Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị, Đồ Dùng, Đồ Chơi Trong Trường Mầm Non‌



sẻ.

- Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia


- Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường

lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.

* Phát triển thẩm mĩ:

- Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.

- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.

1.3.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non‌

Quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non tại thành phố Sóc Trăng - 5

Theo thông tư số 25 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong tiêu chuẩn 3, điều 7 về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non như sau :

- Diện tích, khuôn viên và các công trình của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

a) Có đủ diện tích đất hoặc diện tích sàn sử dụng theo quy định, các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;

b) Có biển tên trường, khuôn viên có tường, rào bao quanh;

c) Có nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh.

- Sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi bảo đảm yêu cầu.

a) Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp,có cây xanhtạo bóng mát;

b) Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, giúp trẻ khám phá, học

tập;


c) Khu vực trẻ chơi ngoài trời được lát gạch, láng xi măng hoặc trồng thảm cỏ; có ít nhất 5 loại đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơingoài trời cho giáo dục mầm non.

- Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi bảo đảm yêu cầu.

a) Phòng sinh hoạt chung (có thể dùng làm nơi tổ chức ăn, ngủ cho trẻ) bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, có đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động; có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp;

b) Phòng ngủ bảo đảm diện tích trung bình cho một trẻ và có các thiết bị theo quy định tại Điều lệ trường mầm non;

c) Hiên chơi (vừa có thể là nơi tổ chức ăn trưa cho trẻ) bảo đảm quy cách và diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; lan can của hiên chơi có khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn hơn 0,1m.

- Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật, bếp ăn, nhà vệ sinh theo quy

định.

a) Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật có diện tích tối thiểu 60 m2, có

các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hoạt động phát triển thẩm mỹ và thể chất của trẻ;

b) Có bếp ăn được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều; đồ dùng nhà bếp đầy đủ, bảo đảm vệ sinh; kho thực phẩm có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, bảo đảm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn;

c) Có nhà vệ sinh cho trẻ, nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên bảo đảm yêu cầu và thuận tiện cho sử dụng.

- Khối phòng hành chính quản trị bảo đảm yêu cầu.

a) Văn phòng trường có diện tích tối thiểu 30m2, có bàn ghế họp và tủ văn phòng, có các biểu bảng cần thiết; phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có


diện tích tối thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách; phòng hành chính quản trị có diện tích tối thiểu 15m2, có máy vi tính và các phương tiện làm việc;

b) Phòng y tế có diện tích tối thiểu 12m2, có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khỏe trẻ, có bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, có bảng theo dõi tiêm phòng và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ;

c) Phòng bảo vệ, thường trực có diện tích tối thiểu 6m2, có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách; phòng dành cho nhân viên có diện tích tối thiểu 16m2, có tủ để đồ dùng cá nhân; khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ diện tích và có mái che.

- Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.

a) Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải bảo đảm tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;

c) Hằng năm sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ

chơi.

1.3.6. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non‌

Hình thức hoạt động giáo dục mầm non được quy định tại chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số: 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) bao gồm những hình thức sau:

a) Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục lứa tuổi nhà trẻ


- Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức: Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ; Tổ chức lễ, hội: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết Trung thu, Tết cổ truyền, Tết thiếu nhi (ngày 1/6)).

- Theo vị trí không gian, có các hình thức: Tổ chức hoạt động trong phòng nhóm; Tổ chức hoạt động ngoài trời.

- Theo số lượng trẻ, có các hình thức: Tổ chức hoạt động cá nhân; Tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ; Tổ chức hoạt động theo nhóm lớn; Đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ nên chú trọng sử dụng hình thức tổ chức hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ.

b) Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục lứa tuổi mẫu giáo

- Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức:

+ Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ.

+ Tổ chức lễ, hội: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết Trung thu, Ngày hội đến trường, Tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ, Ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái (8.3), Tết thiếu nhi (ngày 1/6), Ngày ra trường...).

- Theo vị trí không gian, có các hình thức:

+ Tổ chức hoạt động trong phòng lớp.

+ Tổ chức hoạt động ngoài trời.

- Theo số lượng trẻ, có các hình thức:

+ Tổ chức hoạt động cá nhân.

+ Tổ chức hoạt động theo nhóm.

+ Tổ chức hoạt động cả lớp.


1.3.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non‌

Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày. Đánh giá sự phát triển của trẻ bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn.

- Đánh giá trẻ hằng ngày

Mục đích đánh giá

Đánh giá những diễn biến tâm - sinh lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt động, nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Nội dung đánh giá

+ Tình trạng sức khoẻ của trẻ.

+ Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ.

+ Kiến thức và kỹ năng của trẻ.

Phương pháp đánh giá

Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:

+ Quan sát.

+ Trò chuyện với trẻ.

+ Sử dụng tình huống.

+ Đánh giá qua bài tập.

+ Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.

+ Trao đổi với phụ huynh.


Hằng ngày, giáo viên theo dõi trẻ trong các hoạt động, ghi lại những tiến bộ rõ rệt và những điều cần lưu ý vào sổ kế hoạch giáo dục hoặc nhật ký của lớp để điều chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục.

- Đánh giá trẻ cuối độ tuổi và theo giai đoạn

Mục đích đánh giá

Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển cuối chủ đề và theo giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho chủ đề và giai đoạn tiếp theo.

Nội dung đánh giá

Đánh giá mức độ phát triển của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mĩ cuối chủ đề và giai đoạn.

Phương pháp đánh giá

Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:

+ Quan sát.

+ Trò chuyện với trẻ.

+ Sử dụng tình huống.

+ Đánh giá qua bài tập.

+ Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.

+ Trao đổi với phụ huynh.

Kết quả đánh giá được giáo viên ghi lại trong hồ sơ cá nhân trẻ.

Thời điểm và căn cứ đánh giá

+ Đánh giá cuối chủ đề dựa vào mục tiêu của chủ đề.

+ Đánh giá cuối độ tuổi (cuối 3, 4, 5 tuổi) dựa vào các chỉ số phát triển của trẻ.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non‌

1.4.1. Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non‌

Chủ thể quản lý trường mầm non là tập hợp những tác động tối ưu của Hiệu trưởng đến tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhằm thực hiện mục


tiêu giáo dục mầm non trên cơ sở huy động, sử dụng các tiềm lực vật chất và tinh thần của nhà trường, gia đình và xã hội. Thực chất công tác quản lý nhà trường mầm non là quá trình thực hiện nội dung chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ: Mục tiêu, kế hoạch, phương pháp tổ chức; Quản lý đội ngũ CB-GV- NV và trẻ em gửi vào trường; quản lý sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị, tài chính của nhà trường theo quy định của pháp luật; kết hợp chặt chẽ với gia đình, các cá nhân và tổ chức xã hội trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ; Tuyên truyền hướng dẫn kiến thức nuôi trẻ cho cha mẹ và cộng đồng cùng CS-GD trẻ.

Chủ thể quản lý ở trường mầm non được quy định trong Điều lệ mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014), bao gồm : Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn. Với các nhiệm vụ cụ thể sau :

- Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị (nếu có) về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

- Phó hiệu trưởng:Là người chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

- Tổ chuyên môn : Thực hiện các nhiệm vụ : Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế


hoạch của nhà trường, nhà trẻ; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non‌

1.4.2.1. Quản lý việc lập kế hoạch giáo dục

Quản lý việc lập kế hoạch giáo dục trẻ mầm non là khâu đầu tiên của chức năng quản lý. Việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ mầm non nhằm xác định và hình thành mục tiêu đối với hoạt động này cho trẻ mầm non trong nhà trường, xác định và đảm bảo chắc chắn về các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non. Từ đó, lựa chọn các phương án, biện pháp tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế để tiến hành hoạt động giáo dục trẻ trong các trường mầm non đạt kết quả tốt. Trong quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non, Hiệu trưởng nhà trường phải coi việc thực hiện tốt kế hoạch đề ra là biện pháp quan trọng nhất đảm bảo chất lượng của hoạt động này. Song, trong từng trường hợp nhất định, Hiệu trưởng phải có sự chỉ đạo linh hoạt trong việc bổ sung hay điều chỉnh những nội dung cần thiết trong kế hoạch sao cho không làm thay đổi mục tiêu mà lại phù hợp tình hình thực tế để bản kế hoạch có tính khả thi cao. Nội dung chính của bản kế hoạch cần đề cập tới các vấn đề sau:

- Những cơ xở xây dựng kế hoạch: Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nói về hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non; Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của các trường mầm non; đặc điểm tình hình của các trường mầm non thành phố Sóc Trăng, Sóc Trăng (thuận lợi, khó khăn), những chỉ tiêu phấn đấu, những mục tiêu đề ra của các trường. Trẻ em tại các trường mầm non thành phố Sóc Trăng, Sóc Trăng có hoàn cảnh, lối sống, tâm lý, giới tính khác nhau, có cá tính và khả năng tự giải quyết các vấn đề, khả năng học tập cũng rất khác nhau. Vì vậy, muốn thành công trong quản lý, giáo dục, chủ thể quản lý giáo dục cần lập kế hoạch quản lý thích hợp cho

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí