4.1.2. Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực người học
4.1.2.1. Mục tiêu giải pháp
Nhằm từng bước hoàn thiện nội dung chương trình theo hướng phát triển năng lực người học. Việc đổi mới nội dung chương trình thực chất là đổi mới đồng bộ, toàn diện, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển năng lực; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Mục tiêu của giải pháp này là thực hiện chuyển mạnh GDTC chất cho sinh viên sang phát triển năng lực thực hành các môn TDTT, thực hiện gắn nâng cao kiến thức với phát triển kỹ năng, kĩ xảo, tố chất vận động của sinh viên để họ có thể lực phù hợp với yêu cầu của ngành nghề được đào tạo .
Ý nghĩa của giải pháp này là ở chỗ làm cho hoạt động GDTC cho sinh viên được đổi mới đồng bộ với toàn bộ quá trình thực hiện chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, đang được tiến hành ở các trường đại học.
4.1.2.2. Nội dung của giải pháp
Trong nội dung chương trình môn GDTC thường bao gồm một số học phần gắn với một số môn thể thao nhất định. Để phát triển năng khiếu thể thao trong sinh viên, chương trình môn GDTC cần mở rộng các học phần tự chọn. Điều này đòi hỏi nhà trường phải tổ chức khảo sát nhu cầu, nguyện vọng và năng khiếu của sinh viên về hoạt động TDTT, đồng thời phải tính đến mối quan hệ giữa các môn thể thao, các học phần với nhau. Vì vậy, ban giám hiệu phải chỉ đạo khoa/bộ môn GDTC và các phòng chức năng phối hợp nghiên cứu để đề xuất với ban giám hiệu phương án xác định cấu trúc, thiết kế các học phần trong chương trình GDTC đáp ứng tốt nhất yêu cầu nâng cao năng lực thể chất của sinh viên.
Đổi mới nội dung chương trình môn GDTC ở trường đại học theo hướng giảm lý thuyết, tăng thực hành, tăng các môn thể thao tự chọn.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Ý Kiến Đánh Giá Của Cán Bộ Quản Lý, Giảng Viên Về Lập Kế Hoạch Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Ở Các Trường Đại Học Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Cho Sinh Viên Ở Các Trường Đại Học Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Cho Giảng Viên Môn Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất Lượng
- Tổ Chức Đổi Mới Phương Pháp Kiểm Tra, Đánh Giá Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất Lượng
- Biểu Đồ So Sánh Giữa Tính Cấp Thiết, Tính Khả Thi Của Các Giải Pháp Mà Luận Án Đề Xuất
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
Thông tư số 25/2015/TT- BGDĐT, ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ GD&ĐT “Quy định về chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học” [5] đã xác định: Nội dung chương trình môn học GDTC nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kĩ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Khối lượng kiến thức của chương trình môn học GDTC mà người học cần tích lũy tối thiểu là 3 tín chỉ. Từng trường đại học có trách nhiệm xây dựng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể từng học phần; xác định cấu trúc, xây dựng các học phần thuộc chương trình môn học, bao gồm các nội dung bắt buộc và các nội dung tự chọn; phương thức đánh giá; thiết kế đề cương chi tiết các học phần; xác định yêu cầu về lý thuyết và thực hành của từng học phần; xác định điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn cho người học, người dạy khi thực hiện các nội dung GDTC.
Trong đổi mới nội dung chương trình môn GDTC đảm bảo tính thống nhất giữa nội dung chương trình GDTC chính khóa với hoạt động thể thao phong trào ngoại khóa. Sự phát triển thể chất của sinh viên đòi hỏi họ phải luyện tập một cách nhiệt tình, thường xuyên, với nỗ lực cao, vì vậy bên cạnh nội dung chương trình học tập môn GDTC theo thời khóa biểu, trường đại học phải thu hút sinh viên vào hoạt động thể thao ngoại khóa và câu lạc bộ thể thao. Để hai mảng hoạt động vừa nêu hỗ trợ nhau, cùng hướng đến mục tiêu kép: giúp sinh viên đạt đến kết quả học tập tốt, phát triển phong trào thể thao của nhà trường, Ban giám hiệu và người đứng đầu khoa/ bộ môn GDTC phải chỉ đạo đảm bảo tính thống nhất giữa nội dung chương trình GDTC chính khóa với hoạt động thể thao phong trào.
4.1.2.3. Cách thức và đều kiện thực hiện giải pháp
Đổi mới nội dung chương trình môn GDTC là nhiệm vụ thường xuyên và theo chu kỳ nhằm đảm bảo tính hiệu quả hoạt động GDTC ở trường đại học chính vi vậy các trường phải liên tục cập nhật các chương trình tiên tiến, Ban Giám hiệu và toàn thể các thành viên liên quan tới GDTC thực hiện nghiêm túc các chính sách về CLĐT, có tinh thần tự đánh giá và kịp thời phát hiện những bất cập, hạn chế, đặc biệt mạnh dạn khắc phục các hạn chế.
Để đổi làm tốt việc đổi mới nội dung chương trình môn GDTC cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thành lập tổ soạn thảo chương trình môn học GDTC
Hiệu trưởng trường đại học quyết định thành lập tổ soạn thảo chương trình môn học GDTC. Thành phần tổ soạn thảo là những người am hiểu về giáo dục thể chất và có năng lực xây dựng và phát triển chương trình, gồm: một số giảng viên giáo dục thể chất; đại diện khoa hoặc bộ môn giáo dục thể chất; đại diện phòng đào tạo và một số nhà khoa học, chuyên gia giáo dục về thể dục, thể thao ở trong và ngoài trường.
Bước 2: Tổ chức xây dựng chương trình GDTC
Căn cứ vào những chức năng nhiệm vụ của tổ soạn thảo chương trình môn học GDTC sẽ xây dựng chương trình GDTC theo những quy định về GDTC, xây dựng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể từng học phần; xác định cấu trúc, xây dựng các học phần thuộc chương trình môn học Giáo dục thể chất, bao gồm các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn; phương thức đánh giá; từ đó thiết kế đề cương chi tiết các học phần; xác định yêu cầu về lý thuyết và thực hành của từng học phần; xác định điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn cho người học, người dạy khi thực hiện các học phần.
Bước 3: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến về chương trình môn học GDTC Nội dung chương trình sau khi được xây dựng xong được tổ chức hội
thảo lấy ý kiến về chương trình môn học Giáo dục thể chất, từ đó hoàn thiện
dự thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất trên cơ sở tiếp thu các ý kiến phản hồi và trình hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xem xét, tiến hành các thủ tục thẩm định.
Bước 4: Thành Hội đồng thẩm định chương trình môn học GDTC
Việc thẩm định chương trình được Hiệu trưởng các trường đại học ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình môn học Giáo dục thể chất và các điều kiện đảm bảo triển khai GDTC. Trên cơ sở kết luận của Hội đồng thẩm định và đề nghị của hội đồng khoa học và đào tạo, Tổ soạn thảo điều chỉnh bổ sung theo kết luận của hội đồng, Hiệu trưởng các trường đại học ra quyết định ban hành chương trình môn học GDTC.
Trong việc đổi mới nối dung chương trình các trường phải thường xuyên cập nhật cải tiến các chương trình tiên tiến, Ban Giám hiệu chỉ đạo khoa, bộ môn GDTC thực hiện nghiêm túc các chính sách về cải tiến chất lượng đào tạo, có tinh thần tự đánh giá và kịp thời phát hiện những bất cập, hạn chế, đặc biệt mạnh dạn khắc phục các hạn chế.
Tổ chức phân công giảng viên giảng dạy theo chương trình đã được phê duyệt, căn cứ theo số lớp học, cơ sở vật chất đảm bảo cho chương trình học tập.
Xây dựng kế hoạch định ỳ cải tiến và có cơ chế về tài chính phục vụ cho hoạt động đổi mới chương trình.
4.1.3. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo quy trình đảm bảo chất lượng
4.1.3.1. Mục tiêu giải pháp
Mục tiêu của quy trình đảm bảo chất lượng cho quản lý hoạt động giáo dục thể chất là thực hiện những hoạt động theo nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra tuân thủ theo các tiêu chí đã đề ra. Thông qua quy trình sẽ duy trì được chất lượng và hiệu quả của công việc và phát hiện ra những mặt còn hạn chế để điều chỉnh sao cho hợp lý nhất.
Ý nghĩa của giải pháp này là thực hiện yêu cầu làm đúng ngay từ đầu và không mắc lỗi ở các bước tiến hành, tăng cường chất lượng hiệu quả quản lý hoạt động GDTC theo mục tiêu. Trong hoạt động GDTC, giảng viên là người tổ chức các hoạt động rèn luyện của sinh viên, khâu chuẩn bị và tiến hành của giảng viên được thực hiện đúng quy trình và đáp ứng yêu cầu chất lượng sẽ tác động tích cực tới chất lượng GDTC của sinh viên.
4.1.3.2. Nội dung của giải pháp
Đôi tuong quản lý quá trình là gì
Quy trình đảm bảo chất lượng cho quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường đại học được xây dựng trên cơ sở quá trình hoạt động GDTC, trong đó có các thành tố của quá trình GDTC. Đây là cơ sở quan trọng đề xuất quy trình đảm bảo chất lượng cho quản lý hoạt động GDTC ở trường đại học một cách có hệ thống.
Quy trình đảm bảo chất lượng cho quản lý hoạt động GDTC cần quan tâm đúng mức cả 3 khâu: “Đầu vào”, “Quá trình” và “Đầu ra”.
Một là; Quản lý đầu vào (input)
Tìm hiểu về thói quen tập luyện và sở thích năng khiếu thể thao của sinh viên
Xác định mục tiêu, nội dung chương trình, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên
Lập kế hoạch giáo dục thể chất
Hai là: Quản lý quá trình (Process) Quản lý xây dựng mục tiêu
Quản lý nội dung, chương trình hoạt động GDTC. Quản lý phương tiện có sở vật chất
Quản lý hình thức hoạt động GDTC
Quản lý đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu
Ba là: Quản lý đầu ra (output)
Đánh giá sự hài lòng của sinh viên
Tổ chức thu thập thông tin, lưu trữ hồ sơ tài liệu, minh chứng Tổ chức kiểm tra đánh giá nội dung GDTC
Tổ chức đánh giá quá trình phát triển thể chất của sinh viên.
4.1.3.3. Cách thức và điều kiện thực hiện giải pháp Một là; Quản lý đầu vào (input)
Ngay từ đầu năm học, khoa/ bộ môn GDTC xây dựng kế hoạch phân công giảng viên tìm hiểu về nguyện vọng, sở thích, khả năng và năng khiếu thể thao của sinh viên nhằm tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức hoạt động GDTC ở trường đại học đáp ứng phù hợp với nhu cầu người học. Đây là cơ sở ban đầu cho việc lập kế hoạch GDTC.
Để chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chủ thể quản lý chỉ đạo cho giảng viên làm tốt một số công việc sau:
Một là, giáo dục động cơ, thái độ cho sinh viên cần quán triệt mục đích, yêu cầu nhiệm vụ GDTC qua đó động viên sự nỗ lực của sinh viên trong học tập.
Hai là, tổ chức đánh giá tình trạng thể lực và phát hiện năng khiếu thể thao của sinh viên trước và trong quá trình GDTC.
Ba là, điều tra hứng thú của người học nhằm nắm được động cơ học tập của người học, những nguyên nhân dẫn tới việc thích hoặc không thích học môn học để có chiến lược dạy - học phù hợp.
Trong khi lập kế hoạch cần xác định được mục tiêu chương trình và phân tích, giải thích được mối quan hệ logic, có hệ thống với mục tiêu môn học, bài học GDTC, diễn đạt ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Đồng thời, phân tích được mối quan hệ logic giữa 3 thành phần mục tiêu: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Sử dụng hợp lý các động từ hành động để lượng hóa được các mức độ đạt mục tiêu. Chính vi vây khi triển hai thực hiện mục tiêu của
môn học cần xác định vị trí, vai trò của môn học trong chương trình; từ đó đặt ra những ưu tiên trong quá trình và những yêu cầu riêng về điều kiện đặc thù để học tốt môn học, ngoài ra còn có những chính sách động viên, khích lệ để người học thực hiện tốt mục tiêu đề ra.
Cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng trong việc thành công của kế hoạch đặt ra, chính vi vây người quản lý phải xác định được ngay từ khâu lập kế hoạch để xác định điều kiện CSVC đáp ứng được việc tổ chức thực hiện, đồng thời có kế hoạch đề xuất mua bổ sung nếu thiếu.
Việc phân công giảng viên là khâu ban đầu của quá trình , chính vi vậy người quan lý phải rà soát các điều kiện, tiêu chuẩn của đội ngũ giảng viên để phân công phù hợp chương trình môn học nhằm phát huy năng lực chuyên môn của giảng viên. Khi được phân công thi giảng viên cần chuẩn bị chu đáo nội dung, phương pháp, hình thức, các điều kiện để đảm bảo thực hiện giảng dạy môn GDTC có chất lượng.
Từ mục tiêu tổng quát, từng giảng viên phải xây dựng kế hoạch cho từng bài học trong suốt 1 học kì hay năm học. Kế hoạch dạy - học là lịch trình cho 1 học kì/năm học, chi tiết tới từng bài học. Đây là những dự kiến về hình thức tổ chức ( thực hành, lý thuyết), các phương pháp, phương tiện cần chuẩn bị (phòng học, dụng cụ thể thao, sân bãi tập luyện v.v.)
Kế hoạch kiểm tra đánh giá với các hình thức khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Căn cứ các thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu chương trình và mục tiêu chi tiết cho từng môn học, bài học, người dạy lựa chọn, sắp xếp và tổ chức nội dung kiểm tra phù hợp.
Hai là; Quản lý quá trình (Process)
Quản lý quá trình là quản lý các thành tố của hoạt động GDTC được diễn ra trong suốt quá trình tổ chức hoạt động GDTC từ khâu ban đầu đến khâu kết thúc chính vì vậy người quản lý phải căn cứ vào mục tiêu hoạt động GDTC xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo và đánh giá một cách cụ thể của quá trình
hoạt động GDTC. Từ đó đưa ra hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện , các hình thức và phương pháp kiểm tra - đánh giá phù hợp.
Những thông tin thu được từ việc khảo sát người học người giúp cho người quản lý lựa chọn nội dung GDTC phù hợp trong phần xác định mục tiêu hoạt động GDTC và mục tiêu chi tiết cho từng nội dung, từ đó đưa ra hình thức hoạt động phù hợp và chuẩn bị phương tiện tập luyện. Ngoài các điều kiện về sân bãi tập luyện và cơ sở vật chất cho môn học cũng cần có những tài liệu, giáo trình GDTC để giúp người học dễ nhận biết và hiểu sâu hơn về GDTC.
Để đánh giá kết quả học tập của người học nhằm cung cấp kịp thời những thông tin ngược từ người học về kết quả học tập, rèn luyện, trên cơ sở giúp người học tự phát hiện, đánh giá, điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động học tập và rèn luyện của bản thân.
Trong công tác quản lý việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của người học cung cấp cho cán bộ quản lý những thông tin cơ bản về thực trạng hoạt động GDTC trong nhà trường. Qua đó có những giải pháp quản lý, chỉ đạo kịp thời nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Ba là: Quản lý đầu ra (output)
Sau một giai đoạn (học kì, năm học), Lãnh đạo khoa, bộ môn chỉ đạo giảng viên tổng kết tư liệu thu được và lập kế hoạch cải tiến cho hoạt động GDTC cho giai đoạn sau. Những tư liệu làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đánh giá cải tiến có thể là: thông tin phản hồi từ phía người học về hoạt động dạy - học; thông tin phản hồi từ các kết quả kiểm tra - đánh giá mà người học thực hiện trong học kì, năm học; kết quả đánh giá của đồng nghiệp sau dự giờ; đánh giá của cán bộ quản lí chuyên môn; tổng kết đánh giá quá trình GDTC theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.