Nội dung đánh giá | Mức độ đánh giá | |||||||||
Tốt (4) | Khá (3) | Trung bình (2) | Yếu (1) | X | ||||||
Tần suất | % | Tần suất | % | Tần suất | % | Tần suất | % | |||
3 | Tổ chức kiểm tra khảo sát sự hài lòng của người học về hoạt động GDTC | 87 | 43,5 | 96 | 48 | 17 | 8,5 | 0 | 0 | 3,35 |
4 | Tổ chức đánh giá sự phát triển năng lực thể chất của sinh viên | 53 | 26,5 | 110 | 55 | 30 | 15 | 7 | 3,5 | 3,05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Công Cụ Điều Tra, Khảo Sát Và Cách Xử Lý Số Liệu
- Giảng Viên Giáo Dục Thể Chất Của Các Trường Đại Học Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Tổng Hợp Ý Kiến Đánh Giá Của Cán Bộ Quản Lý, Giảng Viên Về Lập Kế Hoạch Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất
- Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Cho Sinh Viên Ở Các Trường Đại Học Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất
- Chỉ Đạo Đổi Mới Nội Dung, Chương Trình Giáo Dục Thể Chất Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Người Học
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Cho Giảng Viên Môn Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất Lượng
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát cho thấy, ưu điểm rõ nét nhất trong quản lý “đầu ra” hoạt động GDTC cho sinh viên là tổ chức kiểm tra đánh giá sự hài lòng của người học về hoạt động GDTC. Kết quả quan sát ở các trường có hệ thống khảo thí và đảm bảo chất lượng đánh giá khá hoàn chỉnh. Điều đó thể hiện ở các trường đã làm tốt khâu đầu ra của công tác khảo thi đảm bảo chất lượng nhà trường. Qua trao đổi, các CBQL và giảng viên cho biết, việc đánh giá các môn học và học phần sau khi kết thúc học kỳ đước nhà trường đánh giá định kỳ để các khoa, bộ môn có kế hoạch khắc phục điều chỉnh. Qua điều tra, đã có 43,5% số người được hỏi đánh giá tốt, 48% đánh giá khá về tổ chức kiểm tra đánh giá sự hài lòng của người học về hoạt động GDTC. Nội dung đánh giá này đạt điểm là 3,35 điểm ở mức tốt.
Bên cạnh tổ chức kiểm tra đánh giá sự hài lòng của người học về hoạt động GDTC, các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội còn tổ chức đánh giá sự phát triển năng lực thể chất của sinh viên. Theo các báo cáo tổng kết công tác tổ chức đánh giá sự phát triển năng lực thể chất của sinh viên ở các
nhà trường được quan tâm. Qua điều tra, đã có 26,5% số người được hỏi đánh giá tốt, 55% đánh giá khá về tổ chức đánh giá sự phát triển năng lực thể chất của sinh viên. Nội dung đánh giá này đạt điểm là 3,05 điểm ở mức khá.
Kết quả học tập GDTC của sinh viên là đánh giá cả một quá trình theo từng học kỳ, năm học được đánh giá theo những thang điểm quy định, chính vì vây việc quản lý công tác đánh giá kết quả học tập GDTC ở các trường là khâu quan trọng ở “đầu ra” trong quản lý hoạt động GDTC bởi nó liên quan trực tiếp đến mức điểm của sinh viên đạt yêu cầu hay không đạt. chính vì vậy các trường phải xây dựng hệ thống Bazem điểm cho các học phần và được thông báo trước cho sinh viên để có động cơ phấn đấu đạt được. Qua khảo sát cho thấy kết quả có 26% số người được hỏi đánh giá tốt, 52,5 đánh giá khá về công tác quản lý đánh giá kết quả học tập GDTC cho sinh viên. Nội dung đánh giá này đạt điểm là 3,03 điểm ở mức khá.
Tuy nhiên, quản lý “đầu ra” hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội không tránh khỏi những hạn chế. Điều đó thể hiện ở chỗ, việc tổ chức thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ sinh viên về hoạt động GDTC chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế, một số trường khảo sát chưa có quy định cụ thể về tổ chức thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ sinh viên về hoạt động GDTC. Qua điều tra, có 38,5% số người được hỏi đánh giá ở mức trung bình, 11,5% đánh giá yếu về tổ chức thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ sinh viên về hoạt động GDTC. Nội dung đánh giá này đạt điểm là 2,45 điểm ở mức trung bình.
Từ đó có thể nhận định rằng các trường cần chú trọng khấu quản lý đầu ra ở việc tổ chức thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ sinh viên về hoạt động GDTC, đây là những hạn chế trong công tác quản lý đầu ra cho hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.5.1. Những ảnh hưởng tích cực
Từ kết quả quan sát và trao đổi với 200 cán bộ quản lý và giảng viên đồng thời khảo cứu các bản tổng kết về công tác GDTC của các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả luận án nhận thấy trong số 10 nội dung trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý và giảng viên về ảnh hưởng tích cực, của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động GDTC có 5 nội dung nổi bật nhất và khá trùng hợp với kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp khác. Những nội dung đó được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 3.17. Kết quả điều tra ảnh hưởng của các yếu tố tích cực tác động đến quản lý hoạt động giáo dục thể chât
Các yếu tố tác động | Mức độ tác động | X | Thứ bậc | ||||||
Mạnh (3) | TB (2) | Yếu (1) | |||||||
Tần suất | % | Tần suất | % | Tần suất | % | ||||
1 | Hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước về giáo dục và GDTC trong trường đại học | 113 | 56.5 | 75 | 37.5 | 12 | 6.0 | 2.51 | 1 |
2 | Đội ngũ giảng viên GDTC phát triển về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức | 97 | 48.5 | 83 | 41.5 | 20 | 10.0 | 2.39 | 2 |
3 | Sinh viên đang ở độ tuổi phát triển mạnh về thể chất, có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hoạt động GDTC | 92 | 46.0 | 89 | 44.5 | 19 | 9.5 | 2.37 | 3 |
4 | Sự phát triển của các loại hình hoạt động TDTT trong trường đại học và xã hội | 88 | 44.0 | 93 | 46.5 | 19 | 9.5 | 2.35 | 4 |
5 | Nhà trường chi trả các chế độ phụ cấp đặc thù giảng viên thể thao đúng quy định | 84 | 42.0 | 97 | 48.5 | 19 | 9.5 | 2.33 | 5 |
Kết quả hảo sát cho thấy, hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước về giáo dục và GDTC trong trường đại học có ảnh hưởng mạnh mẽ, theo chiều hướng tích cực đên quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thực tế, trong những năm gần đây, nhất là sau khi Chính phủ quyết định “Chiến lược Phát triển giáo dục 2011- 2020”, Bộ GD&ĐT đưa ra rất nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn các trường về công tác GDTC. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để các trường đại học xây dựng chương trình chiến lược phát triển nhà trường, trong đó có đề cập tới phương hướng. nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng GDTC, góp phần phát triển toàn diện năng lực của người học. Qua điều tra, có tới 56,5 % số người được hỏi đánh giá “Hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước về giáo dục và GDTC trong trường đại học” tác động mạnh đến quản lý hoạt động GDTC.
Bên cạnh đó, sự phát triển của đội ngũ giảng viên GDTC cũng có ảnh hưởng tích cực đến quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học. Qua khảo sát, phần lớn các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đảm bảo đủ số lượng giảng viên GDTC, trong đó giảng viên cơ hữu chiếm tỷ lệ cao. Toàn bộ giảng viên GDTC đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Cơ cấu ngành thể thao của giảng viên nhìn chung phù hợp với cấu trúc chương trình môn GDTC của trường đại học. Qua đánh giá, phân loại giảng viên hàng năm, phần lớn giảng viên GDTC được đánh giá tốt về phẩm chất đạo đức. Với chất lượng đội ngũ giảng viên như vậy, các quyết định của chủ thể quản lý về hoạt động GDTC sẽ được triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Kết quả điều tra, có tới 48,5% số người được hỏi đánh giá đội ngũ giảng viên GDTC phát triển về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tác động mạnh đến quản lý hoạt động GDTC.
Trong quản lý hoạt động GDTC, yếu tố người học đóng vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả hình thành, phát triển kiến thức, kỹ xảo vận động và tố chất thể thao của họ. Vì vậy, quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học nhất thiết phải tính đến đặc điểm của sinh viên. Qua các tài liệu thống kê về sinh viên các
trường cho thấy, hầu như toàn bộ sinh viên ở lứa tuổi thanh niên, họ có nền tảng thể lực tốt, đang ở giai đoan xung sức nhất, đã được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng vận động ở những bậc học dưới. Vì vậy, sinh viên đáp ứng tốt những đòi hỏi của hoạt động GDTC ở trường đại học. Điều đó tạo thuận lợi cho quản lý hoạt động GDTC. Kết quả điều tra, có tới 46% số người được hỏi đánh giá sinh viên đang ở độ tuổi phát triển mạnh về thể chất, có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hoạt động GDTC tác động mạnh đến quản lý hoạt động GDTC.
Hoạt động GDTC trong nhà trường không thể tách rời hoạt động rèn luyện thể chất của sinh viên trong đời sống. Trong giai đoạn hiện nay, sinh viên có thể rèn luyện thể chất tại nhiều trung tâm khác nhau như: phòng tập GYM, trung tâm YOGA, bể bơi, các sân tập bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, cầu lông, tennis, sân tập đánh golf... Kết quả rèn luyện tại những trung tâm đó có tác dụng hỗ trợ sinh viên đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực thể chất của sinh viên. Vì vậy, nếu chủ thể quản lý hoạt động GDTC biết tận dụng những tác động tích cực của các loại hình hoạt động TDTT trong xã hội và trường đại học thì sẽ tổ chức, chỉ đạo việc nâng cao kiến thức, kỹ năng vận động, tố chất thể thao của sinh viên đạt hiệu quả hơn. Qua điều tra, có tới 44% số người được hỏi đánh giá “Sự phát triển của các loại hình hoạt động TDTT trong trường đại học và xã hội” tác động mạnh đến quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL.
Chế độ đãi ngộ đối với giảng viên GDTC có tác động không nhỏ đến công tác quản lý hoạt động GDTC. Trong các buổi tọa đàm, trao đổi, nhiều giảng viên GDTC cho rằng, những đãi ngộ dành cho giảng viên GDTC tuy không nhiều, nhưng đã nói lên sự quan tâm của người lãnh đạo, quản lý đối với lao động vất vả trong hoạt động GDTC, do đó có tác dụng động viên giảng viên quyết tâm thực hiện các quyết định quản lý. Qua điều tra, có tới 42% số người được hỏi đánh giá nhà trường chi trả các chế độ phụ cấp đặc thù giảng viên thể thao đúng quy định đã có tác động mạnh đến quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học.
3.5.2. Những ảnh hưởng tiêu cực
Kết quả trưng cầu ý kiến của 200 cán bộ quản lý, giảng viên bằng phiếu hỏi, sau khi được đối chứng với các kết luận được rút ra từ các buổi phỏng vấn, trao đổi và nghiên cứu các báo cáo tổng kết công tác GDTC trong những năm gần đây của các trường khảo sát, từ 10 nội dung khảo sát yếu tố ảnh hưởng tiêu cực luận án xác định được 5 yếu ố ảnh hưởng tiêu cực rõ nét nhất của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bảng 3.18. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tác động đến quản lý hoạt động giáo dục thể chât
Các yếu tố tác động | Mức độ tác động | X | Thứ bậc | ||||||
Mạnh (3) | TB (2) | Yếu (1) | |||||||
Tần suất | % | Tần suất | % | Tần suất | % | ||||
1 | Thiếu quy định thống nhất về chuẩn chất lượng hoạt động GDTC ở trường đại học | 78 | 39.0 | 99 | 49.5 | 23 | 11.5 | 2.28 | 4 |
2 | Một bộ phận giảng viên GDTC chưa chủ động, tích cực bổ sung, cập nhật những phát triển trong lĩnh vực TDTT | 84 | 42.0 | 99 | 49.5 | 17 | 8.5 | 2.34 | 3 |
3 | Nhiều sinh viên chưa tích cực, tự giác tham gia hoạt động thể thao phong trao ở trường đại học | 105 | 52.5 | 84 | 42.0 | 11 | 5.5 | 2.47 | 1 |
4 | Thiếu nguồn lực để phát triển hệ thống sân bãi, nhà tập luyên và phương tiện GDTC theo hướng đồng bộ và hiện đại | 98 | 49.0 | 90 | 45.0 | 12 | 6.0 | 2.43 | 2 |
5 | Hệ thống kiểm tra, đánh giá GDTC cho sinh viên hoạt động chưa thường xuyên, chưa hiệu quả | 72 | 36.0 | 86 | 43.0 | 42 | 21.0 | 2.15 | 5 |
Bảng 3.18 cho thấy, hiện nay ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội còn thiếu quy định thống nhất về chuẩn chất lượng hoạt động GDTC, do đó việc đánh giá chất lượng hoạt động giảng của giảng viên, hoạt
động học của sinh viên còn đơn giản, cảm tính. Điều đó tất yếu sẽ gây trở ngại cho quản lý hoạt động GDTC. Qua trao đổi, nhiều giảng viên GDTC cho rằng: từng trường đại học cần tổ chức nghiên cứu khoa học về chuẩn chất lượng hoạt động GDTC, trên cơ sở đó đề ra những yêu cầu ĐBCL trong dạy và học môn GDTC. Kết quả có tới 39% số người được hỏi đã cho rằng thiếu quy định thống nhất về chuẩn chất lượng hoạt động GDTC ở trường đại học là yếu tố gây cản trở mạnh đối với quản lý hoạt động GDTC.
Hiện nay hoạt động TDTT đang có những phát triển mạnh, đòi hỏi những người làm công tác GDTC phải thường xuyên bổ sung, cập nhật những kiến thức, kỹ năng, phương pháp, phương tiện mới trong huấn luyện TDTT. Trên thế giới và trong nước về hoạt động GDTC cho sinh viên đang phát triển theo hướng tiệm cận nội dung, phương thức huấn luyện thể thao đỉnh cao nhằm cung cấp nhân lực cho thể thao từng quốc gia. Nhưng ở Việt Nam, hoạt động GDTC cho sinh viên đang dừng lại ở trình độ phổ cập những kiến thức, kỹ năng vận động thông thường, vì vậy, không ít giảng viên GDTC chưa thực sự quan tâm đến vận dụng các phương pháp huấn luyện TDTT tiên tiến vào nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên. Chính vì thế, có tới 42% số người được hỏi đã cho rằng một bộ phận giảng viên GDTC chưa chủ động, tích cực bổ sung, cập nhật những phát triển trong lĩnh vực TDTT, đây là yếu tố tiêu cực đối với quản lý hoạt động GDTC.
Khi đánh giá về thực trạng mức độ tham gia của sinh viên vào hoạt động GDTC và hoạt động TDTT phong trào ở Bảng 3.10. đã dẫn ra số liệu khảo sát: sinh viên tham gia hoạt động tại các CLB thể thao chỉ chiếm 21,47%, đây là một tỷ lệ thấp. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, để nâng cao chất lượng GDTC, nhà trường cần gắn hoạt động GDTC với hoạt động thể thao phong trào, làm cho hoạt động này hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển. Vì vậy, tỷ lệ thấp sinh viên tham gia CLB thể thao được coi là yếu tố tiêu cực đối với quản lý hoạt động GDTC. Thực tế, qua điều tra có tới 52.5% số người được hỏi đã cho rằng nhiều sinh viên
chưa tích cực, tự giác tham gia hoạt động thể thao phong trao ở trường đại học là yếu tố gây hạn chế đối với quản lý hoạt động GDTC.
Hiện nay, số lượng sinh viên của các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội khá đông, trong khi đó khuôn viên của nhiều trường không thể mở rộng, do đó cần quy hoạch tổng thể lại hệ thống sân bãi, nhà luyện tập, công trình thể thao …theo hướng đồng bộ và hiện đại. Trên thực tế các nguồn lực tài chính có hạn. Vì vậy, đây chính là “bài toán khó” cho các chủ thể quản lý. Qua điều tra, có tới 49% số người được hỏi đã cho rằng thiếu nguồn lực để phát triển hệ thống sân bãi, nhà tập luyên và phương tiện GDTC theo hướng đồng bộ và hiện đại là yếu tố tiêu cực gây cản trở đối với quản lý hoạt động GDTC.
Các trường có hệ thống kiểm tra, đánh giá khá hoàn chỉnh, bao gồm các phòng chức năng thực hiện chức năng thanh tra giáo dục, cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng thực hiện chức năng tổ chức, giám sát thi, kiểm tra và kiểm định chất lượng giáo dục, hội đồng trường, ban giám hiệu, các khoa, bộ môn kiểm tra thường xuyên và định kỳ hoạt động … Tuy nhiên, công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDTC ở các trường đang còn những hạn chế nhất định. Điều đó ít nhiều cũng ảnh hưởng không tốt đên quản lý hoạt động GDTC. Qua điều tra, có 36% số người được hỏi đã coi hệ thống kiểm tra, đánh giá GDTC cho sinh viên hoạt động chưa thường xuyên, chưa hiệu quả là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đối với quản lý hoạt động GDTC.
3.6. Đánh giá khái quát về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân thực trạng về giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.6.1. Ưu điểm
Một là, các trường đã quản lý mục tiêu hoạt động GDTC.
Hai là, các trường đã lập kế hoạch tìm hiểu về thói quen tập luyện, sở thích và năng khiếu thể thao của sinh viên.