Tổng Hợp Ý Kiến Đánh Giá Của Cán Bộ Quản Lý, Giảng Viên Về Lập Kế Hoạch Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất


Bảng 3.13. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất


TT


Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá

Tốt (4)

Khá (3)

Trung bình (2)

Yếu (1)


X

Tần suất

%

Tần suất

%

Tần suất

%

Tần suất

%


1

Xây dựng mục tiêu chương trình, nội dung và các điều

kiện hoạt động GDTC


49


24,5


105


52,5


38


19


8


4


2,98


2

Lập kế hoạch tìm hiểu về thói quen tập luyện, sở thích và năng khiếu thể

thao của sinh viên


85


42,5


93


46,5


19


9,5


3


1,5


3,30


3

Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất phù hợp với ngành đào tạo

trong nhà trường


15


7,5


95


47,5


61


30,

5


29


14,5


2,48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 14

Qua kết quả khảo sát việc lập kế hoạch cho thấy việc lập kế hoạch tìm hiểu về thói quen tập luyện, sở thích và năng khiếu thể thao của sinh viên đã có 42,5 % số người được hỏi đánh giá tốt và 46,5 % số người được hỏi đánh giá khá. Nội dung đánh giá này đạt điểm là 3,3 điểm ở mức tốt.

Ngoài việc lập kế hoạch tìm hiểu về thói quen tập luyện, sở thích và năng khiếu thể thao của sinh viên ở các trường thì việc xây dựng mục tiêu chương trình, nội dung và các điều kiện hoạt động GDTC là khâu quan trong của “đầu vào” hoạt động GDTC cho sinh viên. Việc xác định mục tiêu chương trình nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích


cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Ở nội dung này đã được đánh giá cao. Qua điều tra, đã có 24,5% số người được hỏi đánh giá tốt, 52,5% đánh giá khá. Nội dung đánh giá này đạt điểm trung bình là 2,98 điểm ở mức khá.

Tuy nhiên, việc lập kế hoạch cho quản lý “đầu vào” hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường khảo sát cũng có những hạn chế nhất định, trong đó rõ nét nhất là: khâu xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất phù hợp với từng ngành đào tạo trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng hoạt động GDTC, nhất thiết các trường phải lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất. Để xác định được hệ thống mục tiêu chương trình hoạt động GDTC, nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động GDTC và phong trào thể thao trong suốt 1 học kì hay năm học. Trên cở sở đó giảng viên xây dựng kế hoạch cá nhân cho 1 học kì/năm học, chi tiết tới từng bài học cũng như dự kiến về hình thức tổ chức ( thực hành, lý thuyết), các phương pháp, phương tiện cần chuẩn bị (phòng học, dụng cụ thể thao, sân bãi tập luyện v.v.). Qua điều tra, có tới 30,5 % số người được hỏi đánh giá ở mức trung bình, 14,5 % đánh giá yếu về lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất. Nội dung đánh giá này đạt điểm là 2,48 điểm ở mức trung bình.

Đây có thể coi là những chỉ báo về mặt hạn chế trong quản lý khâu đầu vào lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

* Thực trạng điều kiện đảm bảo cho yếu tố đầu vào hoạt động giáo dục thể chất

Đối tượng điều tra: Trên tổng số 200 cán bộ quản lý, giảng viên ở các trường đại học khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả thu được như sau:


Bảng 3.14. Kết quả điều tra những điều kiện đảm bảo cho yếu tố đầu vào hoạt động giáo dục thể chất


TT


Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá

Tốt (4)

Khá (3)

Trung bình (2)

Yếu (1)


X

Tần

suất

%

Tần

suất

%

Tần

suất

%

Tần

suất

%



1

Chuẩn bị hệ thống sân bãi, phòng tập, phương tiện, trang thiết bị luyện tập thể

dục, thể thao


11


5,5


98


49


64


32


27


13,5


2,47


2

Kế hoạch phân công giảng dạy phù hợp với giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất

nhà trường


84


42


91


45,5


21


10,5


4


2


3,28


3

Tổ chức khảo sát tình sức khỏe đầu vào và năng khiếu thể thao của sinh

viên


47


23,5


106


53


37


18,5


10


5


2,95

Qua kết quả khảo sát những điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất cho thấy việc phân công giảng dạy phù hợp với sở trường của từng giảng viên cho thấy các trường đã làm tốt. Thực tế cho thấy, các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội có lưu lượng sinh viên khá lớn, với đặc nhiều ngành nghề khác nhau, trong khi đó hệ thống sân bãi, nhà luyện tập, phương tiện hoạt động GDTC lại có hạn. Điều đó dẫn tới nhà quản lý phải có kế hoạch phân công một cách khoa học và hợp lý để phù hợp với năng lực của giảng viên và khai thác, sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật vào hoạt động GDTC và hoạt động thể thao phong trào ở trường một cách hiệu quả.

Kết quả quan sát cho thấy việc phân công giảng dạy phù hợp với giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất nhà trường khá hiệu quả. Qua điều tra, đã có 42


% số người được hỏi đánh giá tốt, 45,5 % đánh giá khá. Nội dung đánh giá này đạt điểm là 3,28 điểm ở mức tốt.

Để đánh giá năng lực thể chất của sinh viên, trước khi bắt đầu thực hiện chương trình GDTC, các trường đại học thường tổ chức khảo sát tình trạng thể lực và trình độ kiến thức, kỹ năng vận động mà sinh viên đã được hình thành qua giáo dục phổ thông. Các trường như: Đại học Thăng Long, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong những năm gần đây đã duy trì được nền nếp tiến hành công việc này trước khi GDTC. Qua trao đổi, phần lớn giảng viên đã cho biết: trước mỗi môn thể thao, mỗi học phần GDTC, khoa, bộ môn đều bố trí kế hoạch để giảng viên tiến hành kiểm tra thể lực của sinh viên bằng các bài test vận động. Điều này sẽ giúp giảng viên hiểu sinh viên hơn, hoạt động GDTC phù hợp với đối tượng giáo dục hơn. Qua điều tra, đã có 23,5 % số người được hỏi đánh giá tốt, 53 % - đánh giá khá về tổ chức khảo sát tình sức khỏe đầu vào và năng khiếu thể thao của sinh viên. Nội dung đánh giá này đạt điểm là 2,95 điểm ở mức khá.

Chuẩn bị hệ thống sân bãi, phòng tập, phương tiện, trang thiết bị luyện tập thể dục của trường đại học là một trong những yếu tố “đầu vào” trong chu trình ĐBCL đào tạo. Đối với hoạt động GDTC, yếu tố này chính là hệ thống sân bãi, phòng tập, phương tiện, trang thiết bị luyện tập thể dục, thể thao. Theo số liệu tổng hợp về cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho hoạt động GDTC và quan sát thực tế đã cho thấy hệ thống sân bãi, phòng tập còn ít và chưa được quy hoạch tổng thể; phương tiện, trang thiết bị luyện tập chưa đồng bộ, chưa hiện đại. Chính vì thế, qua điều tra, có tới 32 % số người được hỏi đánh giá ở mức trung bình, 13,5 % đánh giá yếu về tổ chức đầu tư hệ thống sân bãi, phòng tập, phương tiện, trang thiết bị luyện tập thể dục, thể thao. Nội dung đánh giá này đạt điểm là 2,47 điểm ở mức trung bình.

Qua đó có thể nhận định về hệ thống sân bãi, phòng tập, phương tiện, trang thiết bị luyện tập thể dục, thể thao là những chỉ báo về mặt hạn


chế cho hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.4.2. Thực trạng quản lý “quá trình” hoạt động giáo dục thể chất (Process)

Việc điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý “quá trình” hoạt động GDTC cho sinh viên theo hướng tập trung vào các nội dung: xây dựng mục tiêu hoạt động GDTC; lựa chọn, sắp xếp nội dung, hình thức hoạt động GDTC; những điều kiện để tổ chức hình thức hoạt động GDTC; đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu.

Đối tượng điều tra: Trên tổng số 200 cán bộ quản lý, giảng viên ở các trường đại học khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.15. Kết quả điều tra thực trạng quản lý quá trình hoạt động giáo dục thể chất


TT


Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá

Tốt (4)

Khá (3)

Trung bình (2)

Yếu (1)


X

Tần suất

%

Tần suất

%

Tần suất

%

Tần suất

%

1

Quản lý mục tiêu hoạt động GDTC

50

25

107

53,5

38

19

5

2,5

3,01


2

Quản lý nội dung chương trình giáo

dục thể chất


48


24


106


53


40


20


6


3


2,98


3

Quản lý phương tiện cơ sở vật chất giáo

dục thể chất.


89


44,5


95


47,5


16


8


0


0


3,37

4

Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

11

5,5

95

47,5

73

36,5

21

10,5

2,48


5

Quản lý hình thức hoạt động giáo dục

thể chất của sinh viên


10


5


95


47,5


68


34


27


13,5


2,44


6

Quản lý đánh giá kết quả giáo dục thể chất


32


16,0


64


32,0


89


44,5


15


7,5


2.57


Bảng 3.15 cho thấy, ưu điểm nổi bật trong quản lý “quá trình” hoạt động GDTC cho sinh viên là quản lý phương tiện cơ sở vật chất giáo dục thể chất. Kết quả quan sát đã xác nhận rằng:

Các trường đã chú trọng đến quản lý phương tiện cơ sở vật chất giáo dục thể chất một cách hiệu quả phù hợp. Việc quản lý cho thấy đã khai thác hiệu quả điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng hoạt đông GDTC. Qua điều tra, đã có 44,5% số người được hỏi đánh giá tốt, 47,5% - đánh giá khá về công tác quản lý phương tiện cơ sở vật chất giáo dục thể chất. Nội dung đánh giá này đạt điểm là 3,37 điểm ở mức tốt.

Để nâng công tác quản lý “quá trình” hoạt động GDTC việc quản lý mục tiêu của hoạt động GDTC đã được xác định là cơ sở để lựa chọn và sắp xếp các nội dung hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện hoạt động phù hợp, các hình thức và phương pháp kiểm tra - đánh giá phù hợp cho từng nội dung cụ thể. trong những năm gần đây, các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những đổi mới nhất định về chương trình giáo dục. Thực tế quan sát cho thấy, các trường đã xây dựng chương trình môn GDTC theo hướng bám sát mục tiêu GDTC của từng ngành đào tạo đại học. Qua điều tra, đã có 25% số người được hỏi đánh giá tốt, 53,5% đánh giá khá về quản lý mục tiêu của hoạt động GDTC trong nhà trường. Nội dung đánh giá này đạt điểm là 3,01 điểm ở mức khá.

Cùng với quản lý mục tiêu của hoạt động GDTC, các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo quản lý nội dung chương trình GDTC. Tại các buổi tọa đàm, trao đổi ở các trường khả sát các giảng viên môn GDTC đã cho biết: Khoa, bộ môn thường xuyên chỉ đạo giảng viên phải lựa chọn nội dung chương trình theo nguyên tắc: phù hợp thiết thực, phát huy được sự nỗ lực của sinh viên trong luyện tập, sát trình độ phát triển về kiến thức, kỹ năng vận động và tố chất thể thao của người học. Những đổi


mới về nội dung chương trình GDTC như vậy đã tác động tích cực đến phát triển năng lực thể chất của sinh viên. Qua điều tra, đã có 24% số người được hỏi đánh giá tốt, 53% đánh giá khá về chỉ đạo đổi mới nội dung nội dung chương trình giáo dục thể chất. Nội dung đánh giá này đạt điểm trung bình là 2,98 điểm ở mức khá.

Việc đánh giá kết quả giáo dục thể chất ở các trường nhầm giúp cho nhà quản lý điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục thể chất phù hợp. Kết quả khảo sát cho thấy nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả giáo dục thể chất ở các trường đã có nhiều đổi mới và hiệu quả, sát với nâng lực người học. Điều đó được thể hiện qua kết quả khảo sát đạt 2,57 điểm ở mức khá.

Tuy nhiên, trong quản lý “quá trình” hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng không tránh khỏi những hạn chế. Một trong những hạn chế đó là quản lý hoạt động dạy của giáo viên. Kết quả quan sát các buổi học môn GDTC tại các trường khảo sát cho thấy, việc lên lớp và xuống lớp còn chưa được đúng thời gian quy định, trong quá trình hướng dẫn dạy thực hành để sinh viên tự tập thiếu sự hướng dẫn quan sát của giảng viên. Ngoài ra việc xây dựng kế hoạch, soạn giáo án bài giảng còn sơ sài, ghi chép sổ lên lớp cũng như quản lý người học người học chưa nghiêm. Qua điều tra, có tới 36,5% số người được hỏi đánh giá ở mức trung bình, 10,5% đánh giá yếu, nội dung đánh giá này đạt điểm là 2,48 điểm ở mức trung bình.

Bên cạnh đó, các trường còn bộc lộ hạn chế về quản lý hoạt động giáo dục thể chất của sinh viên. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất của sinh viên bao gồm: Quản lý hoạt động học tập trong giờ GDTC trên lớp; Quản lý hoạt động học tập trong giờ học ngoài khóa; Quản lý hoạt động học tập trong hoạt động câu lạc bộ TDTT; Quản lý hoạt động trong các giải đấu phong trào TDTT của nhà trường. Qua tìm hiểu hoạt động GDTC, sinh viên ít


tham gia vào hoạt động của các câu lạc bộ thể thao trong nhà trường. Điều này nói lên rằng công tác quản lý chỉ đạo các câu lạc bộ chưa thu hút được đông đảo sinh viên tham gia hoạt động TDTT. Kết quả điều tra, có tới 34% số người được hỏi đánh giá ở mức trung bình, 13,5%, nội dung đánh giá này đạt điểm là 2,44 điểm ở mức trung bình.

Qua đó có thể nhận định rằng các trường cần tập trung chú trọng quản lý “quá trình” hoạt động giáo dục thể chất đặc biệt công tác quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động giáo dục thể chất của sinh viên, ngoài ra cũng cần chú trong quản lý toàn bộ quá trình hoạt động giáo dục thể chất nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

3.4.3. Thực trạng quản lý “đầu ra” hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên (Output)

Đối tượng điều tra: Trên tổng số 200 cán bộ quản lý, giảng viên ở các trường đại học khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.16. Kết quả quản lý “đầu ra” hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên


TT


Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá

Tốt (4)

Khá (3)

Trung

bình (2)

Yếu (1)


X

Tần suất

%

Tần suất

%

Tần suất

%

Tần suất

%

1

Tổ chức thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ sinh viên về

hoạt động GDTC.


13


6,5


87


43,5


77


38,5


23


11,5


2,45


2

Quản lý đánh giá kết

quả học tập GDTC cho sinh viên


52


26


105


52,5


39


19,5


4


2


3,03

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí