không thể đảm bảo chất lượng giáo dục khi không có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường mầm non là một kế hoạch lâu dài, và luôn phát triển, do điều kiện đi lên của nền kinh tế đất nước.
1.4.2.7. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục của giáo
viên
Kiểm tra đánh giá là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói
chung và trong quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non nói riêng. Kiểm tra là để quản lý và muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra. Thông qua kiểm tra, cán bộ quản lý đánh giá được thành tựu của hoạt động giáo dục trẻ trong các trường mầm non để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục cho phù hợp và đúng hướng. Nội dung kiểm tra được diễn ra ở giai đoạn cuối cùng của chu trình quản lý, là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới mục tiêu của tổ chức, bao gồm những nội dung chính sau đây:
Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: Nắm được thực trạng việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên; đảm bảo kỷ cương nề nếp trong hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường, của ngành. Tạo điều kiện trong việc nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên. Động viên khen thưởng chính xác những giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn trong đơn vị, phổ biến kinh nghiệm tốt trong tập thể sư phạm, đồng thời phát hiện những thiếu sót, lệch lạc để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Tạo động lực cho việc tự kiểm tra của giáo viên.
Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên: hoạt động sư phạm của giáo viên là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp của người giáo viên, từ việc chuẩn bị bài, giảng dạy, giáo dục học sinh trong và ngoài lớp đến việc thực hiện các quy định về chuyên môn như: thực hiện chương trình, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ chuyên môn, tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện các công việc chuyên môn khác theo yêu cầu của các cấp quản lý.
Đánh giá giáo dục là quá trình thu thập và lý giải có hệ thống thông tin hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo. Là việc xem xét, xác định chất lượng của đối tượng được đánh giá, trên cơ sở thu thập thông tin một cách hệ thống nhằm hỗ trợ việc ra quyết định và rút ra bài học kinh nghiệm. Đánh giá trong giáo dục có thể chia làm 2 loại: đánh giá trong và đánh giá ngoài.
Đánh giá, xếp loại giáo viên có tham gia trực tiếp giảng dạy thực hiện theo Quyết Định số 02/2008/QĐ- BGDĐT, ngày 22 tháng 01 năm 2008 về ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Trong các cơ sở giáo dục mầm non, tất cả giáo viên đều được kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhằm giúp đỡ giáo viên nâng cao năng lực sư phạm, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giảng dạy trong trường mầm non công lập
1.5.1. Các yếu tố khách quan
- Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cấp học mầm non của thành phố Sóc Trăng, của ngành đối với cán bộ quản lý cấp phòng GD&ĐT và các cán bộ quản lý, giáo viên, trong các trường mầm non.
- Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác tham mưu của các phòng GD&ĐT, các trường mầm non trong việc huy động trẻ ra lớp.
- Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động dạy học cho trẻ.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục là một trong hai yếu tố quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học cho trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ, hiện đại và phù hợp sẽ giúp giáo viên, nhân viên và trẻ thao tác được dễ dàng, đảm bảo an toàn, vệ sinh. Đồng thời, khi có đủ đồ dùng trang thiết bị cá nhân cho trẻ, sẽ giúp trẻ thực hiện các thao tác đúng cách, qua đó trẻ học được cách sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dẫn đến việc quản lý chỉ đạo công tác giáo dục trẻ thuận tiện hơn.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Năng lực quản lý của các cán bộ quản lý các trường mầm non.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Sự am hiểu biết chuyên môn sâu, thường xuyên cập nhật thông tin mới về khoa học giáo dục mầm non, nắm vững các vấn đề mới trong các hoạt động dạy học cho trẻ ở từng giai đoạn phát triển của xã hội, tham mưu và chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường mầm non thực hiện.
- Nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học cho trẻ và tự bồi dưỡng trong công tác quản lý chỉ đạo của mình.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả luận văn chủ yếu tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non công lập. Luận văn đã xác định các khái niệm quản lý hoạt động giáo dục là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Nội dung quản lý hoạt động giáo dục trong các trường mầm non công lập, bao gồm: Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học ở trường mầm non; Quản lý việc thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non; Quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên ở trường mầm non; Quản lý nội dung chương trình giáo dục trẻ ở trường mầm non; Quản lý cơ sở vật chất trong trường mầm non; Giám sát kiểm tra, đánh giá, hoạt động giáo dục ở trường mầm non.
Quản lý hoạt động giáo dục trong các trường mầm non chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Yếu tố khách quan bao gồm: Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cấp học mầm non; Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền; Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy học. Yếu tố chủ quan bao gồm: Nhận thức; Nghiệp vụ quản lý; Trình độ chuyên môn.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội của thành phố Sóc Trăng
2.1.1. Tình hình kinh tế văn hóa- xã hội của thành phố Sóc trăng
Thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng. Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, nằm ở cuối lưu vực sông Mê Kông, giáp các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và biển Đông. Sóc Trăng có bờ biển tự nhiên dài 72 km, 30.000 ha bãi bồi với 02 cửa sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và cá tôm. Ngành hải sản của tỉnh có điều kiện phát triển. Ngoài hải sản, với mặt biển thông thoáng, tỉnh có nhiều thuận lợi phát triển giao thông vận tải, du lịch cũng như phát triển tổng hợp kinh tế biển, đây là thế mạnh của tỉnh. Sản phẩm khai thác từ biển và ven biển là tiềm năng và nguồn lợi to lớn tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời, Thành phố Sóc Trăng nằm trong vùng ĐBSCL, vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất làm nên phần lớn lúa gạo, cây trái và tôm cá cho cả nước. Từ vị trí địa lý như vậy, thành phố Sóc Trăng có lợi thế ở vào vị trí có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Thành phố Sóc Trăng còn có điều kiện để phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, du lịch và cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội. Thành phố Sóc Trăng nằm ở trung tâm tỉnh bao gồm 10 phường với 60 khóm, tổng diện tích tự nhiên là 7.616,21ha; dân số 136.348 người, bao gồm 03 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng sinh sống; mật độ dân số 1.790 người/km2; về cơ cấu lao động: lao động nông nghiệp chiếm 11,73%; phi nông nghiệp chiếm 88,27%. Dù trải qua nhiều khó khăn, thử thách do ảnh hưởng của đà suy thoái kinh tế, tình
hình thế giới phức tạp, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra... nhưng Sóc Trăng vẫn vững bước đi lên, đạt được những thành tựu đáng phấn khởi: Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt cao với mức 10,04% (năm 2013 là 9,4%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm về nông nghiệp, tăng về công nghiệp, dịch vụ; văn hóa xã hội phát triển, an ninh chính trị ổn định, an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng lên.
2.1.2. Về giáo dục – đào tạo trên địa bàn thành phố Sóc trăng
Công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước; loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Số lượng trường học các cấp trên địa bàn ngày càng tăng theo đà phát triển kinh tế. Từ năm 2000, thành phố đã đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 2008 được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và năm 2010 được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Trong năm học 2017-2018, trên địa bàn thành phố Sóc trăng có 23 trường và các nhóm lớp Mầm non với 116 cán bộ, giáo viên. Có 12 trường tiểu học trong địa bàn với 490 cán bộ, giáo viên. Trung học cơ sở có 7 trường với 419 cán bộ, giáo viên.
2.1.3. Về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Sóc trăng
Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Sóc Trăng, kết thúc năm học 2017 - 2018, toàn thành phố có: 10 trường mầm non công lập, 11 trường mầm non tư thục đã được cấp phép. Các trường công lập được phân bố đều khắp trong địa bàn thành phố, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của phụ huynh học sinh, gây khó khăn trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Bảng 2.1. Số trẻ học tại trường mầm non ở thành phố Sóc Trăng
Công lập | Tư thục | |||
6.218 | Lớp | Số trẻ | Lớp | Số trẻ |
71 | 2.268 | 146 | 3.950 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Luận Về Hoạt Động Giáo Dục Trong Trường Mầm Non
- Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị, Đồ Dùng, Đồ Chơi Trong Trường Mầm Non
- Quản Lý Việc Thực Hiện Mục Tiêu Hoạt Động Giáo Dục Trẻ Ở Trường Mầm Non
- Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Tại Các Trường Mầm Non Công Lập Thành Phố Sóc Trăng
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Chuyên Môn Cho Giáo Viên
- Đề Xuất Một Số Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ở Các Trường Mầm Non Công Lập Tại Thành Phố Sóc Trăng
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng giáo dục đào tạo thành phố Sóc Trăng, 2017 Theo Phòng giáo dục đào tạo thành phố Sóc Trăng, năm học 2017-2018, tổng số trẻ ra lớp: 6.218 cháu, trong đó: tổng số trẻ học tại trường công lập là
2.268 trẻ với 71 lớp, tổng số trẻ học tại trường tư thục là 3.950 trẻ với 146 lớp. Thành phố đã huy động tối đa trẻ em, bao gồm cả trẻ khuyết tật ra lớp đảm bảo cho mọi trẻ em được đến trường học tập và vui chơi. Chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao.
- Về quy mô phát triển giáo dục mầm non: Quy mô này được phát triển mạnh ở các loại hình nhà trường, lớp đáp ứng được nhu cầu giáo dục của con em nhân dân. Trên cơ sở các chỉ tiêu chung của ngành giáo dục Sóc Trăng thì giáo dục mầm non thành phố Sóc Trăng đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản và ổn định về mạng lưới trường, lớp và huy động trẻ ra lớp, số trẻ tăng nhanh, hệ thống giáo dục ngoài công lập cũng được phát triển ổn định.
- Về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non: Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao so với những năm trước, các trường mầm non đã có nhiều nội dung tích cực để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hàng năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 2 - 6%. Các hoạt động học tập, vui chơi được tổ chức quy mô, sôi nổi, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất cho trẻ. Toàn thành phố có 100% trường thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non mới, đạt tỉ lệ 100%. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã chỉ đạo các trường thực
hiện nghiêm túc các hoạt động dạy trẻ theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng môi trường sư phạm an toàn, thân thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động. Chất lượng giáo dục cũng đạt được những kết quả tốt, nhìn chung trẻ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, có nề nếp trong các hoạt động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trên 95% trẻ đạt theo yêu cầu quy định.
- Về cơ sở vật chất: Ngành giáo dục cùng với chính quyền địa phương đã tham mưu với thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng mới các trường mầm non, cải tạo sửa chữa, nâng cấp các khu trường, lớp theo quy định và yêu cầu đạt chuẩn. Cơ sở vật chất đáp ứng được với yêu cầu sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Về xây dựng đội ngũ giáo viên: Hàng năm, Phòng Giáo dục đều chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Phòng Giáo dục - Đào tạo còn cử cán bộ, giáo viên các trường điểm tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập, bồi dưỡng chuyên môn do Sở Giáo dục - Đào tạo và Phòng Giáo dục thành phố Sóc Trăng tổ chức. Hiện nay 100% giáo viên trong thành phố đạt chuẩn. Bên cạnh những mặt mạnh đã nêu trên, giáo dục mầm non thành phố Sóc Trăng trong những năm qua vẫn còn một số mặt hạn chế sau:
Thứ nhất, việc đổi mới phương pháp dạy học ở một số trường và một số giáo viên còn chậm, ít cải tiến sáng tạo. Nhiều giáo viên chưa tiếp cận được với phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Tại các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, hình thức bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết và thiếu thực hành nên chất lượng chưa cao.
Thứ hai, đồ dùng trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ, còn thiếu thốn nhiều. Hiệu trưởng chưa chú ý đến các trang thiết bị các đồ dùng dạy học mang tính hiện đại. Giáo viên không có thói quen rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học.