Phương Pháp Điều Tra Bằng Phiếu Hỏi


tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập tại Tp. Sóc Trăng.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục đích

Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non

Nội dung và cách thức thực hiện

- Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa các công trình nghiên cứu về hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non.

- Tìm hiểu các văn bản qui phạm pháp luật, các hướng dẫn cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục, quản lý, phát triển giáo dục, phát triển giáo dục mầm non để xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc; vận dụng, đề xuất các biện pháp khoa học, đúng đắn giải quyết hiệu quả, thiết thực vấn đề đặt ra.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Mục đích

Quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non tại thành phố Sóc Trăng - 3

Tìm hiểu thực trạng về hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non công lập thành phố Sóc Trăng; khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non công lập Thành phố Sóc Trăng đề xuất

Nội dung và cách thức thực hiện

- Căn cứ trên cơ sở lý thuyết về quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non xây dựng phiếu hỏi dành cho ban giám hiệu nhà trường, trưởng khối, giáo viên;

- Tổ chức khảo sát nhằm tìm hiểu thông tin thực trạng hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non công lập thành phố


Sóc Trăng.

- Sau khi đã thu thập thông tin, tiến hành xử lý thông tin, từ đó, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở mầm non công lập Thành phố Sóc Trăng, tiến hành đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục và xây dựng các phiếu hỏi để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đề ra.

7.2.2.2. Phương pháp điều tra sản phẩm

Mục đích

Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non công lập Thành phố Sóc Trăng thể hiện qua các sản phẩm của hoạt động quản lý như: văn bản hướng dẫn, quy định, quy chế, quyết định trong quản lý hoạt động giáo dục do nhà trường ban hành.

Cách thức thực hiện

Hệ thống hóa, phân tích các văn bản quản lý do nhà trường ban hành, đánh giá chất lượng và hiệu qủa của các văn bản như: kế hoạch giáo dục, giáo án, báo cáo tổng kết năm học….

7.2.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Mục đích

Phân tích, so sánh số liệu khảo sát định lượng để đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non công lập Thành phố Sóc Trăng.

Cách thức thực hiện

Thực hiện xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS; sử dụng kiểm định T-test để so sánh dữ liệu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được cấu trúc 3 chương:


- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập.

- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng.

- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng.


Chương 1‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề‌

1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài‌

* Các nghiên cứu về hoạt động giáo dục ở trường mầm non

Giáo dục mầm non là bậc học quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân của bất cứ một quốc gia nào, đồng thời là bậc học chuẩn bị tiền đề quan trọng cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi bước vào tiểu học. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc kiện toàn và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non là một nhiệm vụ hàng đầu của toàn xã hội. Đó cũng là điều được Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) khẳng định tại Điều 13: “Giáo dục mầm non tiềm tàng trong bản thân nó sức phát triển của loài người và là một nhân tố quan trọng trong chiến lược Giáo dục cho mọi người. Do quá trình học tập của con người bắt đầu ngay từ khi mới lọt lòng và tiếp tục trong suốt cuộc đời, mục tiêu của UNESCO là ủng hộ các quốc gia trong việc mở rộng cánh cửa cho Giáo dục mầm non, phát huy chất lượng và đảm bảo công bằng” (Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, 1976).

Tháng 4 năm 2000, UNESCO lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Giáo dục mầm non trong khuôn khổ hành động Dakar tại Mục tiêu 1: “Mở rộng và cải thiện việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non một cách toàn diện, đặc biệt là trẻ em thiệt thòi và dễ bị tổn thương.” (Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, 1976).

Có thể thấy rằng: công tác nâng cao chất lượng giáo dục mầm non là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại mọi quốc gia. Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non hoàn toàn không phải là công việc một sớm một


chiều, mà ngược lại, nó đòi hỏi vô vàn công sức nghiên cứu và triển khai ứng dụng cũng như tiếp nhận những yêu cầu mới để thích ứng được với sự phát triển không ngừng của xã hội. Tuỳ theo thể chế chính trị, sự phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội cũng như điều kiện giáo dục tại từng địa phương, mỗi quốc gia đều có những chính sách riêng về phát triển giáo dục mầm non.

Bên cạnh đó, các nhà giáo dục lớn trên thế giới cũng khẳng định chất lượng con người trong giáo dục được đặt nền móng cơ bản trong những năm đầu đời, khẳng định tầm quan trọng của giáo dục nhân cách con người ngay ở độ tuổi mầm non. Theo ông Komensky nhà giáo dục vĩ đại của Tiệp Khắc, ông luôn nhấn mạnh việc tôn trọng con người phải bắt đầu từ ý thức tôn trọng trẻ em, bởi trẻ em cũng như những cây no trong vườn ươm; “Để cây có lớn một cách lành mạnh, nhất thiết phải được quan tâm, chăm sóc, tưới bón, tỉa tót…”. Ông kêu gọi các bậc cha, mẹ, các nhà giáo và tất cả những ai là nghề nuôi dạy trẻ; “Hãy mãi mãi là một tấm gương trong đời sống, trong mọi sinh hoạt để trẻ em noi theo và bắt chước mà vào đời một cách chân chính” (Jan Ames Komensky, 1991).

- Các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non

Trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đi sâu nghiên cứu về vai trò và trách nhiệm của đội ngũ CBQL trong việc QL hoạt động dạy học trong nhà trường. V.P. Xtrezicondin, Jaxapob đã nghiên cứu và đề ra một số vấn đề quản lí của HT ở trường mầm non như vấn đề phân công nhiệm vụ giữa HT và phó HT. Các tác giả đã thống nhất và khẳng định HT phải là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm trong công tác QL nhà trường.

V.A.Xukhomlinxki, P.V. Zimin, M.I.Konđakôp, N.I.Saxerđôtôp đã đi sâu nghiên cứu công tác lãnh đạo hoạt động giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong công tác QL của HT. Đối với công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV, các nhà nghiên cứu đều cho rằng


trong những nhiệm vụ của HT thì hết sức quan trọng là xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV. HT phải biết lựa chọn đội ngũ GV bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành những GV tốt theo tiêu chuẩn nhất định bằng những biện pháp khác nhau.

Trong tác phẩm “Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trường mầm non”, V.A. Xukhomlinxki đã khẳng định: Kết quả toàn bộ hoạt động quản lý của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Tổ chức dự giờ, phân tích sư phạm bài giảng là đòn bẩy nâng cao chất lượng giáo dục của đội ngũ GV Riêng với việc tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm bài dạy của GV (V.A.Xukhomlinxki, 1984). Ông đã thừa nhận tầm quan trọng của biện pháp này và chỉ rõ thực trạng yếu kém của việc phân tích sư phạm bài dạy, cho dù hoạt động dự giờ và góp ý với GV sau giờ dự của HT diễn ra thường xuyên. Từ thực trạng đó, tác giả đã đưa ra nhiều cách phân tích sư phạm bài dạy của GV.

Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” Harold Koontz cho rằng: “Quản lý là một dạng thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của nhóm. Ngoài ra ông còn cho rằng: Mục tiêu của nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học” (Harol Koontz, 1993). Theo Paul Hersey và KenBlanc Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” thì: Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bị quản lý nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức” (Paul Hersey và KenBlanc Heard, 1993).


1.1.2. Các nghiên cứu trong nước‌

* Các nghiên cứu về hoạt động giáo dục ở trường mầm non

Các nghiên cứu về hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung thì có nhiều, với các tác giả điển hình như: Hà Thế Ngữ, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Đức Minh, Hà Sĩ Hồ, Nguyễn Văn Lê, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Tiến Đạt. Nhưng các nghiên cứu về hoạt động giảng dạy ở trường mầm non thì không nhiều, có thể kể tới các tác giả như:

- Nguyễn Thị Kim Hồng (2011) thực hiện luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục tại ĐH Giáo dục - ĐH Quốc Gia Hà Nội với nghiên cứu “Ảnh hưởng của chương trình giáo dục mầm non hiện hành đến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên mầm non, thành phố Phan Thiết” (Nguyễn Thị Kim Hồng, 2011).

- Nguyễn Thị Thu Oanh (2015) thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non” (Nguyễn Thị Thu Oanh, 2015).

* Các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non

Chủ đề quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non đã được nhiều tác giả quan tâm, lấy làm chủ đề nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục ở nhiều cơ sở đào tạo. Có thể kể tới các tác giả sau:

- Nguyễn Thị Minh Nguyệt với đề tài “Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của QL các trường mầm non Quận 3 - Thành phố HCM” (Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2015).

- Nguyễn Bá Hòa với đề tài “Quy hoạch phát triển giáo dục mầm non các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2015” (Nguyễn Bá Hòa, 2006).

- Triệu Thị Hằng với đề tài “Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non Hoa Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay” (Triệu Thị Hằng, 2016).


Về cơ bản, các công trình trên đã đề cập đến công tác chỉ đạo, biện pháp quản lý các trường mầm non, các biện pháp cũng đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển của GDMN. Tuy nhiên, những công trình đi sâu về công tác giáo dục, một trong những nội dung quản lý trọng tâm còn ít được quan tâm nghiên cứu, chưa được đề cập đến một cách hệ thống.

1.2. Một số khái niệm cơ bản‌

1.2.1. Hoạt động giáo dục‌

Hoạt động giáo dục có thể hiểu theo hai cấp độ:

- Theo nghĩa rộng: Hoạt động giáo dục là loại hình hoạt động đặc thù của xã hội loài người nhằm tái sản xuất những nhu cầu và năng lực của con người để duy trì phát triển xã hội, để hoàn thiện các mối quan hệ xã hội thông qua các hình thức, nội dung, biện pháp tác động có hệ thống, có phương pháp, có chủ định đến đối tượng nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ.

- Theo nghĩa hẹp: Hoạt động giáo dục là hoạt động sư phạm được tổ chức trong nhà trường một cách có kế hoạch, có mục đích. Trong đó, dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tích cực, chủ động tự giáo dục, tự rèn luyện nhằm hình thành cơ sở của thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, những phẩm chất, nét tính cách của người công dân người lao động.

1.2.2. Quản lý, quản lý nhà trường‌

* Khái niệm quản lý

Theo Perter Drucker (1999) trong tác phẩm “Những thách thức quản lý đối với thế kỷ 21” đưa ra luận cứ: Quản lý là một thực thể, một cơ quan chức năng cụ thể và phân biệt rõ ràng của bất kỳ tổ chức nào, dù đó là đơn vị sản xuất, kinh doanh, cơ quan chính phủ, trường học, bệnh viện hay nhà hát…Theo Drucker phải thực hành những nguyên tắc sau để đảm bảo đúng tinh thần xuyên suốt của quản lý: phải có yêu cầu cao về kết quả công việc,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023