Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai - 14


hoạch như cơ chế đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

- Để tạo Điều kiện cho tỉnh Gia Lai thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế nhằm tăng nhanh nguồn thu và từng bước cân đối được thu - chi, tạo nguồn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tần và đầu tư xây dựng vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề nghị các bộ, ngành ( đặc biệt là Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Xây dụng, Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên môi trường) có chức năng tham mưu với Thủ tướng Chính phủ khi xây dựng thủy điện cần tính toán ảnh hưởng tới rừng đầu nguồn, tới các khu du lịch ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp hạn chế về phát triển kinh tế, ví dụ như: Thủy điện An khê – KaNat xây dựng ở rừng đầu nguồn, khi xây dựng không tính toán đã thiệt hại rất nhiều diện tích rừng tự nhiên, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, động thực vật quý, nhiều loại nằm trong danh sách cần được bảo vệ, rồi mùa hè các huyện phiá đông của Gia Lai và các tỉnh như Bình Định, Phú Yên bị hạn hán nặng nề, còn khi mùa mưa thì thủy điện này xả nước thì các địa phương kể trên bị lụt, gây thiệt hại nặng nề ảnh hưởng tới đời sống xã hội.

3.2.15 Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai

Thường xuyên rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với định hướng phát triển chung của vùng Tây Nguyên. Chỉ đạo xây dựng quản lý tốt việc quy hoạch chi tiết các khu trọng điểm du lịch, các khu du lịch phù hợp với những định hướng đã xác định trong quy hoạc tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Tiến hành rà soát và thu hồi giấy phép các dự án đầu tư du lịch chậm tiến độ, các dự án gây ảnh hưởng đến môi trường rừng đầu nguồn, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, và an ninh quốc phòng,...

Thành lập trung tâm quản lý xúc tiến đầu tư du lịch trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. Dovậy việc thành lập cơ quan chuyên môn về quản lý xúc tiến đầu tư về du lịch trên địa bàn tỉnh trong tình hình hiện nay là rất cần thiết để triển khai thực hiện đạt được những mục tiêu đã đề ra.


3.2.16 Kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai, tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về du lịch cho các cơ quan, ban ngành, các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch và kể cả cộng đồng dân cư sống trên địa bàn toàn tỉnh, tăng cường sự phối hợp để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh./.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở thực trạng phát triển của ngành Du lịch Gia Lai, thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh gia lai, quan điểm của Đảng, Nhà nước và định hướng phát triển của ngành Du lịch Gia Lai đến năm 2020, tác giả Luận văn đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời giàn tới, như: Giải pháp về quản lý nhà nước về các loại hình kinh doanh và hoạt động du lịch; giải pháp về ban hành, hướng dẫn, thực hiện triễn khai văn bản quy phạm pháp luật; giải pháp về tổ chức quản lý bộ máy; giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về chính sác nhằm phát triển du lịch; giải pháp về khen thưởng kỷ luật trong việc kinh doanh hoạt động du lịch; giải pháp về tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm luật trong lĩnh vực du lịch; giải pháp về bảo tồn văn hóa dân tộc bản địa; giải pháp về bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch, bảo vệ rừng; kiến nghị với Chính phủ, Bộ ban ngành liên quan nhằm đưa du lịch ngày càng phát triển.Những ý tưởng và giải pháp đề xuất nêu trên sẻ góp phần hữu ích giúp các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu vận dụng, thúc đẩy hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai phát triển đúng hướng và đạt mục tiêu đề ra.


KẾT LUẬN

Trong những năm qua, du lịch tỉnh Gia Lai đã có những bước phát triển nhanh nhưng chưa toàn diện. Trong quá trình phát triển đã nảy sinh những vấn đề cần quan tâm như: Du lịch tỉnh Gia Lai phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; nguồn tài nguyên du lịch chưa được khai thác hết.Sản phẩm du lịch chưa thật sự làm hài lòng du khách nên đã bỏ qua nhiều cơ hội thu về lợi nhuận từ du khách (đạt sự hài lòng). Đặc biệt là tỉnh Gia Lai du lịch mới phát triển trong những năm gần đây và phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch vốn có Tính bền vững trong quá trình khai thác ngành du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý nhà nước đối với ngành du lịch còn nhiều bất cập. Hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao…Với mục tiêu đưa ngành du lịch trở thành thế mạnh của tỉnh nhà thì yêu cầu giải quyết các vấn đề trên trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.Nâng cao năng lực và vai trò quản lý nhà nước về du lịch đáp ứng yêu cầu của hoạt động quản lý nhà nước về du lịch hiện nay là hết sức quan trọng. Xuất phát từ nhận thức đó, đề tài “ quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai‟ được tác giả chọn để làm luận văn.

Nội dung của luận văn tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

1.Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận chung về quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về du lịch, khu du lịch, tài nguyên du lịch, tổ chức quản lý du lịch, nguồn nhân lực du lịch, xã hội hóa du lịch, chính sách du lịch, thanh tra kiểm tra du lịch. Đồng thời cũng phân tích, làm rõ các đặc điểm các yếu tố quản lý nhà nước về du lịch, tham khảo học tập kinh nghiệm của một số tỉnh thành trong nước, từ đó đặt ra lý do vì sao cần phải quản lý nhà nước về du lịch.

2. Luận văn đánh giá tổng quát tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lai, từ đó đưa ra các đặc điểm quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Gia Lai. Đồng thời luận văn cũng tập trung đánh giá thực trạng hoạt động của du lịch một cách toàn diện và đầy đủ cả về những kết quả đạt được và những hạn chế bất cập, nguyên nhân gây ra những hạn chế trong việc quản lý nhà nước về du lịch tại Gia Lai và đặt ra những


vấn đề cần giải quyết nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tại Gia Lai trong thời gian tới.

3. Luận văn đã nêu một số quan điểm phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước định hướng cho sự phát triển của ngành Du lịch trong thời gian tới. Đê góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tại Gia Lai, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Gia Lai.

Để các giải pháp có tính khả thi cao khi đi vào cuộc sống, luận văn nêu lên một số kiến nghị đối với các cấp quản lý nhà nước ở trung ương (Chình phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), các Bộ ban ngành trung ương) và địa phương (Uỷ ban nhân dân tỉnh,Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Với thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn, tác giả luận văn mong rằng kết quả nghiên cứu Luận văn nêu trên, có thể đóng góp phần nào vào công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. GS.TS. Phan An phát triển bền vững Du lịch Văn hóa dân tộc ở Tây nguyên, Hà Nội.

2.Trần Xuân Ảnh (2007), "Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 132, Hà Nội.

3. Bộ chính trị (2017), Nghị quyết Số 08- 2017/NQ/BCT Về việc đưa mục tiêu du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triễn của ngành, lĩnh vực khác, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Doan ( 2015), Luận văn kinh tế, đại học kinh quốc dân Hà Nội Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội, Hà Nội.

5. Nguyễn Thanh Hải ( 2014) luận văn kinh tế - Chính trị, đại học kinh tế , ĐHQGHN Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tại tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình.

6. Nguyễn Thị Thanh Hiền ( 1995) , Luận văn của thạc sĩ du lịch, trường đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại Kiên Giang, Kiên Giang.

7. PGS.TS Nguyễn Đình Hiển- Ths. Hồ Minh Phương vấn đề bảo tồn giá trị Văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên trong hoạt động du lịch. Hà Nội.

8 . Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2011), tập bài giảng phần khoa học hành chính chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính dành cho các đối tượng đào tào ở trung tâm học viện, Hà Nội, Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Hoàng ( 2013), Luận văn thạc sĩ Kinh tế , đại học Đà Nẵng,

phát triển du lịch Gia Lai, Gia Lai.


10. Hội đồng nhân dân tỉnh (2016), Nghị Quyết số 16/NQ-HĐND, khóa XI kỳ họp thứ nhất về việc thông qua, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Gia Lai.


11. Nguyễn Văn Mạnh (2007), Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững sau khi gia nhập WTO, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 115, Hà Nội.

12. Quốc hội ( 2005) Luật du lịch số 44/2005/QH11, Hà Nội


13. Số liệu Niên giám Thống kê Gia Lai, về tổng giá trị GRDP du lich Gia Lai, Gia Lai

14.Tạp chí Du lịch số tháng 12/2016


15. Tỉnh ủy (2008), Nghị quyết số 13-NQ/TU, về phát triển du lịch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Kế hoạch số 1767/KH-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2013 của UBND Tỉnh Gia Lai về việc Triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Gia Lai.

16. Thủ tướng Chính phủ ( 2013), Quyết định số 2162/2013 của Chính phủ về việc phê duyệt, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Gia Lai.

17. Trang thông tin của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An, Nghệ An.


18. Trang thông tin của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đak Lak, Đak Lak.


19 Trang thông tin Du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai, Gia

Lai.


20. Uỷ ban nhân dân tỉnh (2016), Quyết định số 525/QĐ-UBND, ngày 04

tháng 8 năm 2016 Về việc phê duyệt, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020 , tầm nhìn đến năm 2030, Gia Lai.

21. Nguyễn Tấn Vinh (2008 ), Luận văn tiến sĩ kinh tế, đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội , Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng.

Tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Lâm Đồng 1

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023