Đ Ẩy Mạnh Và Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Chính Trị, Tư Tưởng,

134

nhân lực chất lượng cao và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, tạo cơ snâng cao nhận thức toàn xã hội đối với vấn đề. Phải nhận thức sâu sắc quan điểm phát triển giáo dục - đào tạo là "quốc sách hàng đầu" là một quan điểm đúng, nhưng cần phải được thể hiện hơn rõ nữa trong thực tiễn.

Hai là, đổi mới chính sách trọng dụng, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.

Trọng dụng, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài là vấn đề đặc biệt quan trọng. Trong vấn đề này hiện nay, phải quán triệt tốt quan điể m của V.I.Lênin: “thu hút hàng trăm ngàn nhân tài”, bởi “những cuộc cách mạng vĩ đại đẻ ra những con người vĩ đại và phát triển những tài năng mà trước đây tưởng như không thể nào có được” [ 97, tr.27]. Tđó, để có thể “Dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt nhất của nước ngoài”; để có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội với “Chính quyền xô viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tơ - rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ v.v ++ …” [95, tr.684]. Cần tạo điều kiện, môi trường mà ở đó nhân tài được “Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo” [ 43, tr.241]; “Phải có sự bình đẳng giữa già và trẻ và tôn trọng tự do tuyệt đối trong khoa học”, trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. Để phát triển, chúng ta cần phải có chiến lư ợc về nhân tài, "có cơ chế, chính sách phát hiện, trọng dụng nhân tài" [43, tr.192]. Phải “nâng đỡ nó một cách thường xuyên và thận trọng” [ 99, tr.237] nhân tài. Phải thu hút và đào tạo, bồi dưỡng “ những người thực sự có tài tổ chức, những người có bộ óc sáng suốt và có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn, những người vừa trung thành với chủ nghĩa xã hội lại vừa có năng lực” [95, tr.236-237], là những người cần phải "tìm kiếm”, thu hút, "lôi cuốn”, "nâng đỡ” .

Cần có những lớp tài năn g đặc biệt, đủ điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Nhân tài cần nhận thức đúng vị trí, vai trò, trọng trách của mình đối với sự phát triển của nước nhà trong thời kỳ mới. Phải làm cho nhân tài nhận rõ "vinh dự và bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc", không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, cống hiến tốt nhất cho đất nước. Trọng dụng nhân tài là quan tâm, trọng dụng

135

lực lượng “tinh hoa” đóng vai trò “ đầu tàu” của nguốn nhân lực chất lượng cao. Trọng dụng nhân tài không phải là câu khẩu hiệu mà phải được thực hiện bằng chính sách, cơ chế cụ thể trong bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. Phải "Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học, công nghệ" [43, tr.219]. Trọng dụng nhân tài phải "trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến" [43, tr.242] của nhân tài. Người nào có thực tài, có cống hiến nhiều thì phải trọng dụng, chứ không đơn thuần chỉ là sử dụng. Tuyệt đối không để tình trạng sử dụng người không có tài, không có khả năng làm việc tốt và hiệu quả giữ những vị trí chủ chốt; không lạm dụng và hiểu méo mó, sai lệch chữ "tâm", chữ "đức" trong vấn đề đánh giá, bố trí và trọng dụng nhân tài.

Trọng dụng nhân tài phải gắn với thay thế, loại bỏ những cán bộ kém năng lực, kém phẩm chất, kém tài trong bộ máy, đặc biệt ở những vị trí chủ chốt. Chính sự “kém năng lực, phẩm chất” của một số cán bộ là một lực cản đối với sự phát triển nhân tài, là một nguyên nhân làm thui chột nhân tài, bởi vì họ không muốn trọng dụng, đề bạt nhân tài, nếu không kiên quyết thay thế hthì chủ trương, chính sách của Đảng về trọng dụng nhân tài không thể thực hiện đầy đủ. Cần quy định rõ trách nhiệm của người quản lý các cấp trong việc tiến cử, cất nhắc nhân tài vào các vị trí lãnh đạo, quản lý khác nhau, vào các lĩnh vực khác nhau. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng và người lãnh đạo, quản lý các cấp trong tiến cử nhân tài. Thực hiện chính sách khen thưởng một cách thỏa đáng những người có quyết tâm cao và dũng khí trong tiến cử, trọng dụng, bảo vệ nhân tài. Mạnh dạn bổ nhiệm, cất nhắc những nhân tài trẻ, tạo điều kiện cho họ vươn lên khẳng định trong thực tiễn, mnh dạn bổ nhiệm vượt cấp nhân tài trẻ có xu hướng phát triển tốt.

Ba là, xây dựng cơ sở giáo dục tiên tiến, tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp

giữa nền giáo dục - đào tạo của Việt Nam với nền giáo dục - đào tạo các nước trong khu vực và thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, bảo đảm cơ chế tự chủ gắn với nâng cao

136

Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 18

trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tập trung xây dựng một số trường, khoa, chuyên ngành mũi nhọn, chất lượng cao” [43, tr.131]. “Tchức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra; kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo” [43, tr.218]. Kết quả khảo sát cho thấy, có từ hơn 60% đến hơn 70% số g iảng viên đại học được hỏi cho rằng cần phải xây dựng cơ sở tiên tiến, phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo chất lượng cao; tỷ lệ này ở số sinh viên đại học được hỏi cũng khá cao, khoảng 60% [phụ lục, 6,10,14,17,20,23,26,29].

Việc xây dựng cơ sở giáo dục tiên tiến, tiêu chuẩn quốc tế phù hợp giữa nền giáo dục - đào tạo của Việt Nam với nền giáo dục - đào tạo các nước trong khu vực và thế giới là một yêu cầu quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao. Những cơ sở giáo dục tiên tiến là “lực đẩy” quan trọng thúc đẩy phong trào học tập, nâng cao chất lượng đối với tất cả cấp học và trình độ đào tạo. Đối với các trường đại học, vấn đề này càng trở nên quan trọng và cấp thiết.

Việc xây dựng cơ sở giáo dục tiên tiến cần được triển khai với những tiêu chí, điều kiện rõ ràng, đạt chuẩn quốc tế, khu vực, quốc gia, địa phương theo từng trình độ đào tạo. Thời gian qua, chúng ta đã tiến hành xây dựng những cơ sở giáo dục tiên tiến ở khắp các địa phương, trong tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, tiêu chí và chuẩn cơ sở giáo dục tiên tiến còn chưa được thống nhất cao và chưa được thực hiện nhất quán, còn có biểu hiện xem nhẹ, dễ dãi trong xây dựng và công nhận những cơ sở giáo dục tiên tiến; công tác quản lý còn lỏng lẻo, bất cập. Vì vậy, cần rà soát lại một cách tỷ mỷ, cụ thể, đánh giá thật sự khách quan toàn bộ hệ thống các cơ sở giáo dục tiên tiến ở tất cả các cấp, trực tiếp là hệ thống giáo dục đại học phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở đó, xác định hệ tiêu chí chuẩn mới làm cơ sở cho việc xây dựng những cơ sở giáo dục tiên tiến đáp ứng với tình hình mới.

137

Xác định hệ tiêu chí chuẩn phải được thực hiện công phu, nghiêm túc, bởi những nhà giáo dục, quản lý có kinh nghiệm và uy tín cao trong ngành giáo dục - đào tạo thực hiện. Cần phải được hội thảo, trao đổi và lấy ý kiến đóng góp của xã hội, đạt sự thống nhất cao, không nóng vội, chủ quan. Trong thực hiện theo chuẩn mới, cần làm thí điểm, tổ chức tổng kết, sơ kết rút kinh nghiệm kịp thời, nghiêm túc, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ tiêu chí chuẩn để đảm bảo khoa học và sát hợp nhất. Đây không chỉ là cơ sở cho việc xây dựng những cơ sở giáo dục tiên tiến mà còn là cơ sở quan trọng, cần thiết để từng địa phương, từng trường phấn đấu thực hiện. Vấn đề quan trọng là, xây dựng và phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục tiên tiến phải là công việc của chính các nhà trường; sự nỗ lực của các nhà trường mới là yếu tố quyết định.

Bốn là, phát triển cả hệ thống giáo dục - đào tạo chất lượng cao đáp ứng trực tiếp cho việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hiện nay, căn cứ vào đặc điểm hệ thống giáo dục nước nhà, việc phát

triển hệ thống giáo dục - đào tạo chất lượng cao vẫn rất cần chú ý đến phát triển tại các thành phố lớn, các trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước như: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng… Ở các thành phố và trung tâm này, cần lựa chọn một số trường đại học tiêu biểu, có bề dầy thành tích, có đội ngũ giảng viên, quản lý chất lượng, trình độ cao. Trường đại học tiêu biểu phải là trường có đội ngũ giảng viên đông đảo và mạnh, bao gồm những thạc sĩ, tiến tĩ, tiến sĩ khoa học, phó giáo sư, giáo sư, trong đó có nhiều người ở trình độ đầu đàn, có đẳng cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; có sự hợp tác quốc tế sâu rộng; chất lượng “đầu ra” cao, đáp ứng tốt yêu cầu.

Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng tốt yêu cầu, cần p hải xây dựng một số trường đại học trọng điểm đạt “trình độ khu vực và quốc tế”, có đẳng cấp quốc tế. Đó là đòi hỏi bức thiết của tình hình. Đảng ta chỉ rõ cần phải: “Xây dựng một số trường đại học trọng điểm đạt trình độ khu vực và quốc tế” [39, tr.96-97]. Chúng ta sẽ không thể có nguồn nhân lực chất lượng

138

cao đáp ứng tốt yêu cầu mới, nếu không có được các trường đại học trọng điểm “có đẳng cấp quốc tế”. Xúc tiến mạnh với lộ trình khoa học việc xây dựng và nâng cấp các trường đại học quốc gia, vùng ngang tầm với khu vực và thế giới, đủ sức tạo ra nhân lực bậc cao đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mới. Danh tiếng của trường đại học phải được đánh giá chủ yếu từ chất lượng “đầu ra”, chứ không phải từ “đầu vào”.

Thực tiễn trên thế giới cho thấy, trường đại học có đẳng cấp quốc tế phải đáp ứng các yêu cầu: thứ nhất, lực lượng giảng dạy và nghiên cứu phải có uy tín trong học thuật, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, có những công trình khoa học hàng đầu, đang được giới học t huật trích dẫn, sử dụng; thứ hai, sinh viên ra trường được đánh giá cao với luận văn tốt nghiệp có giá trị khoa học thật sự và hầu hết được làm việc ở những nơi có thể thi thố và phát triển tài năng của mình; thứ ba, có đủ bộ máy quản lý nhân sự, khoa học lẫn tài chính, là nơi đào tạo nhân tài cho xã hội đáng tin cậy [123, tr.305]. Các yêu cầu mang tính tiêu chí từ thực tiễn thế giới đó cần phải được học tập, vận dụng sáng tạo, phù hợp với Việt Nam; nhưng không v ì thế mà hạ thấp tiêu chí, hạ thấp yêu cầu của một trường đại học “đẳng cấp quốc tế”. Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp, ngành, địa phương phải tính toán chu đáo, có chương trình, kế hoạch khoa học, thực chất, tỷ mỷ với điều kiện bảo đảm và lộ trìn h hợp lý; tránh chạy theo kiểu phong trào, hình thức chủ nghĩa.

Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tăng cường hợp tác quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng trong giáo dục - đào tạo hiện nay. Đảng ta chỉ rõ: “Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo” [43, tr.218]. Kết quả khảo sát của tác giả luận án cho thấy, có từ 55% đến hơn 65% số giáo viên đại học được hỏi cho rằng cần phải thực hiện tốt việc tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tỷ lệ này ở số sinh viên đại học được hỏi cũng khá cao, khoảng 60% [phụ lục, 6,10,14,17,20,23,26,29].

139

Đcó thể tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo, vấn đề đặc biệt quan trọng là phải thực hiện đổi mới cơ chế, tạo điều kiện tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học nước ta. Đây thực chất là công việc nhằm loại bỏ những “rào cản”, “chướng ngại”, nhữ ng cản trở quá trình thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo của các trường đại học; đồng thời tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để kích thích, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như các tr ường đại học đã

có cơ chế, chính sách tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặc dù đã có những kết quả bước đầu rất quan trọng , nhưng có thể thấy hiện nay hoạt động và kết quả hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học nước ta chưa được mở rộng. Chúng ta chưa thật sự mạnh dạn, ki ên quyết đổi mới cơ chế và tạo dựng những điều kiện thuận lợi cho hoạt động quan trọng này.

Vì vậy, thời gian tới cần sớm nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện quy chế, quy định cho hoạt động mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượn g cao trong các trường đại học với các đối tác trong nước và quốc tế. Hiện nay, ngoài các chương trình đào tạo đại học ở trong nước, nước ta còn triển khai nhiều chương trình liên kết với các cơ sở tiên tiến của nước ngoài theo các hình thức đa dạng khác n hau. Trong các chương trình hợp tác về giáo dục - đào tạo đó, có ba chương trình thuộc dự án cấp quốc gia; 15 chương trình sử dụng ngân sách Nhà nước trong khuôn khổ Đề án 322; 49 chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; 15 chương trình do các trường đại học phê duyệt theo thẩm quyền; về Đề án 322, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chương trình mới để thay thế [7, tr.4]. Cần tiếp tục thực hiện tốt các chương trình , đề án hợp tác quốc tế giáo dục - đào tạo.

140

Có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị nghiên cứu khoa học và các trường đại học xây dựng chiến lược, kế hoạch hợp tác, liên kết quốc tế, khảo sát và lựa chọn đối tác hợp tác quốc tế cho phù hợp với từng loại trường , từng chuyên ngành đào tạo. Bảo đảm các nguồn lực cần thiết, đặc biệt là vật chất và con người , góp phần làm tốt công tác nhân lực cho hội nhập quốc tế. Kiên quyết khắc phục tình trạng hợp tác với nước ngoài mang nặng tính chất “tham quan”, thực hiện theo kiểu “chính sách đãi ngộ”, không thiết thực, gây lãng phí tiền của và công sức.

Nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, bản lĩnh và kỹ năng cần thiết cho lực lượng trực tiếp hợp tác quốc tế. Hiện nay, khả năng hội nhập và hợp tác của các trường đại học về giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều yếu kém, đang đứng trước những khó khăn không nhỏ, trước hết là hạn chế về trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng, khai thác các phương tiện, công cụ hiện đại, trình độ tin họ c. Theo kết quả khảo sát của tác giả luận án, có từ 55% đến hơn 70% số giáo viên và sinh viên đại học được hỏi cho rằng, trình đội ngoại ngữ, tin học, khả năng hội nhập quốc tế của nguồn nhân lực chất lượng cao của ớc ta còn có hạn chế, yếu kém [phlục, 4,8,12,16,19,22,24]. Để hội nhập và hợp tác thành công, các trường đại học, nhất là lực lượng trực tiếp hợp tác quốc tế cần được học tập, trau dồi các “kiến thức, kỹ năng mềm”, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học. Đó là vấn đề cấp bách. Đại hội XI của Đả ng chỉ rõ: “Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ” [43, tr.132].

Yêu cầu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, bản lĩnh và kỹ năng cần thiết cho lực lượng trực tiếp hợp tác quốc tế là đặt ra rấ t cao. Họ phải có “phông kiến thức” rộng vkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, cả luật pháp quốc tế; trình độ công nghệ và tin học; khả năng phát hiện, đề xuất vấn đề; kỹ năng, nghệ thuật tranh luận, phản biện, thuyết phục; khả năng tổng hợp, tích lũy và xử lý thông tin; trình độ , kỹ năng hợp tác , làm việc theo nhóm, theo tổ… Có thái độ khiêm tốn, cầu thị, biết lắng nghe; có phẩm chất

141

chính trị vững vàng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, biết đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết... Đó là những phẩm chất tối cần thiết, cần rèn luyện cho lực lượng này để có thể hội nhập, hợp tác về giáo dục - đào tạo hiệu quả, an toàn.

Thực hiện yêu cầu trên, cần tích cực chủ động đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, phương thức nhằm nâng cao trình độ của lực lượng trực tiếp hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Kết hợp giữa đào tạo, đào tạo lại với tự đào tạo và giúp đỡ lẫn nhau. Trong đó, tự học tập, tự rèn luyện là yêu cầu và biện pháp chủ yếu để nâng cao trình đvà khả năng hội nhập, hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo. Tạo điều kiện vật chất và tinh thần, động viên lực lượng trực tiếp hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo tự giác nâng cao năng lực hội nhập và hợp tác đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

4.2.5. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng,

đạo đức, lối sống và giáo dục thể chất cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

Đại hội XI của Đảng yêu cầu phải: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo

dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp” [43, tr.131]. Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống là giải pháp rất quan trọng nhằm tạo động lực chính trị tinh t hần đúng đắn cho nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam thời kỳ mới. Kết quả khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến của tác giả luận án cho thấy, có từ 40% đến hơn 50% số giáo viên đại học được hỏi cho r ằng cần phải thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; tỷ lệ này ở số sinh viên đại học được hỏi cũng khá cao, khoảng 50% [phụ lục, 6,10,14,17,20,23,26,29].

Thực hiện giải pháp này trong thời kỳ mới, cần tập trung làm tốt một số biện pháp cụ thể sau:

Một là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục các môn học Lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

Giáo dục các môn học Lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức

nghề nghiệp là rất quan trọng ở các trường đại học hiện nay, cần thực hiện tốt

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí