còn cả
thái độ
đánh giá, thái độ
cảm xúc đối với thế
giới, đối với con
người, đối với hoạt động. Trong thực tế có thể dễ dàng nhận thấy thái độ của con người đối với hiện thực khách quan, tình cảm của họ không phải bao giờ cũng phù hợp với sự hiểu biết của họ, lời nói của họ không phải bao giờ cũng đi đôi với việc làm.
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng và đảm bảo đến chất lượng giáo dục môn Giáo dục học.
1.3.3.1. Kế hoạch dạy học
Kế hoạch dạy học là văn kiện do Nhà nước ban hành trong đó qui
Có thể bạn quan tâm!
- Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương - 1
- Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương - 2
- Mối Quan Hệ Giữa Tính Tích Cực Và Tính Tự Lực Nhận Thức.
- Đặc Điểm Bộ Môn Giáo Dục Học Trong Trường Cao Đẳng Sư Phạm.
- Mức Độ Hứng Thú Đối Với Môn Giáo Dục Học Của Sinh Viên.
- Đánh Giá Của Giáo Viên Về Mức Độ Tích Cực Học Tập Môn Giáo Dục Học Của Sinh Viên Trường Cao Đẳng Hải Dương.
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
định các môn học; trình tự dạy các môn học qua từng năm học; việc tổ
chức năm học (số tuần thực học, số tuần lao động và nghỉ, chế độ học tập hành tuần, hàng ngày).
Với cách hiểu trên về
kế hoạch dạy học, có thể
nhận thấy những
yếu tố cơ bản tròn một kế hoạch dạy học: 1. Quan hệ giữa thành phần các môn học với thành phần lớp học (môn học được dạy ở lớp học nào và từng lớp học cụ thể sẽ phải học những môn học nào). 2. Quan hệ giữa các thành phần môn học với phân bố thời gian (thời lượng dành cho mỗi môn và thời lượng học từng môn trong từng lớp theo ngày, tuần và năm học). 3.Cấu trúc và thời gian dạy học (thời lượng chung của năm học theo bậc học, khối lớp và thời lượng của tuần học, ngày học, tiết học).
Kế hoạch dạy học ở từng cấp học và bậc học khác nhau. Sự khác biệt trong kế hoạch dạy học được thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Số lượng các môn học được xác định trong từng kế hoạch dạy học.
Do mối quan hệ liên môn, do đặc điểm các bộ môn và đặc điểm
nhận thức của học sinh cũng như yêu cầu cân đối về số tiết hàng tuần ở
các lớp nên trong kế hoạc dạy học việc bố trí các môn học cũng khác nhau.
Có môn được học từ đầu cấp, bậc học, nhưng cũng có môn được thực hiện
ở các khối lớp xác định theo cấp bậc học…
Số
tiết dành cho mỗi môn học cũng khác nhau
ở từng khối lớp
thuộc cấp, bậc học khác nhau.
Giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ
dạy học của mình buộc phải
nghiên cứu kế hoạch dạy học để hiểu chương trình dạy học môn học, từ đó lập kế hoạch dạy học của cá nhân. Sinh viên sư phạm phải hình thành kỹ năng nghiên cứu kế hoạch của cấp, bậc học trong chương trình nghiên cứu môn Giáo học pháp bộ môn.
1.3.3.2. Sách giáo khoa và các tài liệu dạy học.
Sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác dùng chung trong các trường học do Nhà nước qui định.
Nếu chương trình dạy học qui định phạm vi dạy học của các môn học thì sách giáo khoa có nhiệm vụ trình bày nội dung của môn học một cách rõ ràng, cụ thể và chi tiết với cấu trúc xác định. Sách giáo khoa là hình thái vật chất của các môn học, của nội dung học vấn mà môn học thể hiện.
Sách giáo khoa trình bày những nội dung cơ bản, những thông tin cần thiết vừa sức đối với học sinh và theo một hệ thống chặt chẽ. Chức năng của sách giáo khoa là giúp học sinh lĩnh hội, củng cố, đào sâu những tri
thức tiếp thu được trên lớp, phát triển năng lực trí tuệ và giáo dục các
phẩm chất nhân cách cho học sinh. Mặt khác, sách giáo khoa cũng là cơ sở để giáo viên dựa vào đó xác định nội dung lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học để tổ chức tốt công tác dạy học của mình. Điều cần chú ý là, chỉ có thông qua sách giáo khoa thì những yếu tố chỉ đạo quá trình dạy học môn học (thuộc khối quá trình của môn học) mới thể hiện rõ nét và thực sự phát huy vai trò tổ chức, điều khiển với quá trình dạy học môn học.
Ngoài sách giáo khoa còn có những sách và các tài liệu tham kháo khác nhau dành cho giáo viên và học sinh như: sách hướng dẫn giảng dạy, sách tra cứu, các loại từ điển, sách bài tập…các tài liệu học tập này giúp
học sinh mở
rộng, bổ
sung, đào sâu kiến thức, phù hợp với trình độ và
hứng thú của mình.
Sách giáo khoa cũng như những yêu cầu sau:
các tài liệu học tập khác phải đảm bảo
Những tri thức trình bày trong sách giáo khoa phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính vừa sức và phù hợp với chương trình qui định.
Phải giúp học sinh nắm được phương pháp học tập một cách độc
lập nhằm giúp họ
biết học tập suốt đời, liên tục và tự
giác, học tập qua
sách báo và hoạt động thực tiễn của mình. Vì vậy cần có những chỉ dẫn cho các bài tập quan sát và luyện tập, những câu hỏi ôn tập và tự kiểm tra.
Sách giáo khoa phải kích thích sự suy nghĩ, mở rộng tầm hiểu biết cho học sinh. Do đó, cần nêu lên những vấn đề, những hiện tượng trong đời sống đòi hỏi phải vận dụng tri thức trong sách giáo khoa và tri thức đã biết để giải quyết.
Ngôn ngữ phải rõ ràng, dễ hiểu, gọn và chính xác.
Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh và thẩm mỹ. Hình thức sách giáo khoa phải đẹp, phải trình bày hấp dẫn, sử dụng khổ chữ thích hợp với đặc
điểm tri giác của học sinh. Những kiến thức trọng tâm phải có sự nhấn
mạnh bởi các kĩ thuật khác nhau để tập trung được sự chú ý của học sinh.
1.3.3.3. Yếu tố người học.
Thái độ của người học đối với việc học tập các môn học.
Thái độ học tập tích cực hay không tích cực ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập. nếu người học có thái độ đứng đắn đối với việc học tập thì chắc chắn kết quả học tập sẽ cao hơn.
Theo quan điểm của các nhà sư phạm thì: Động cơ học tập đúng đắn
sẽ tạo ra ở
người học thái độ
đúng, việc xây dựng động cơ
học tập trở
thành nét nhân cách bền vững của người học là điều không thể thiếu trong từng giờ giảng, từng môn học. Một câu hỏi lớn được đặt ra là: Động cơ học tập nào là động cơ học tập tối ưu đối với học tập.
Chúng ta biết rằng: Học tập được thúc đẩy được hai loại động cơ: Loại động cơ hoàn thiện trí thức và loại động cơ quan hệ xã hội.
Thuộc về động cơ quan hệ xã hội, học sinh học tập bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của những cái khác ngoài mục đích trực tiếp của việc học như: Vì một lời khen; sợ bị trách phạt; để được một phần thưởng vật chất nào đó; làm vui lòng cha mẹ; thích được sự khâm phục của bạn bè… Ở đây những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ hành vi không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện để đạt được những điều mong muốn, hoàn thiện những mối quan hệ cá nhân. Loại động cơ này ở mức độ nào đó mang tính chất cưỡng
bức, tạo ra
ở người học sự
căng thẳng về
mặt tâm lý… để
xảy ra hiện
tượng tiêu cực trong xã hội.
Loại động cơ xuất phát từ lòng khao khát, mong muốn, hiểu biết bị lôi cuốn, say mê bởi chính quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập. Mỗi lần dành được cái mới ở đối tượng học thì các em cảm thấy nguyện vọng hoàn thiện tri thức được thỏa mãn một phần. Người ta gọi loại động cơ học tập này là động cơ hoàn thiện tri thức. Loại động cơ này thường không chứa đựng xung đột bên trong. Học sinh có sự huy động, nỗ lực ý chí để hướng
vào khắc phục những trở ngại bên ngoài chứ không hướng vào đấu tranh với chính bản thân mình. Đây là loại đông cơ tối ưu của quá trình học tập.
Động cơ đúng đắn sẽ tạo ra thái độ đúng đắn trong học tập. Thái độ đúng đắn thể hiện các mặt sau:
Mặt thứ nhất: Có hứng thú nhận thức
Hứng thú là sự đinh hướng cơ bản, có lựa chọn của cá nhân vào sự vật hiện tượng trong thực tiễn. Sự định hướng đó được đặc trưng bởi sự tham gia của ý thức nhằm nhận thức sự vật hiện tượng có hiệu quả hơn và đưa lại cho cá nhân một sự khoái cảm.
Trong học tập, hứng thú nhận thức giữ một vai trò quan trọng. Nó làm cho người học hoạt động một cách tự giác, tích cực, tăng hiệu quả của quá trình nhận thức. Người học sẽ học một cách có hiệu quả, sâu sắc, khả năng ghi nhớ nhanh chóng, lâu bền… Khi có hứng thú học tập. Bởi hứng thú học tập sẽ huy động được các quá trình tâm lý như: Tri giác, tư duy, biểu tượng… đặc biệt hứng thú làm cho người học nảy sinh khao khát hành động và hành động sáng tạo.
Usinxki đã khẳng định: “ Một sự học tập nào mà chẳng có hứng thú gì cả,
chỉ biết hành động bằng sức mạnh cưỡng bức thì sẽ muốn học tập của cá nhân”
giết chết lòng ham
Tóm lại, nếu có hứng thú học tập với môn học nào đó thì chắc chắn học sinh sẽ học tập môn học đó có hiệu quả hơn.
Mặt thứ hai: Chú ý.
Thái độ học tập của người học thể hiện một số yếu tố không kém
phần quan trọng đó là chú ý. Đây là yếu tố
làm nên sự
thành công cho
người học bởi “chú ý là cánh cửa để từ đó học sinh có thể nhận thức được thế giới xung quanh”. Chú ý là điều kiện vật chất để làm việc một cách có
tổ chức, có kỷ luật tạo nên trạng thái làm việc tốt và như vậy sẽ đem lại kết quả học tập cao.
Vốn tri thức và kinh nghiệm cá nhân.
Chất lượng học tập của người học còn phụ thuộc vào vốn tri thức và kinh nghiệm của họ. Thường thì những khái niệm nào quen thuộc với kinh
nghiệm đã có thì người học dễ lĩnh hội hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho
người học. Còn những khái niệm hoàn toàn mới so với kinh nghiệm của người học thì việc lĩnh hội nó sẽ vất vả. Trong quá trình học tập ở mỗi cá nhân sẽ đạt kết quả khác nhau, bởi sự tham gia của hệ thống kinh nghiệm của cá nhân là khác nhau. Có thể nói vốn tri thức và kinh nghiệm cá nhân của người học là phương tiện cơ bản của việc học tập.
1.3.3.4. Yếu tố giáo viên.
Dạy học là hoạt động của người lớn tổ chức điều khiển hoạt động
của trẻ
nhằm giúp họ
lĩnh hội nền văn hóa, xã hội tạo nên sự
phát triển
tâm lý, hình thành nhân cách. Trong quá trình lĩnh hội nền văn hóa nhân loại, người học không phải tự mình tiến hành được mà nhất định phải có sự tổ chức điều khiển của giáo viên. Trong hoạt động dạy người giáo viên đóng vai trò chủ thể với chức năng nhằm tái tạo lại trí thức cho người học. Người giáo viên phải sử dụng tri thức mà mình đã có như một phương tiện, vật liệu để tổ chức, điều khiển người học lĩnh hội được tri thức của loài người cho chính bản thân mình.
Như vậy, khi tiến hành hoạt động dạy giáo viên không chỉ nhằm phát triển chính mình mà còn nhằm phát triển học sinh, có nghĩa giáo viên là người tổ chức tái tạo nền văn hóa xã hội nhằm tạo ra cái mới cho người học. Để thực hiện đúng mục đích đó thì việc lựa chọn phương pháp của thầy có ý nghĩa quyết định đối với việc lĩnh hội tri thức, việc học tập của
người học. Yếu tố
dạy học của người giáo viên cũng là yếu tố
hết sức
quan trọng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng học tập của người học.
Muốn nâng cao hơn nữa chất lượng học tập môn Giáo dục học thì
người giảng viên giảng dạy bộ
môn cũng phải có: trình độ
chuyên môn
nhất định; có năng lực sư phạm và phải có các phẩm chất của người thầy giáo.
1.3.3.5. Cơ sở môn học.
vật chất đảm bảo nâng cao chất lượng học tập
Quá trình học tập của người học được diễn ra trong điều kiện nhất
định và bị chi phối bởi các yếu tố, điều kiện, phương tiện, kỹ thuật dạy học. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà sự bùng nổ thông tin, sự tiến bộ của khoa học công nghệ làm cho hoạt động dạy học trong nhà trường cần phải có sự đầu tư nhiều về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Việc lĩnh hội khái niệm, tri thức khoa học sẽ
trở nên cố
hiệu quả
hơn nếu chúng ta chú trọng đến đầu tư, sử
dụng có hiệu quả
các loại
phương tiện kỹ thuật dạy học như: bảng đen, đèn chiếu, radio, catssette,
video, máy quay phim, máy thu hình… cũng như các loại đồ dùng dạy học trực quan như: mẫu vật, hình mẫu, mô hình, phương tiện đồ họa như tranh, hình vẽ, sơ đồ, bản đồ…
Đồng thời để trong quá trình học tập đạt hiệu quả cao hơn chúng ta
phải đầu tư
tạo điều kiện về
cơ sở
vật chất như tôn tạo, sang sửa, xây
mới lại các trường học, lớp học, phòng đọc thư viện, sân chơi…những
điều kiện cơ
sở vật chất
ấy phải được xây dựng đủ
tiêu chuẩn về
ánh
sáng, màu sắc trang trí, độ lớn…có như thế mới tạo điều kiện tốt cho các
em trong quá trình lĩnh hội tri thức, nhằm phát triển một cách toàn diện nhân cách người học.
1.3.4. Môn giáo dục học
1.3.4.1. Mục tiêu môn học
Sinh viên trình bày được những kiến thức cơ bản về vấn đề chung của Giáo dục học, một số vấn đề cơ bản của dạy học và giáo dục.
Biết vận dụng những kiến thức đã học giải thích những vấn đề lý luận, thực tiễn giáo dục.
Có khả năng vận dụng kiến thức của Giáo dục học trong phổ biến kiến thức giáo dục cộng đồng thông qua hoạt động nghề nghiệp.
Biết cách sưu tầm, xử lý thông tin.
Ý thức được tầm quan trọng đặc biệt của giáo viên đối với sự phát triển của con người và xã hội để tích cực thực hiện nhiệm vụ giáo dục con người thông qua hoạt động nghề nghiệp.
1.3.4.2. Nội dung cơ bản của môn Giáo dục học.
Bao gồm:
Hệ thống tri thức lý luận về nghề dạy học, về tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục và quản lý trường học.
Hệ thống những kỹ năng sư phạm: gồm kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức các hoạt động xã hội, kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Hệ
thống những kỹ
năng kinh nghiệm hoạt động sáng tạo trong
lĩnh vực nghề nghiệp.
Hệ thống chuẩn mực về phẩm chất và thái độ cần thiết của người
thầy.