Yêu Cầu Giáo Dục - Đào Tạo Trong Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay

54

lực chất lượng cao phải có nội dung, chương trình giáo dục - đào tạo phù hợp với tất cả các cấp học. Điều đó chỉ có thể có được khi có một hệ cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp. Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề, Đại hội XI của Đảng yêu cầu phải đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, thi kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục; hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, thu hút nhân tài, chuyên gia giỏi; thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học [43, tr.219].

Cơ chế, chính sách quyết định đến t ính hiệu quả, chất lượng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Stác động của cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà ớc đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tác động trực tiếp đến các vấn đề cơ bản của giáo dục - đào tạo. Cơ chế, chính sách đúng, phù hợp thì không những thu hút được người tài, người giỏi, tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, mà còn thúc đẩy lao động sáng tạo, cống hiến to lớn của nguồn nhân lực này cho sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, h ội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cơ chế, chính sách không phù hợp, thậm chí gây cản trở sự cống hiến của con người, thì sẽ làm thui chột nhân tài, kìm hãm sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, chính sách, cơ chế đối với ngu ồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế. “Chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được cán bộ, công chức, người lao động gắn bó, tận tâm với công việc” [43, tr.168]. Đó là một yếu tố gây nên tình trạng “chảy máu chất xám”, làm việc cầm chừng diễn ra khá phổ biến trong tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta.

Hai là, tác động của điều kiện kinh tế, xã hội.

Điều kiện kinh tế - xã hội tác động tích cực tạo môi trư ờng, điều kiện cho phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Con người nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội. Điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố tác

55

động cơ bản phản ánh mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển nguồn nhân lực quan hệ biện chứng với nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Kinh tế

- xã hội phát triển, thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải phù hợp. Đồng thời, sự phát triển kinh tế - xã hội lại cho phép con người có điều kiện nâng cao trí lực , thể lực, có điều kiện phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thực hiện chính sách xã hội, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mặt trái của kinh tế thị trường chi phối mạnh mẽ, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặt trái của kinh tế thị tr ường trực tiếp huỷ hoại nhiều tổ chức và con người; làm xuất hiện và phát triển những căn bệnh khó có liều thuốc chữa; những giá trị tinh thần, chính trị, đạo đức, văn hóa… bị mặt trái của kinh tế thị trường mang ra thách đố và bị hạ xuống hạng bậc thứ yếu trong hthống giá trị, địa vị đồng tiền lên ngôi. Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chịu sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc của tình hình trên.

Trong tình hình đó, nguồn nhân lực chất lượng cao không những thiếu điều kiện phát triển, cống hiến, ở họ còn rất dễ nẩy sinh và phát triển tư ởng “kinh tế đơn thuần”, “kỹ thuật thuần tuý”, mà xem nhẹ, bàng quan, thờ ơ các vấn đề chính trị - xã hội. Nhân cách, đạo đức trong giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bị tác động mạnh mẽ bởi cơ c hế thị trường, có thể bị sa sút. Sự tác động tiêu cực đó dẫn đến một bộ phận cán bộ, trí thức, nhà kinh doanh, nhân viên, công nhân kỹ thuật và người lao động giỏi ở các lĩnh vực hoạt động có xu hướng lao động chỉ vì “miếng cơm tấm áo”. Người lao động có thể lao động sản xuất chỉ với với mục tiêu kinh tế, mà không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, không quan tâm đến xây dựng cơ quan, đơn vị, ngành, doanh nghiệp, không chú ý đến phát triển bền vững. Chiều hướng đó không phải tất yếu xảy ra, nhưng rất dễ xảy ra và phát triển, cần phải tính đến để có biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Ba là, tác động của điều kiện văn hóa, tâm lý, phong tục, tập quán.

Điều kiện văn hóa, tâm lý, phong tục, tập quán là một yếu tố tác động không nhỏ đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là phát triển con người cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Điều kiện văn hóa, tâm lý, phong tục, tập quán có nhiều yếu tố tích cực, tiến bộ, phù hợp là cơ sở rất quan trọng hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho con người, cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là những yếu tố nền tảng mà trên cơ sở đó mỗi con người và cả nguồn nhân lực được phát triển. Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc hoà quyện với các giá trị cách mạng tạo thành lực lượng tinh thần to lớn trong chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, yêu nước phát triển thành yêu nước xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ trong chiến đấu mà cả trong lao động sản suất xây dựng đất nước; cần cù lao động không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn cho xã hội; thương người đã trở thành lẽ sống và hành động giải phóng con người, phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân lao động. Toàn bộ giá trtinh thần tốt đẹp đó tác động sâu sắc và tạo cơ sở, làm “bệ đỡ” cho việc hình thành những phẩm chất tốt đẹp của nhân lực chất lượng cao.

Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 8

Tuy nhiên, những phong tục, tập quán, tâm lý, thói quen lạc hậu cũng là yếu tố gây cản trở không nhỏ đến sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Chúng t a lại không thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài” [111, tr.287]. Những tư tưởng, tâm lý không muốn người khác hơn mình, địa phương chủ nghĩa, thiếu trách nhiệm, thiếu kỷ luật, kèn cựa, đùn đẩy trách nhiệm, không dân chủ, hám danh, hám lợi…, nếu không khắc phục tốt thì đó sẽ là vật cản sự phát triển của con người và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bốn là, tác động của hội nhập quốc tế.

Hội nhập quốc tế thúc đẩy sự phá t triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế trở thành

57

vấn đề đặc biệt hệ trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia. Giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng về quy mô và phát triển vchiều sâu trên tất cả các lĩnh vực sẽ tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Những chuyên gia, trí thức giỏi, các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp, các nhà quản trị doanh nghiệp, kinh doanh, lao động có tay nghcao… sẽ được thử sức trong môi trường mới do hội nhập quốc tế mang lại. Qua đó, trình độ tư duy, tri thức, chuyên môn, khả năng lao động sáng tạo, kinh nghiệm làm việc tập thể, năng lực quản lý, toàn bộ hệ phẩm chất, năng lực của họ được nâng lên, nâng cao chất lượng từng người và cả nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hội nhập quốc tế vừa tạo cơ hội cho sự phát triển đất nước, đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vừa đặt ra nhiều vấn đề mới trong việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, với nhiều nguy cơ tiềm ẩn nếu không có chiến lược hội nhập và phát triển phù hợp. Thực tế đó tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm con người, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hơn nữa, quá trình hội nhập không chỉ có “hoa thơm và trái ngọt” mà có cả “rác rưởi”, “nọc độc” về văn hoá, chính trthâm nhập vào bằng nhiều con đường với nhiều hình thức khác nhau, làm cho tư tưởng, đạo đức con người dễ bị nhiễm độc. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao t rong bối cảnh đó, không thể không chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào và khắc phục nó ra sao là do sự nỗ lực chủ quan của từng tập thể, từng con người, của các cơ sở giáo dục - đào tạo, của các cấp, các ngành, của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội .

Năm là, tác động của giáo dục - đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.

Trong các yếu tố tác động, thì giáo dục - đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ là yếu tố tác động mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản và trực tiếp. Bởi vì, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trực tiếp trang bị cho con người, cho cả nguồn nhân lực những tri thức

58

cần thiết, những kinh nghiệm, khả năng lao động, chuyên môn, nghề nghiệp nhất định. Thông qua chương trình, nội dung và phương pháp, giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học trang bị tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho người học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mọi yếu tố cấu thành phẩm chất, năng lực nguồn nhân lực chất lượng cao cơ bản đều được hình thành từ giáo dục - đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Nếu giáo dục - đào tạo được thực hiện tốt, nội dung, chương trình khoa học, hiện đại, tiên tiến, phương pháp quản lý, giảng dạy và học tập phù hợp, khoa học, thì chất lượng người học được nâng cao. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ là hoạt động mang tính đặc thù của nguồn nhân lực chất lượng cao. Những chuyên gia, trí thức giỏi, quản lý, kinh doanh giỏi, thông qua các hoạt động này, mà kiến thức, kinh nghiệm của họ được phát triển và phát huy, trình độ của họ ngày càng được nâng cao.

Sáu là, tác động của yếu tố sinh học.

Sinh học là yếu tố đặc biệt quan trọng; không đủ sức khỏe thì không thể nằm trong nguồn nhân lực; không có tố chất sinh học, bẩm sinh, như năng khiếu, thần đồng, thì khó có thể có tài năng. Tài năng cần phải được xem xét như là một phẩm chất của con người vừa có yếu tố bẩm sinh (tự nhiên) vừa có yếu tố xã hội thông qua giáo dục, rèn luyện, bao gồm cả tự giáo dục, tự rèn luyện của con người. Theo C.Mác, người có tài năng còn là sản phẩm của tự nhiên, từ yếu tố sinh học, “không chỉ là sản phẩm của xã hội” [102, tr.72]. V.Lênin không tán thành quan điểm mọi người đều ngang nhau về sinh học: “nếu nhận thức rằng xã hội xã hội chủ nghĩa thực hiện một sự bình đẳng về sức lực và tài năng con người, thì đó là một điều ngu xuẩn” [96, tr.449]. Sinh học là yếu tố không thể thiếu, tác động trực tiếp đến hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở yếu tố sinh học, dưới tác động của yếu tố xã hội, đặc biệt là thông qua giáo dục, đào tạo, rèn luyện và hoạt động thực tiễn, các phẩm chất, năng lực của con người được phát triển và phát huy.

59

2.2.4. Yêu cầu giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, phải hướng vào phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh

tế - xã hội đất nước.

Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, việc phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng là yêu cầu quan trọng trước hết đối với giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đối với nước ta hiện nay, vấn đề này càng trở nên quan trọng cần phải đặt ra một cách gắt gao. Giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là hoạt động có mục đích rõ ràng, phải bám sát vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, của các lĩnh vực trong từng thời kỳ mà thực hiện cho phù hợp, đảm bảo chất lượng và hiệu quả nhất.

Thoát ly nhu cầu kinh tế - xã hội, hoặc không dựa chắc vào tình hình đặc điểm, vào nhiệm vụ cụ thể của kinh tế - xã hội của đất nước, của các lĩnh vực, ngành, thì giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trở nên thiếu thiết thực, thậm chí tốn nhiều công sức, tiền của, nhưng hiệu quả lại thấp, lãng phí. Yêu cầu quan trọng này cần phải được thể hiện cụ thể trong xác định mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục - đào tạo, trong đổi mới giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay, nhất là đối với các trường đại học.

Thứ hai, bảo đảm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học với hành.

Việc bảo đảm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học với hành đòi hỏi phải tập trung nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, khắc phục tình trạng thoát ly hoặc xa thực tế cuộc sống, yêu cầu quá cao về lý thuyết mà coi nhẹ những tri thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hành ngày, cho hoạt động thực tiễn của người học, khiến cho năng lực hoạt động thực tiễn của người học bị hạn chế, thiếu sáng tạo, không đáp ứng được sự biến đổi nhanh chóng và đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội. Tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, xa sản xuất, không sát thực tiễn đời sống của nền giáo dục - đào tạo cần phải kiên quyết khắc phục một cách hiệu quả.

60

Tính thiết thực, sát thực tiễn đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đất nước và thế giới cần thể hiện rõ trong toàn bộ chương trình, nội dung giáo dục - đào tạo trong các bậc học đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong thời kỳ mới. Mục tiêu cơ bản của giáo dục - đào tạo là phát triển năng lực, nhân cách người học, lấy chất lượng làm trọng tâm, nhằm chuẩn bị và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Điều đó quy định giáo dục - đào tạo phải bảo đảm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học với hành. Điều 5 Luật Giáo dục đại học 2013, khoản a, ghi: “Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế”. Yêu cầu này đòi hỏi phải chuyển từ giáo dục chủ yều là truyền thụ tri thức sang hình thành nhân cách và năng lực cho người học là chính; lấy yêu cầu phát triển nhân cách và năng lực, năng lực thực tiễn của người học là mục đích chính yếu và trung tâm của giáo dục - đào tạo.

Thứ ba, bảo đảm thống nhất giữa tính truyền thống và hiện đại.

Yêu cầu này không chỉ bắt nguồn từ yêu cầu tự thân của giáo dục - đào tạo, mà còn từ đòi hỏi phát triển phẩ m chất, năng lực toàn diện của nhân lực chất lượng cao trong điều kiện mới. Bảo đảm sự thống nhất giữa tính truyền thống và hiện đại là làm cho người học vừa có tri thức tiên tiến, hiện đại, cập nhật, phương pháp tư duy khoa học hiện đại, vừa vẫn giữ bản s ắc, truyền thống dân tộc, phẩm chất, cốt cách người Việt Nam, nâng cao lòng yêu nước, ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối với xã hội. Không chỉ vì hiện đại mà xem nhẹ yếu tố truyền thống; cũng không thể nhấn mạnh đến truyền thống mà không chú ý đúng mức đến hiện đại. Điều quan trọng là phải luôn bảo đảm thống nhất giữa tính truyền thống và hiện đại trong chương trình, nội dung và toàn bhoạt động giáo dục - đào tạo, để tạo ra sản phẩm giáo dục có chất lượng toàn diện. Theo đó, giáo dục Việt Nam phải là “nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác -

61

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” [140, tr.32]. Phải quán triệt quan điểm:

Thực hiện đồng bộ các gi ải pháp phát triển và nâng cao chất lượng

giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội [43, tr.216].

Các yêu cầu trên phản ánh tính toàn diện mà giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong th ời kỳ mới phải đáp ứng. Chúng quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau cùng chi phối, quy định chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong quá trình giáo dục - đào tạo, phải nhận thức và quán triệt sâu sắc, làm cơ sở xác định nội dung và thực thi giải pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu.

Kết luận chương 2


Nguồn nhân lực chất lượng cao gồm những người có trình độ học vấn từ đại học, lao động lành nghề trung học trở lên; có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật giỏi, cao hơn mức trung bình; có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu; có phẩm chất, năng lực tốt, có khả năng lôi kéo và dẫn dắt tập thể, cộng đồng trong hoạt động sản xuất, khoa học và chính trị, xã hội. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề cấp bách; là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo; thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội. Đó là tổng thể hoạt động của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, toàn xã hội và bản thân nguồn nhân lực, với những nội dung, hình thức, biện pháp thích ứng, đặc biệt là giáo dục - đào tạo nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời khơi dậy và phát huy vai trò nguồn nhân lực này trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ mới.

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí