên) | |
Trưa | |||
Chiều | |||
KẾT QUẢ TRỰC NHẬT: |
Có thể bạn quan tâm!
- Dữ Liệu Nghiên Cứu Trường Hợp
- Trách Nhiệm Của Trẻ, Giáo Viên Và Cha Mẹ Trong Thực Hiện Quyền Trẻ Em
- Hướng Dẫn Lựa Chọn Quyền Trẻ Em Và Trách Nhiệm Cụ Thể
- Tài Liệu Hướng Dẫn Phụ Huynh
- Quả Trứng Của Chim Cánh Cụt Hoàng Đế - Martin Jenkins
- Giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non - 33
Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.
(Túi đựng ảnh biểu tượng của các tổ)
PL62
Phụ lục 14: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÍNH TRÁCH NHIỆM CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
Kế hoạch 1: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Bé làm đầu bếp nhí
Đối tượng: 5-6 tuổi
Số lượng: 27 trẻ
Thời gian: 30-35 phút
Người soạn: GV lớp Mon5 MN01
I. Mục đích, Yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết mình có quyền được ăn uống đầy đủ chất và trách nhiệm của bản thân là ăn, uống đúng giờ, ăn hết suất, lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe.
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên một số loại rau, củ, quả: rau cải, cà rốt, dưa chuột... biết được giá trị dinh dưỡng của rau, lợi ích khi ăn các loại rau đối với cơ thể.
- Trẻ biết 1 số món ăn từ rau, củ, quả và cách chế biến các lại rau củ quả: salat dưa chuột, cà rốt; canh rau cải...
2. Kĩ năng
- Trẻ có kĩ năng làm việc nhóm, thảo luận và trình bày suy nghĩ của mình.
- Trẻ có 1 số kĩ năng nhặt rau, rửa rau, nạo vỏ, thái củ quả thành các miếng nhỏ.
3. Thái độ
- Trẻ có thái độ tích cực trong giờ hoạt động.
- Trẻ tôn trọng quyền của mình và quyền của mọi người xung quanh, vui vẻ, tự giác hoàn thành các trách nhiệm của bản thân.
II. Chuẩn bị
- Các loại rau, củ, quả: củ cà rốt, dưa chuột, củ su hào, củ đậu, xà lách, rau cải.
- Bảng hướng dẫn cách sơ chế: nạo vỏ cà rốt, nạo vỏ dưa chuột, thái cà rốt, dưa chuột, su hào, củ đậu; rửa rau cải, xà lách để ráo nước (GV hỗ trợ trẻ bổ các loại củ quả ra thành các lát dài và vừa tay cầm của trẻ để trẻ có thể đặt vào thớt và thái).
- Bảng hướng dẫn cách chế biến món sa lát rau củ
- Thớt, dao inox, nạo vỏ, nồi, thịt nạc, gia vị.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ | |
I. Mở đầu | Ổn định tổ chức, gây hứng thú: Chào mừng tất cả các con tham gia chương trình: “Đầu bếp nhí” ngày hôm nay. - Hôm nay siêu thị mới nhập về rất nhiều loại rau củ, các con sẽ cùng đi chợ để mua đồ về chuẩn bị các món ăn nhé. (Trẻ đi chợ mua các loại rau củ tại lớp) | -Trẻ tham gia đi siêu thị |
II. Trọng tâm | a. Cô đặt vấn đề: +Nhóm của con vừa mua được những gì? Con có thích hoạt động này không? Con muốn chế biến món ăn nào? | -Trẻ chia sẻ |
=> Được lựa chọn những loại thực phẩm để chế biến các món ăn là Quyền của các con. Các con sẽ cùng về nhóm tìm hiểu loại rau mà nhóm mình vừa mua được và có trách nhiệm cùng nhau bàn bạc, chế biến món ăn yêu thích nhé! | ||
b. Tìm hiểu các món ăn từ rau- củ- quả * Đàm thoại theo nhóm - Các nhóm thảo luận về các loại rau, củ, quả vừa mua được: + Đặc điểm cấu tạo, màu sắc, hình dạng.... + Tên gọi, các loại rau cùng loại (củ cà rốt, củ cải, củ su hào- rau ăn củ) + Cách sơ chế. + Các món ăn có thể chế biến. - Trẻ nêu ý kiến và giáo viên ghi lại vào bảng * Đàm thoại tập trung - Cô cho trẻ trình bày theo các ND đã thảo luận. GV kết luận: Cà rốt, dưa chuột, cải xanh là các loại thực vật được xếp vào nhóm ăn nhiều vitamin và khoáng chất * Giáo dục: Tại sao phải ăn rau – củ - quả? Cho trẻ xem clip và cho trẻ trả lời câu hỏi trên. | -Trẻ làm việc nhóm -Trẻ bày tỏ ý kiến - Trẻ trình bày Trẻ xem video và giải thích vì sao cần phải ăn rau. | |
c. Thực hành chế biến món ăn từ rau- củ- quả - Cô chia trẻ về các nhóm để sơ chế và chế biến các món ăn từ các loại rau- củ- quả đã chuẩn bị theo bảng hướng dẫn. Trẻ làm món salad rau củ, GV nấu món canh rau cải thịt. - Sau khi trẻ hoàn thành, GV cho trẻ chia sẻ: + Con cảm thấy như thế nào sau khi được trải nghiệm tìm hiểu và chế biến món ăn từ rau, củ? + Điều gì sẽ xảy ra nếu con không ăn rau củ? + Để có một cơ thể khỏe mạnh, trách nhiệm của con cần phải làm gì? - GV khái quát: Muốn sống khỏe mạnh, các con cần ăn đủ chất, lựa chọn thực phẩm tốt cho cơ thể, ăn hết suất và đúng giờ. Việc đó vừa là trách nhiệm nhưng cũng là quyền sống của con được hưởng. Muốn được hưởng quyền đó, con phải có trách nhiệm với bản thân mình. | - Trẻ thực hiện chế biến món ăn - Trẻ chia sẻ cảm xúc | |
III. Kết thúc | - GV cùng trẻ thu dọn, vệ sinh lớp học, kê bàn ghế chuẩn bị giờ ăn trưa. - GV tổ chức giờ ăn trưa, khuyến khích trẻ thực hiện quyền và trách nhiệm của mình trong việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng. | Trẻ thu dọn đồ dùng, dụng cụ; vệ sinh cá nhân; ngồi vào bàn ăn và thưởng thức thành quả của mình. |
Kế hoạch 2: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ XÃ HỘI
Đề tài: Công việc của cô giáo Lứa tuổi: 5-6 tuổi
Người soạn: GV lớp Bambi MN02
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên nghề, các dụng cụ làm việc, các hoạt động làm việc của cô giáo.
- Trẻ biết được các cô giáo tiểu học, cô giáo trung học.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết chơi trò chơi đúng luật .
- Biết diễn đạt câu ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý.
- Phát triển óc quan sát và tính ghi nhớ cỏ chủ đích.
3. Thái độ
- Trẻ tham gia giờ học tích cực, hứng thú.
- Trẻ biết yêu quý, tôn trọng các thầy cô giáo.
II.Chuẩn bị
- Giáo án điện tử, máy vi tính, máy chiếu, loa.
- Lô tô, hình ảnh về nghề cô giáo.
- Bảng gài, thẻ số.
- Ðầu, đĩa nhạc các bài hát về cô giáo.
- Đội hình: Trẻ ngồi theo hình chữ U.
- Địa điểm: Trong lớp học thoáng mát sạch sẽ.
III. Tiến hành
Hoạt động của trẻ | |
1. Ổn định - Cô cho trẻ hát bài “ Cô giáo miền xuôi”, cô hỏi trẻ tên và nội dung bài hát. | Trẻ hát cùng cô |
2. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động * Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện. - Đây là hình ảnh về ai? (cô giáo mầm non). - Trong bức tranh này, các cô đang làm gì? Các cô dạy các con bằng những dụng cụ gì? Con có thích được tham gia các giờ học tập cùng cô không? Vì sao? - Đố các con biết, ngoài giờ học tập, cô còn tổ chức cho các con tham gia hoạt động nào nữa? Khi các con chơi, cô giáo thường làm công việc gì? Trách nhiệm của cô giáo là gì trong giờ chơi của các con? - Trong bức tranh này, các con đang làm gì? Cô chăm sóc các con trong bữa ăn như thế nào? - Các con thấy các bạn trong bức tranh này ngủ có say không? Nhờ có sự chăm sóc của ai vậy? Cô giáo làm những việc gì để đảm bảo giấc ngủ cho các con? Con cảm thấy như thế nào khi cô đắp chăn cho con? - Các con thấy trong một ngày, cô giáo phải làm nhiều việc hay ít | Trẻ xem tranh và nêu nhận xét Trẻ chia sẻ cảm nhận và hiểu biết của mình |
•Mở rộng: - Cô và các con vừa trò chuyện về nghề giáo viên mầm non đấy. - Ngoài ra ai có thể kể cho cô và các bạn biết còn thầy cô giáo dạy ở đâu nữa? - Trong xã hội có rất nhiều các ngành nghề khác nhau, nghề nào cũng đáng quý. Các con không chỉ biết ơn cô giáo của mình mà còn cần phải biết ơn những người lao động trong các nghề khác vì họ đã tạo ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ cho đời sống của con người. | Trẻ kể |
* Củng cố tri thức Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh. - Cách chơi: Chơi theo luật chơi tiếp sức, thời gian được tính trong một bản nhạc. + Lần 1: Trẻ chọn các hình ảnh về các trách nhiệm của cô giáo trong từng hoạt động của trẻ ở trường mầm non (giờ học, giờ chơi, bữa ăn, giấc ngủ của trẻ). + Lần 2: Trẻ chọn hình ảnh các trách nhiệm của trẻ cần phải làm để giúp đỡ cô | Trẻ chơi Trẻ nhận xét kết quả chơi |
3. Kết thúc - Cô nhận xét, khen trẻ và chuyển sang hoạt động khác. |
việc? Cô có mệt không? Con cảm nhận thấy tình cảm cô dành cho
Kế hoạch 3: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG
Đề tài: Chăm sóc vườn cây Đối tượng: Trẻ 5 – 6 tuổi Thời gian: 30 – 40 phút
Người soạn: GV lớp Bambi MN02
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi 1 số loại cây trong sân trường
- Trẻ biết cách chăm sóc cho cây: Tưới nước, bắt sâu, tỉa lá, lau lá cho cây
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng quan sát, thực hành, hoạt động nhóm
- Trẻ có thói quen lao động chăm sóc vườn cây ở mọi nơi
- Trẻ có kỹ năng: Tỉa lá, lau chậu, nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước cho cây.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú, tích cực, tự nguyện tham gia vào hoạt động lao động
- Trẻ yêu thích công việc chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Kế hoạch, địa điểm lao động, 10 chậu cây xanh
2. Đồ dùng cho trẻ
- Khăn lau, kéo, bình tưới nước, thùng đựng rác, nước sạch, găng tay
III. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ | |
1. Mở đầu - Giáo viên dẫn trẻ ra vườn trường, giao nhiệm vụ cho một vài trẻ mang theo rổ đựng dụng cụ lao động của lớp. - GV cho trẻ quan sát các chậu cây cảnh đang có nhiều lá úa, cỏ mọc xung quanh, lá bụi. - GV đặt câu hỏi: + Có vấn đề gì đang xảy ra với những chậu cây cảnh này? + Theo các con, cần phải làm gì để giúp cây sạch đẹp và xanh tốt hơn? | -Trẻ mang theo dụng cụ lao động ra vườn trường. -Trẻ quan sát các chậu cây cảnh ở vườn trường - Trẻ suy nghĩ, nêu ý kiến. |
2. Quá trình trải nghiệm a. Hoạt động 1: Định hướng nhiệm vụ lao động - Muốn cây xanh, sạch đẹp các con phải làm gì? - Các con có thích chăm sóc cây không? - Khi chăm sóc cây các con cần những dụng cụ gì? - Con chăm sóc cây như thế nào? - Cô mời các con chia thành các nhóm để thảo luận, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm nào! - Trẻ thảo luận tự nhận nhiệm vụ lao động - Giáo viên sẽ quan sát, hướng dẫn trẻ thảo luận - Con làm nhiệm vụ gì? (Con tưới nước cho cây ạ) + Con cần dụng cụ gì để tưới nước cho cây? + Khi tưới con làm như thế nào? - Bạn nào tỉa lá cho cây? + Con dùng dụng cụ gì để tỉa lá? + Khi tỉa lá con cần chú ý gì? - Cô hướng dẫn trẻ cách cầm kéo và tỉa lá - Còn nhiệm vụ gì nữa? + Lau lá cây, lau chậu cây, bắt sâu bạn nào thực hện nhiệm vụ này? - Giáo dục trẻ: Khi lao động chăm sóc cây cần chú ý không làm gãy cây, cầm dụng cụ lao động cẩn thận không dễ xảy ra tai nạn, biết chia sẻ giúp đỡ nhau trong công việc, nhặt rác xung quanh gốc cây. | - Trẻ kể - Con có thích ạ - Trẻ kể - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ tạo nhóm nhỏ cùng thảo luận nhận nhiệm vụ - Con cần nước và bình tưới nước - Trẻ lắng nghe |
b. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện nhiệm vụ lao động - Cho trẻ đeo găng tay, mặc trang phục phù hợp - Cô tổ chức cho trẻ về vị trí lao động theo nhóm nhỏ, làm việc cùng nhau, cạnh nhau - Cô hướng dẫn trẻ cách chăm sóc vườn cây + Cô hướng dẫn trẻ lau lá, lau chậu cây + Cô hướng dẫn trẻ cách nhổ cỏ, cắt tỉa lá vàng + Hướng dẫn trẻ tưới nước cho cây (Nhắc nhở trẻ tưới | - Trẻ đeo găng tay - Trẻ quan sát lắng nghe cô hướng dẫn |
- Trẻ thực hiện nhiệm vụ - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe | |
c. Hoạt động 3: Chia sẻ, đúc rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả - Hôm nay các con đã chăm sóc được mấy cây? - Đó là những cây gì? - Các con đã làm những công việc gì? - Cho trẻ đi quan sát các cây trẻ đã lao động - Trong khi lao động con có phát hiện điều gì không? + Các bạn đã tỉa hết lá vàng chưa, lau lá cây như thế nào? + Trong lúc làm việc bạn nào có trách nhiệm hoàn thành công việc, bạn nào chưa có trách nhiệm? + Bạn nào không những hoàn thành việc của mình còn biết giúp đỡ bạn khác? + Nhóm nào làm việc nhanh và tốt hơn? Vì sao? | - Trẻ nêu số lượng cây mình chăm sóc - Trẻ kể - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chia sẻ, nhận xét |
3.Kết thúc - Cô khen những trẻ chăm chỉ lao động và nỗ lực hoàn thành công việc, nhắc nhở chung những trẻ chưa làm tròn trách nhiệm, động viên trẻ cố gắng lần sau. - Cho trẻ vệ sinh dụng cụ lao động, cất dụng cụ lao động, rửa chân tay sạch sẽ. | - Trẻ vệ sinh dụng cụ, chân tay |
vừa đủ ẩm, không tưới nhiều quá, không tưới ít quá)
Kế hoạch 4: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KHÁM PHÁ QUYỀN VÀ
TRÁCH NHIỆM CỦA TRẺ (HĐ Khám phá xã hội) Đề tài: Quyền sống và trách nhiệm đảm bảo quyền sống của trẻ em Đối tượng: 5-6 tuổi
Số lượng: 27 trẻ
Thời gian: 35- 40 phút
Người soạn: GV lớp Mon5 MN01
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết được tên, nội dung Quyền sống và Trách nhiệm đảm bảo quyền sống của trẻ: quyền được ăn uống đủ chất- trách nhiệm ăn hết suất, ăn nhiều loại thức ăn; quyền được có nhà ở- trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, chăm sóc ngôi nhà của mình; quyền được khám bệnh khi bị ốm – trách nhiệm đi khám và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Trẻ biết được sự cần thiết của các quyền sống trên đối với bản thân.
- Trẻ biết khi tham gia các hoạt động trẻ cũng cần tôn trọng quyền và trách nhiệm của bạn khác, có trách nhiệm với môi trường (chơi cùng bạn, cho bạn được lựa chọn vai chơi cùng mình, lắng nghe bạn, giữ gìn vệ sinh, cất dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng sau khi tham gia hoạt động)
- Trẻ hiểu cách chơi, luật chơi các trò chơi.
2. Kĩ năng
- Trẻ có kỹ năng ghi nhớ thông tin bằng hình ảnh và các tình huống.
- Trẻ có kĩ năng lựa chọn, cân nhắc và thực hiện các hành động để thực hiện quyền sống và thể hiện trách nhiệm của mình với bản thân, người khác và môi trường.
- Trẻ có kỹ năng trình bày suy nghĩ của mình
- Trẻ có kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Trẻ có thái độ tích cực trong giờ hoạt động.
- Trẻ tôn trọng quyền của mình và quyền của mọi người xung quanh, vui vẻ, tự giác hoàn thành các trách nhiệm của bản thân.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên tìm hiểu về Quyền sống của trẻ để lựa chọn, chuyển tên quyền cho phù hợp với trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về một số quyền sống của trẻ và trách nhiệm của trẻ trong việc đảm bảo quyền sống của bản thân.
- Một số hình ảnh thể hiện quyền của trẻ.
- Các khu vực chơi cho trẻ trải nghiệm:
+ Khu ẩm thực có bày biện một số thực phẩm thật (các nguyên liệu làm cơm cuốn rong biển, kẹo, bim bim, hoa quả: dưa hấu hoặc táo).
+ Khu vực khám răng: dụng cụ khám răng; bộ răng giả, bàn chải và kem đánh răng; nước đun sôi để nguội, muối sạch, chai hộp nhựa đã rửa sạch.
+ Khu vực xây dựng nhà: chọn không gian ngoài trời, gần lớp học nhất, có bóng cây; chuẩn bị cành cây khô, lá chuối hoặc rơm rạ, dây buộc.
- Mời 1 phụ huynh là bác sĩ/y tá hoặc mời cô y tá trường tham gia khám sức khỏe cho các con.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ | |
Bước 1: Khơi gợi nhu cầu, xúc cảm: | - Cô và trẻ cùng vận động theo nhạc bài: “Con cào cào”. - Cô hỏi trẻ để sống khỏe mạnh các con cần gì? - Cô trẻ về các nhóm để thảo luận và vẽ lại nội dung nhóm trao đổi. Các nhóm trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình, so sánh với các nhóm khác. (VD: Cần thức ăn, nước uống, nhà ở, đi khám bác sĩ khi bị ốm...) => Cô kết luận dựa trên ý kiến của trẻ: - Sống khỏe mạnh là Quyền của các con. - Và để đảm bảo Quyền sống khỏe mạnh các con phải có trách nhiệm ăn các loại thức ăn tốt cho cơ thể, ăn đủ bữa; dọn dẹp nhà cửa, lớp học để không có bụi bẩn, đi khám phải uống thuốc theo đơn của bác sĩ, làm theo lời khuyên của bác sĩ... - Các con có muốn sống khỏe mạnh không? - Các con có quyết tâm thực hiện trách nhiệm để được sống khỏe mạnh không? (Cho trẻ hô khẩu hiệu: “Sống khỏe, sống khỏe, quyết tâm, quyết tâm”) - Vậy hôm nay, chúng mình sẽ cũng thực hiện Quyền và trách nhiệm sống khỏe mạnh của mình ở các góc chơi nhé! | -Trẻ vận động cùng cô - Trẻ chia về các nhóm thảo luận và vẽ vào bảng của đội mình. - Trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình. - Trẻ trả lời. (Cá nhân, cả lớp) |
Bước 2. Trẻ trải nghiệm quyền và trách nhiệm của bản thân. | 1. Cô giới thiệu các góc trải nghiệm: - Góc 1: Lựa chọn các món ăn tốt cho sức khỏe, thưởng thức 1 số món ăn. - Góc 2: Xây dựng ngôi nhà và vui chơi trong ngôi nhà - Góc 3: Khám răng, thực hành pha nước muối súc miệng. 2. Cô hướng dẫn trẻ hoạt động: - GV cho trẻ nhận nhóm chơi cùng nhau (tự chọn bạn chơi) - Cô hướng dẫn hoạt động: Mỗi nhóm sẽ bốc thăm 1 Thư mời tham gia hoạt động. Sau đó, các con sẽ về khu vực hoạt động của nhóm và thực hiện những việc cần phải làm để có thể sống khỏe mạnh, vui vẻ. - Góc 1: Thư mời dự bữa tiệc, mặt sau bức thư là bảng phân loại món ăn tốt và không tốt cho sức khỏe. Khi trẻ tham gia hoạt động này, | -Trẻ nghe cô giới thiệu góc chơi và lựa chọn góc chơi mà mình thích. -Trẻ chọn nhóm |