46
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, chuyên môn ngh ề nghiệp của đối tượng, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.
Chủ thể trực tiếp của giáo dục - đào tạo là hệ thống giáo dục quốc dân và đội ngũ nhà giáo. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; các cấp giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học.
Mục tiêu giáo dục là phát triển tinh thần, thể chất, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, chuyên môn nghề nghiệp của đối tượng. Đối với Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục là những vấn đề cơ bản của giáo dục - đào tạo, phản ánh những tri thức, kỹ năng, những năng lực, phẩm chất cần đạt được, cũng như cách dạy và cách học theo từng cấp học và loại hình giáo dục - đào tạo.
Giáo dục - đào tạo hàn lâm.
Đây là giáo dục - đào tạo nhằm truyền thụ những tri thức cơ bản, trang bị những phương pháp cơ bản cho sinh viên, học viên để họ có thể thích ứng và phát triển năng lực trong hoạt động thực tiễn sau khi tốt nghiệp. Chương trình, nội dung giáo dục - đào tạo hàn lâm có khá nhiều ưu điểm, thích ứng với các khoa học cơ bản như toán, lý, hóa, và các khoa học xã hội và nhân văn, nhất là các chuyên ngành cơ bản như triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học. Nó giúp cho người học có phương pháp luận và phương pháp tư duy tốt, kể cả tư duy lôgích, tư duy hệ thống và tư duy khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trí tuệ của người học sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, giáo dục - đào tạo hàn lâm cũng có những hạn chế nhất định. Kỹ năng thực hành, khả năng thao tác cụ thể trong các công việc chuyên môn, trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh, khả năng ứng dụng công nghệ có nhiều hạn chế.
47
Giáo dục - đào tạo theo kỹ thuật, công nghệ.
Giáo dục - đào tạo theo kỹ thuật, công nghệ là nhằm trang bị những tri thức, phương pháp cơ bản, đặc biệt là trang bị kiến thức, kỹ năng thao tác cụ thể, kỹ năng thực hành, hoạt động thực tiễn cho sinh viên, để họ có thể thích ứng và phát triển năng lực, phát triển kỹ năng của mình trong hoạt động thực tiễn sau khi họ tốt nghiệp ra trường. Đây là kiểu giáo dục - đào tạo có nhiều ưu điểm nổi trội, nó giúp người học những kỹ năng thực hành, thao tác, trình độ làm chủ, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, nhanh chóng thích ứng được với sự biến đổi mau lẹ và phức tạp của đời sống đất nước và trên thế giới. Tuy nhiên, kiểu giáo dục - đào tạo này, do không chú trọng đúng mức trang bị tri thức nền gốc cơ bản có tính lý thuyết, lý luận, nên khả năng phát triển tư duy sáng tạo, tư duy hệ thống và lôgích ở người học còn có nhiều hạn chế so với giáo dục - đào tạo hàn lâm.
Có thể bạn quan tâm!
- Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Và Tầm Quan Trọng Của Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất L Ượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 5
- Tầm Quan Trọng Của Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất L Ượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Yêu Cầu Giáo Dục - Đào Tạo Trong Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Thực Trạng Thực Hiện Vai Trò Của Giáo Dục - Đào Tạo Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất L Ượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 10
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
Những ưu điểm và nhược điểm của ha i kiểu giáo dục - đào tạo trên cần được nhìn nhận thấu đáo, đầy đủ và xử lý đúng đắn trong xác định nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp và triển khai thực hiện ở tất cả các nhà trường, đặc biệt là các trường đại học và cao đẳng đào tạo nguồn nhân l ực chất lượng cao.
* Khái niệm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Trên cơ sở khái niệm giáo dục - đào tạo và khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao đã trình bày, có thể quan niệm: Giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là hoạt động tự giác có mục đích của các chủ thể giáo dục
- đào tạo tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất, nhân cách, phẩm chất và năng lực, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, phương pháp, tác phong nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng y êu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Giáo dục - đào tạo có vị trí đặc biệt quan trọng, không thể thay thế. Hiện nay, giáo dục - đào tạo được nhiều quốc gia xác định là quốc sách hàng đầu.
48
Đối với nước ta, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ l ên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển” [43, tr.77]. Giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là nội dung là “đột phá chiến lược” của sự phát triển đất nước thời kỳ mới. Đột phá chiến lược này là "yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [43, tr.130]. Giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần thúc đẩy kinh tế tri thức, phát huy tinh thần dân tộc, tạo động lực cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới. Nền kinh tế tri thức sẽ không thể phát triển nếu không có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu, nếu không đẩy mạnh giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở bồi dưỡng tình cảm yêu nước, ý thức dân tộc, giáo dục
- đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trang bị phương pháp và tri thức khoa học, thì tinh thần dân tộc của nguồn nhân lực này càng được phát huy, hoàn thành tốt vai trò nòng cốt, “đầu tàu” của mình trong các hoạt động, đặc biệt trong hội nhập quốc tế.
2.2.2. Vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
Về vai trò của giáo dục - đào tạo, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng nhận định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” [43, tr.77]. Điều 5, khoản 1 Luật Giáo dục đại học Việt Nam 2013 xác định: Mục tiêu chung của giáo dục đại học là: a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát
49
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ tương xứng với trình độ; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo, trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.
Những quan điểm cơ bản trên cho thấy rõ vai trò quyết định của giáo dục
- đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, thể hiện trên những nội dung chính sau:
Thứ nhất, giáo dục - đào tạo giúp cho người học có tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Vai trò này thực chất là nâng cao trí lực nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục - đào tạo là trang bị tri thức và trình độ chuyên môn, trình độ tư duy theo mục t iêu, yêu cầu xác định. Trang bị tri thức là chức năng cơ bản của bất cứ nền giáo dục - đào tạo nào. Sự phát triển của giáo dục - đào tạo chính là sự phát triển những tri thức mà nó truyền tải, cung cấp cho con người trong quá trình giáo dục - đào tạo. “Sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước thể hiện tập trung và trước hết ở nền giáo dục - đào tạo cung cấp, trang bị cho con người những tri thức, kiến thức, chuyên môn cần thiết để họ có thể khám phá và cải tạo thế giới, lao động sáng tạo, cống hiến cho xã hội.
Trên cơ sở được trang bị những tri thức, kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn mà giáo dục - đào tạo mang lại, năng lực tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của người lao động ngày càng phát tr iển. Sự khác nhau căn bản, thể hiện khả năng “đầu tàu”, “mũi nhọn” và vai trò nòng cốt của nguồn nhân lực chất lượng cao so với toàn bộ nguồn nhân lực đất nước là ở năng lực tư duy lý luận. Không có năng lực tư duy lý luận, hoặc không đáp ứng tốt yêu cầu, thì người đó, dù có trình độ học vấn cao, nhưng chưa thể coi là nhân lực chất lượng cao đúng nghĩa. Thông qua giáo dục - đào tạo, trên cơ sở những tri
50
thức, kinh nghiệm, chuyên môn thu nhận được, trình độ nhận thức, tư duy của con người được phát triển, để thực sự trở thành nhân lực chất lượng cao và phát huy tốt vai trò nòng cốt trong thực tiễn.
Điều 5, khoản 2 Luật Giáo dục đại học 2013 ghi rõ: b) Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo; c) Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, kỹ năng chuyên sâu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt độ ng nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên ngành đào tạo; d) Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu và hoạt động chuyên môn.
Thứ hai, giáo dục - đào tạo giúp cho người học phát triển và hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao thể chất đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Nhân cách con người được hình thành, phát triển thông qua các mối quan
hệ tác động giữa con người với con người, với xã hội , với thiên nhiên, thông qua các mối quan hệ lao động, văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo… để tồn tại và phát triển. Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người gắn bó rất chặt chẽ với giáo dục - đào tạo. Giáo dục - đào tạo luôn có vai trò chủ đạo đối với việc hình thành và phát triển n hân cách [26, tr.215]. Nhân cách thường được xác định và cụ thể hóa bằng hệ thống giá trị, nhất là những giá trị tiêu biểu. Mỗi một thời kỳ lịch sử có những giá trị cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu thời kỳ ấy. Giáo dục - đào tạo xác định nội dung, chương trình nhằm đào tạo nên những con người theo các giá trị, chuẩn mực nhân cách nhất định, tuy có những giá trị mang tính truyền thống, cốt cách và bản sắc dân tộc.
51
Nếu như trong kháng chiến chống xâm lược, chúng ta nhấ n mạnh đến những giá trị yêu nước trong chiến đấu, tinh thần dũng cảm, kiên cường, ý chí khắc phục khó khăn, gian khổ, hi sinh…; thì hiện nay, chúng ta đã và cần có những con người yêu nước gắn với yêu chủ nghĩa xã hội, biết lao động sáng tạo, làm giàu cho xã hội và bản thân, gia đình; lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả; có tính độc lập, tự chủ, khả năng hội nhập… Toàn bộ những giá trị đó làm cơ sở xây dựng chương trình, nội dung, thực hiện các hình thức, biện pháp giáo dục - đào tạo. Đồng thời, giáo dục - đào tạo với chức năng của mình lại trang bị, bồi dưỡng những giá trị nhân cách, những yêu cầu về đạo đức của người lao động, đạo đức nghề nghiệp trong quá trình học tập. Điều này thể hiện rất rõ trong mục tiêu giáo dục mà Luật Giáo dục đại học 2013 xác định: Đào tạo người học “có phẩm chất chính trị, đạo đức”; “có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp”; “có ý thức phục vụ nhân dân”.
Thông qua giáo dục - đào tạo, nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của con người từng bước phát triển và hoàn thiện. Khó có thể có được những con người phát triển đầy đủ nhân cách, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng tốt yêu cầu cuộc sống, nếu không thông qua giáo dục - đào tạo, hoặc thực hiện giáo dục không tốt. Thông qua sự phát triển nhân cách và đạo đức nghề nghiệp của con người mà có thể đánh giá được một cách chính xác, khách quan về chất lượng giáo dục - đào tạo của đất nước, của ngành, lĩnh vực và địa phương.
Bên cạnh việc trang bị, phát triển tri thức, nâng cao khả năng lao động, làm việc, giáo dục - đào tạo còn trực tiếp góp phần tăng cường sức khỏe, sự bền bỉ dẻo dai, những tố chất thể chất cần thiết của người lao động. Nguồn nhân lực chất lượng cao chỉ có thể phát triển toàn diện cả về trí lực, thể lực và các hoạt động xã hội khác nếu giáo dục - đào tạo được thực hi ện tốt. Nhiều nghiên cứu về giáo dục - đào tạo ở thế kỷ XXI đã công bố và đưa ra bốn trụ cột chính của xã hội học tập: Thứ nhất, học tri thức là học kiến thức để thích ứng với những thay đổi của khoa học công nghệ và kinh tế, xã hội; đó là “giấy thông hành” cho việc học suốt đời. Thứ hai, học làm việc là học nghề, phát
52
triển khả năng đương đầu với những tình huống khác nhau và làm việc trong tập thể, những kỹ năng làm việc, cách tham gia các hoạt động nghề nghiệp, xã hội. Thứ ba, học cách tồn tại là đòi hỏi có khả năng tự quản và phán đoán cao, tăng cường trách nhiệm cá nhân để đạt mục tiêu chung. Thứ tư, học cách chung sống là khả năng hiểu biết người xung quanh, lịch sử, truyền thống, văn hóa tinh thần người khác, biết phân tích nguy cơ và thách thức, khả năng thực hiện đề án chung và giải quyết xung đột thông minh và hoà bình.
Với những nội dung và yêu cầu trên, giáo dục - đào tạo sẽ tạo cho người lao động, nguồn nhân lực chất lượng cao những cơ sở căn bản, “cốt vật chất” cho sự phát triển toàn diện của mình. Đó là việc mang lại cho người lao động sự phát triển về thể chất và tinh thần.
Thứ ba, giáo dục - đào tạo giúp cho người học có được phương pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng nhanh với biến đổi của môi trường làm việc trong nước và quốc tế.
Bên cạnh việc trang bị, phát triển tri thức, nâng cao khả năng lao động, làm việc, khả năng hoàn thành nhiệm vụ độc lập và khả năng làm việc tập thể, khả năng tư duy khoa học, thì giáo dục - đào tạo trực tiếp bồi dưỡng phương pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của môi trường làm việc cho người học . Không có phương pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng thì người học không thể đáp ứng được yêu cầu tiêu chí của nhân lực chất lượng cao. Thông qua giáo dục - đào tạo, phương pháp làm việc khoa học của người học được hình thành và từng bước nâng cao. Đối với nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay, phương pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của môi trường làm việc trong nước và quốc tế là vấn đề quan trọng đặc biệt. Nó tạo điều kiện và cơ sở vững chắc cho hoạt động sáng tạo của nhân lực chất lượng cao, nâng tầm ảnh hưởng và vai trò của họ đối với quá trình kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị trước sự biến đổi mau lẹ của môi trường .
53
Môi trường làm việc ở trong nước và quốc tế ngày càng xuất hiện nhiều ngành nghề mới và nhiều ngành nghề cũ cũng bị mất đi; kỹ năng, kiến thức của con người luôn dễ bị lạc hậu, bị thực tiễn vượt qua, nếu không được học tập, bồi đắp liên tục . Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, phân công lao động quốc tế ngày càng mở rộng về quy mô và yêu cầu cao về chất lượng, thì càng đòi hỏi người lao động phải có kiến thức và phẩm chất cần thiết, cơ bản, có khả năng thích ứng, thích nghi tốt để hội nhập quốc tế. Giáo dục - đào tạo giúp cho người học tri thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết, hiện đại để họ có thể hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; đồng thời khắc phục được tình trạng khép kín, đóng cửa, hoặc tiếp thu máy móc, phiến diện nh ững kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
2.2.3. Những nhân tố tác động đến giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Một là, tác động của cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cơ chế, chính sách quy định phương hướng, mục tiêu và quy mô giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao không phải là sự phát triển được đến đâu hay đến đó, mà phải là quá trình chủ động, tự giác, với những cơ chế, chính sách cụ thể phù hợp, khả thi của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước là chủ thể lãnh đạo, quản lý quyết định cơ chế, chính sách, quy định phương hướng, mục tiêu và mở rộng quy mô phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong từng thời kỳ. Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Nhà nước tăng đầu tư cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia phát triển giáo dục, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” [39, tr.35]. Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, trọng dụng và thu hút nhân tài.
Cơ chế, chính sách quy định việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân