Quản Lý Việc Thực Hiện Mục Tiêu Hoạt Động Giáo Dục Trẻ Ở Trường Mầm Non


trẻ tại trường mầm non mà mình quản lý nhằm tác động mạnh đến thái độ, hành vi tiếp nhận sự quản lý, giáo dục của trẻ trong nhà trường mới thu được kết quả tốt.

- Các biện pháp thực hiện:

+ Phổ biến kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non tới từng giáo viên.

+ Phân công trách nhiệm cụ thể trong việc triển khai tổ chức giáo dục trẻ mầm non.

+ Triển khai kế hoạch tổ chức giáo dục trẻ mầm non nghiêm túc, chính

xác.

+ Yêu cầu sự gương mẫu của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn

trường khi thực thực hiện hoạt động giáo dục trẻ mầm non.

+ Phát động các phong trào thi đua thực hiện hoạt động giáo dục trẻ mầm non.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

+ Tổ chức tập huấn về nội dung, phương pháp, tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non.

+ Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non.

Quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non tại thành phố Sóc Trăng - 6

- Nội dung lập kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non gồm:

+ Xác định mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non;

+ Xác định đối tượng hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non;

+ Nguồn lực phục vụ cho hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm

non;

+ Xây dựng nội dung, chương trình và hình thức thực hiện hoạt động

giáo dục trẻ tại các trường mầm non;

+ Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non;


+ Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non.

1.4.2.2. Quản lý việc thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhầm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt. Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích. Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý chỉ đạo phải toàn diện và về chuyên môn phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của Ngành học giao. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về tình cảm, thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Mục tiêu của giáo dục mầm non (trong Chương trình GDMN, ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT, ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng BGD&ĐT) là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát


triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

1.4.2.3. Quản lý thực hiện nội dung chương trình giáo dục trẻ tại các trường mầm non

Chương trình giáo dục là căn cứ để Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc chỉ đạo, giám sát và thanh tra hoạt động giáo dục của nhà trường, và là căn cứ để mỗi cơ sở trường học, giáo viên triển khai hoạt động giáo dục. Vì vậy, việc nắm vững chương trình giáo dục là nhiệm vụ của tất cả các cán bộ quản lí nhà trường, của cả giáo viên. Quản lí việc thực hiện chương trình của giáo viên là quản lí việc dạy đúng, dạy đủ chương trình qui định.

Nội dung hoạt động giáo dục trẻ mầm non được xác định theo chương trình giáo dục mầm non quy định tại chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số: 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Bên cạnh đó, hiệu trưởng khi chỉ đạo việc xây dựng nội dung chương trình giáo dục trẻ mầm non cầu phải xem xét thêm các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này đó là nhu cầu trường, nhu cầu của người học, yêu cầu đối với trẻ tại các trường mầm non. Trong đó, hiệu trưởng cần phải chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục trẻ mầm non đối với chương trình giáo dục cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi (Lứa tuổi mẫu giáo), phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; phải cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

1.4.2.4. Quản lý hình thức hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên ở trường mầm non

Các hoạt động giáo dục trong trường mầm non do giáo viên tổ chức, hướng dẫn với sự tham gia tích cực của trẻ em được coi là những con đường


cơ bản, là phương tiện quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Các hoạt động của trẻ bao gồm: hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động dạo chơi, tham quan, hoạt động lễ hội… Các hoạt động đều nhằm mục đích chung là giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp. Quản lý hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên ở trường mầm non bao gồm việc quản lý các nội dung sau:

- Quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non: các hoạt động giáo dục ở trường mầm non được quy định cụ thể trong chương trình giáo dục trẻ em từng độ tuổi, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trong quá trình quản lý việc thực hiện chương trình, nhà quản lý phải là người nắm vững chương trình chăm sóc trẻ, nội dung từng công việc người thực hiện và thời gian thực hiện nhằm giúp cho giáo viên đảm bảo thực hiện đúng, thực hiện đủ và thực hiện có hiệu quả, sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

- Quản lý qua soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên: soạn bài là khâu quan trọng chuẩn bị cho giờ lên lớp, là lao động sáng tạo thể hiện sự lựa chọn của giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và sự lựa chọn những thiết bị phục vụ bài dạy. Sự lựa chọn phải phù hợp với nội dung bài dạy, đúng yêu cầu quy định, sát với học sinh theo lứa tuổi và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

- Quản lý giờ dạy của giáo viên: hoạt động dạy học ở mẫu giáo được tổ chức theo hướng tiếp cận tích hợp các nội dung và theo các chủ đề có chứa đựng những tri thức sơ đẳng của đời sống văn hóa – xã hội chủ nghĩa tự nhiên. Cách tổ chức này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo hòa lẫn trong hoạt động tự nhiên đầy hứng thú, sinh động. Các hoạt động có kế hoạch theo chủ đích của giáo viên nhằm giúp trẻ hệ thống hóa, chính xác hóa dần những tri thức mà trẻ thu nhận được trong cuộc sống hàng


ngày và trong những hoạt động trẻ tự chọn. Các hoạt động trên có thể tiến hành trong lớp, ngoài lớp với hình thức cả lớp, nhóm, cá nhân.

- Quản lý phương pháp giáo dục trẻ trong trường mầm non: Phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non là tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động với các hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng các nhu cầu hứng thú và hoạt động tích cực của trẻ; tạo cơ hội cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức; chú trọng tổ chức hoạt động của từng lứa tuổi; chú trọng đến việc “trẻ học như thế nào” hơn là “học cái gì”, coi trọng quá trình hơn là kết quả hoạt động; học một cách tích cực qua tìm hiểu, trải nghiệm; học thông qua sự hợp tác giữa trẻ với người lớn và giữa trẻ với trẻ; coi trọng tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động. Tạo điều kiện kích thích trẻ hoạt động cực, sáng tạo và phát triển phù hợp với từng cá nhân trẻ. Chú trọng việc giao tiếp, gắn bó giữa người lớn với trẻ và trẻ với trẻ; phối hợp các phương pháp hợp lý nhằm tăng cường ở trẻ tính chủ động, tích cực hoạt động, đảm bảo trẻ “ học mà chơi, chơi mà học”; coi trọng tiếp cận cá nhân trong chăm sóc giáo dục trẻ.

- Quản lý hồ sơ chuyên môn: Quản lý hồ sơ chuyên môn tập trung vào các loại hồ sơ : kế hoạch chuyên môn năm học, kế hoạch giáo dục trẻ theo chủ đề, phiếu đánh giá trẻ, sổ dự giờ thăm lớp, sổ bồi dưỡng chuyên môn… Để giúp giáo viên và sử dụng bộ hồ sơ chuyên môn có chât lượng, quy định nội dung và cách xây dựng các loại hồ sơ, thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên để đánh giá việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn của giáo viên trong trường, đồng thời đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên và chất lượng học tập của trẻ, làm căn cứ theo dõi trong quá trình quản lý.

1.4.2.5. Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, vì thế, họ phải thường xuyên được học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ


chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng những yêu cầu đổi mới của ngành học và của đất nước. Công tác bồi dưỡng giáo viên bao gồm những mặt sau:

- Về bồi dưỡng chính trị tư tưởng: Giúp cho giáo viên luôn nắm vững được những quan điểm, chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng, nhà nước, của ngành, trường và của địa phương.

- Về bồi dưỡng trình độ chuyên môn: Nhằm hoàn thiện và nâng cao hệ thống tri thức khoa học, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, đáp ứng công việc được giao đạt được một trình độ chuẩn theo quy định ngành học.

- Về bồi dưỡng nghiệp vụ: Nhằm đảm bảo chất lượng nuôi dạy trẻ về kỹ năng nghề nghiệp. Để thực hiện các hoạt động bồi dưỡng nêu trên, cần phải có kế hoạch chỉ đạo, bố trí thời gian, nhân lực cân đối hợp lý để giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà không ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.

- Về bồi dưỡng thực hiện chuyên đề: Chuyên đề được hiểu là vấn đề chuyên môn được đi sâu chỉ đạo trong một thời gian nhất định, nhằm tạo ra sự chuyển biến chất lượng về vấn đề đó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy, hàng năm cần có kế hoạch chỉ đạo chuyên sâu từng vấn đề khó, vấn đề còn hạn chế của nhiều giáo viên hoặc vấn đề mới theo chỉ đạo của ngành, giúp cho giáo viên nắm vững những vấn đề lý luận và có kỹ năng thực hành chuyên đề tốt.

Cần chú trọng công tác tự bồi dưỡng của giáo viên, bởi vì yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non gắn với yêu cầu đổi mới, nâng cao năng lực giáo viên. Giáo viên mầm non phải là người có khả năng suy nghĩ, có kỹ năng phân tích và tự trang bị cho mình những kiến thức không chỉ về chuyên ngành mà cả những kiến thức về các lĩnh vực khác. Để dáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục, giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, đồng thời biết lựa chọn và vận dụng sáng tạo những thông tin hiểu biết đó để cùng trao đổi với đồng nghiệp.


1.4.2.6. Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học trong trường mầm non công lập

Cơ sở vật chất kỹ thuật trường học là những hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau, được sử dụng để phục vụ cho việc giáo dục và các hoạt động trong nhà trường.

Cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục là điều kiện cần thiết để thực hiện, phục vụ công tác nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục của trường mầm non, là công cụ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học: có thể mô hình hóa, trực quan hóa các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, tạo ra mối quan hệ hợp tác giữa cô và trẻ giúp cho việc tổ chức và điều khiển quá trình nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục một cách khoa học. Đối với trẻ mầm non các thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học còn giúp cho trẻ phát triển tư duy trừu tượng, sự sáng tạo để khám phá thế giới xung quanh.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường mầm non là thành phần không thể thiếu được trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đối với trường mầm non cơ sở vật chất và trang thiết bị rất đa dạng và phong phú. Nếu nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đồng đều đầy đủ, đẹp và khoa học xu hướng ngày càng hoàn thiện, trên cơ sở vật chất hóa nội dung giáo dục thì chất lượng giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phát triển một cách toàn diện về nhân cách. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Đảm bảo tính an toàn.

- Hình thức phải hấp dẫn.

- Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm.

- Giá thành phù hợp.


Cơ sở vật chất là phương tiện của quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Bởi vậy thiết bị giáo dục là một trong các thành tố chủ yếu của quá trình dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị trường học phải xây dựng phù hợp với nội dung giáo dục, đảm bảo bền đẹp, an toàn, sáng tạo. Trong quá trình sử dụng người giáo viên phải khai thác đầy đủ các chức năng sử dụng, đồng thời có kế hoạch bảo quản tốt làm gương cho trẻ và để củng cố lòng tin với nhân dân và với các bậc phụ huynh.

Đối với người giáo viên: khi thực hiện lao động phải dựa vào cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật mới nâng cao được năng suất lao động, hiệu quả giáo dục. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về sự vật hiện tượng.

Đối với trẻ: Cơ sở vật chât, trang thiết bị giáo dục là điều kiện giúp trẻ nắm vững kiến thức tự nhiên xã hội, tham gia các hoạt động một cách tích cực, góp phần phát triển tư duy, trí nhớ. Đồng thời hình thành yếu tố nhân cách đầu tiên, mặt khác do đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ mầm non là hiếu động, ham hiểu biết thích khám phá, các chức năng trong cơ thể đang hoàn thiện dần, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi “Học mà chơi, chơi mà học”. Khi tham gia vào các trò chơi trẻ cần có nơi chơi, đồ chơi trong điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đầy đủ với nội dung chơi, khi được chơi trẻ sẽ thoải mái, hứng thú khám phá các bí ẩn của thế giới xung quanh. Giúp trẻ tiếp thu kiến thức nhanh và khắc sâu hơn, tăng sự say mê lĩnh hội kiến thức, bởi vì lứa tuổi mầm non tư duy của trẻ là tư duy trực quan sinh động. Khi dạy trẻ không thể dạy chay, chất lượng tiết học còn phụ thuộc vào khả năng sử dụng đồ dùng của giáo viên có linh hoạt sáng tạo hay không, vì vậy trong giờ học của trẻ không thể thiếu được cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Trên cơ sở thực tiễn để khẳng định cơ sở vật chất, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mầm non,

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí