Quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non tại thành phố Sóc Trăng - 2


Các chữ viết tắt Các chữ viết đầy đủ‌

CBQL : Cán bộ quản lý

GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo

GDMN : Giáo dục mầm non

GVMN : Giáo viên mầm non

HT : Hiệu trưởng

QL : Quản lí

GV : Giáo viên

ĐBSCL : Đồng bằng sông cửu long

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

HCM : Hồ Chí Minh

NV : Nhân viên

Quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non tại thành phố Sóc Trăng - 2

CB : Cán bộ

ĐH : Đại học

TP : Thành phố

CHXHCN : Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Bảng 2.1. Số trẻ học tại trường mầm non ở thành phố Sóc Trăng 44‌

Bảng 2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non Tp. Sóc Trăng 46

Bảng 2.3. Mức độ thực hiện hoạt động giáo dục trẻ 48

Bảng 2.4. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục 49

Bảng 2.5. Quản lý việc thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục 50

Bảng 2.6. Quản lý việc thực hiện nội dung kế hoạch giáo dục 51

Bảng 2.7. Quản lý hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên 53

Bảng 2.8. Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 54

Bảng 2.9. Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục 55

Bảng 2.10. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục 57

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục 58

Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục 59

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 73

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 74

Biểu đồ 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 75‌


1. Lý do chọn đề tài:‌


MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập quốc tế, sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, các quốc gia phát triển hay đang phát triển đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và coi phát triển giáo dục là giải pháp để phát triển bền vững. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).

Luật Giáo dục năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009 của nước CHXHCN Việt Nam đã khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005). Với trẻ mầm non, Luật giáo dục cũng quy định: “Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Trong sự nghiệp giáo dục của nước ta, bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và là bậc học quan trọng nhất. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy phải bền bỉ chịu khó mới dạy được các cháu. Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này càng lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt (Hồ Chí Minh toàn tập, 2000).


Giáo dục mầm non (GDMN) là bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí rất quan trọng và là nền tảng ban đầu trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của đất nước. GDMN thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là “giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015). Mục tiêu cụ thể của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay bao gồm: Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo; Thực hiện việc miễn học phí trước năm 2020 cho trẻ 5 tuổi; Từng bước chuẩn hoá trường mầm non và phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.

Năm 2002 Thủ Tướng Chính phủ ra Chỉ thị 18/2002/CT-TTG về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân (Thủ tướng Chính phủ, 2001), rồi Quyết định số 161/2002/QĐ-TTG về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non (Thủ tướng Chính phủ, 2002), đặc biệt gần đây nhất Chính phủ đã dành hẳn một phiên họp chính phủ để bàn về chiến lược phát triển giáo dục mầm non và đến ngày 23/6/2006 Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 149/2006/QĐ-TTG phê duyệt đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015 (Thủ tướng Chính phủ, 2006). Năm 2016 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020” (Thủ tướng Chính phủ, 2016). Ngày 30/12/2016, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư số 28/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình Giáo dục mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016). Tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”,


Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 56/KH-BGDĐT ngày 25/1/2017 và kế hoạch triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017). Ngoài ra, còn nhiều quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chương trình bồi dưỡng thường xuyên, chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non... được ban hành. Đây là cơ sở pháp lý để các trường mầm non thực hiện quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên.

Đối với thành phố Sóc Trăng, trong những năm gần đây giáo dục mầm non đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo. Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng đã phát triển về quy mô và chất lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý từng bước đủ về số lượng, chuẩn về chuyên môn để thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non trên địa bàn thành phố Sóc Trăng vẫn còn nhiều bất cập, bộc lộ nhiều hạn chế nhất định. Trong đó, hoạt động giáo dục chưa chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Nhận thức về hoạt động giáo dục trong trường mầm non của phụ huynh và giáo viên chưa cao. Một bộ phận quan niệm rằng: đối với mầm non thì quan trọng nhất là trẻ không ốm đau bệnh tật, phát triển cơ thể tốt, ăn ngoan, ngủ được; việc dạy dỗ không quan trọng. Một số người còn hiểu khái niệm dạy trong trường mầm non là dạy chữ giống như tiểu học nên rất phản đối. Công tác quản lý hoạt động giáo dục trong các trường mầm non còn xem nhẹ, hình thức. Sinh hoạt tổ chuyên môn không thường xuyên, chỉ quan tâm đến hồ sơ, sổ sách đầy đủ khi thanh tra, kiểm tra. Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động giáo dục chưa được quan tâm đúng mức.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập tại TP. Sóc Trăng” để nghiên cứu.


2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập tại Thành phố Sóc trăng, từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng.

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập tại thành phố Sóc Trăng.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập thành phố Sóc Trăng đã đạt được một số kết quả trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, công tác này còn có một số hạn chế ở các nội dung như: xây dựng giáo án, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, kiểm tra, giám sát. Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập thành phố Sóc Trăng thì có thể đề xuất được một số biện pháp cần thiết và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục, từ đó nâng cao chất lượng công tác giáo dục trẻ trong các trường mầm non công lập thành phố Sóc Trăng.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập.

- Mô tả và đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục trong các trường mầm non công lập tại Thành phố Sóc Trăng.


- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non công lập Thành phố Sóc Trăng.

6. Giới hạn nghiên cứu

- Về chủ thể thực hiện quản lý: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục do Hiệu trưởng trường mầm non thực hiện.

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý hoạt động giáo dục trên lớp đối với nhóm trẻ 5 - 6 tuổi.

- Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục và thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ở 10/10 trường mầm non công lập tại Tp. Sóc Trăng

- Về thời gian: khảo sát thực trạng 2017 - 2018.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

7.1.1. Tiếp cận hệ thống

Quản lý hoạt động giáo dục là một nội dung của quản lý nhà trường, bao gồm: quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý hoạt động giáo dục, quản lý tài sản. Hay nói cách khác, quản lý giáo dục là một thành tố trong hệ thống quản lý nhà trường. Chính vì vậy, nó chịu sự ảnh hưởng, đồng thời ảnh hưởng ngược lại tới quản lý nhà trường và các thành tố khác trong hệ thống này. Bản thân, quản lý hoạt động giáo dục là một hệ thống bao gồm các thành tố: mục đích quản lý, nội dung quản lý, biện pháp quản lý hoạt động giáo dục.

7.1.2. Tiếp cận thực tiễn

Tiếp cận theo quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài này là qua khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non công lập tại Thành phố Sóc Trăng, rút ra được những ưu điểm, hạn chế, thuận lợi và khó khăn. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp phù hợp với điều kiện thực

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí