Giảng Viên Giáo Dục Thể Chất Của Các Trường Đại Học Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội




DANH MỤC CSVC VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO

Trường Đại học Thăng Long

Trường Đại học Kinh tế

Quốc dân

Trường Đại học Tài nguyên

và Môi trường Hà Nội

Số lượng

Mức độ đáp ứng

Số lượng

Mức độ đáp ứng

Số lượng

Mức độ đáp ứng

Tố

t

Bình

thường

Chưa

tốt

Tốt

Bình

thường

Chư

a tốt

Tố

t

Bình

thường

Chưa

tốt

Sân bóng rổ

ngoài trời


1


x




2


x




1



x


Sân bóng chuyền

ngoài trời


2



x



3



x



1



x


Sân cầu lông

ngoài trời


2



x



4



x



1



x


Diện tích khác (thuê sân bên

ngoài trường)


1000

m2





4000

m2





1500

m2



x


Dụng cụ phục vụ













dạy và học môn

GDTC (đảm bảo


60%


10

%


30%


20%


70%


20

%


40%


10%


50%


10

%


30%


10%

bao nhiêu %)













Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 13

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát đề tài)

Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường là một trong những điều kiện yêu cầu bắt buộc của một trường đại học bao gồm: sân tập, nhà tập luyện đa năng, phòng tập, bể bơi, các trang thiết bị và các điều kiện bảo đảm an toàn để thực hiện có hiệu quả chương trình môn học GDTC và hoạt động thể thao phù với nhà trường. Vì vậy, các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp sân tập, mở rộng diện tích đáp ứng quy mô đào tạo. Bên cạnh đó, các trường cũng đã chủ động liên hệ đơn vị bên ngoài trường để thuê diện tích sân tập thể thao đảm bảo cho sinh viên có diện tích tập luyện và tổ chức các giải thi đấu thể thao.

Qua tìm hiểu về diện tích sân tập và các điều kiện về cơ sở vật chất cho thấy diện tích cơ sở vật chất các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất chưa đáp ứng với tỉ lệ sinh viện hiện tại.


3.3.5. Giảng viên giáo dục thể chất của các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bảng 3.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về thực trạng giảng viên giáo dục thể chất


TT


Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá

(Tần suất và %)



X

Tốt

Khá

Trung

bình

yếu

4

%

3

%

2

%

1

%


1

Có trình đô chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ giáo dục thể chất trong nhà trường

CB

GV

39

19,5

78

39,0

64

32

19

9,5

2.69

SV

146

23.9

178

29.2

194

31.80

92

15.1

2.62

Tổng

cộng

185

22.8

256

31.6

258

31.9

111

13.7

2.66


2

Có năng lực tổ chức hoạt động thu hút sinh viên trong giảng dạy môn

giáo dục thể chất

CB

GV

43

21,5

89

44,5

52

26

16

8,0

2.80

SV

148

24.3

181

29.7

203

33.28

78

12.8

2.65

Tổng cộng


191


23.6


270


33.3


255


31.5


94


11.6


2.73


3

Có khả năng tổ chức hoạt động phong trào TDTT trong nhà trường

CB

GV

42

21.0

59

29.5

73

36.50

26

13.0

2.59

SV

156

25.6

197

32.3

208

34.10

49

8.0

2.75

Tổng

cộng

198

24.4

256

31.6

281

34.7

75

9.3

2.67

Qua kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên được trưng cầu ý kiến về giảng viên giáo dục thể chất có năng lực tổ chức hoạt động thu hút sinh viên trong giảng dạy môn giáo dục thể chất đạt mức khá, với 2,73 điểm; giảng viên giáo dục thể chất có trình đô chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ giáo dục thể chất trong nhà trường đạt mức khá đạt 2,66 điểm; giảng viên giáo dục thể chất có khả năng tổ chức hoạt động phong trào thể dục thể thao trong nhà trường đạt mức khá, với 2,67 điểm.


Vậy qua đánh giá thực trạng giảng viên giáo dục thể chất cho thấy các trường đã cơ bản chuẩn hóa được đội ngũ giảng viên. Nhưng để đảm bảo chất lượng hoạt động GDTC, giảng viên cần phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Để đánh giá thực tế một cách khách quan về số lượng, trình độ của giảng viên tác giả luận án đã tìm hiểu thực tế của các trường khảo sát như sau.

Bảng 3.9. Tổng hợp số lượng, trình độ giảng viên giáo dục thể chất



STT


Tên đơn vị

Số lượng giảng

viên GDTC

Trình độ giảng

viên

Chức danh giảng viên

hữu

Thỉnh

giảng

TS

ThS

ĐH

GV

CC

GV

chính

GV

Trợ

giảng

1

Trường Đại học

Thăng Long

8

4

1

8

3

0

0

12

0

2

Trường Đại học Kinh

tế Quốc dân

18

0

0

18

0

0

4

14

0

3

Trường Đại học

TN&MT Hà Nội

18

0

0

15

3

0

2

14

2

Tổng cộng

44

4

1

41

6

0

6

40

2

Tỉ lệ %

91,7

8,3

2,1

85,4

12,5

0

12,5

83,3

4,2

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát đề tài)

Bảng 3.9 cho thấy, tỷ lệ giảng viên GDTC cơ hữu của các trường khảo sát khá cao, chiếm 91,7% tổng số giảng viên; hầu hết giảng viên có trình độ đào tạo sau đại học, trong đó số người có trình độ đại học chiếm 12,5%, thạc sĩ chiếm 85,4%, tiến sĩ 2,1%, ngoài ra về trình độ chức danh giảng viên chính chiếm 12,5%, giảng viên chiếm 83,3% còn lại trợ giảng là 4,2%. Đây là lực lượng quan trọng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ hoạt động GDTC của các trường.


3.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất

Bảng 3.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất


TT


Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá

(Tần suất và %)



X

Tốt

Khá

Trung bình

yếu

4

%

3

%

2

%

1

%


1

Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả GDTC theo năng lực người học phù hợp với chương trình

CB

GV

42

21,0

84

42,0

62

31

12

6,0

2.78

SV

125

20.5

129

21.1

268

43.93

88

14.4

2.48

Tổng cộng

167

20.6

213

26.3

330

40.7

100

12.3

2.63


2

Đánh giá công tác tổ chức hoạt động phong trào và CLB thể thao

CB

GV

36

18,0

72

36,0

73

36,5

19

9,5

2.63

SV

136

22.3

132

21.6

248

40.66

94

15.4

2.51

Tổng cộng

172

21.2

204

25.2

321

39.6

113

14.0

2.57


3

Kiểm tra thể lực cho sinh viên theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và sức khỏe định kỳ

CB

GV

32

16,0

64

32,0

89

44,5

15

7,5

2.57

SV

129

21.1

142

23.3

258

42.30

81

13.3

2.52

Tổng cộng

161

19.9

206

25.4

347

42.8

96

11.9

2.55

Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDTC ở các trường với mục tiêu đánh giá kết quả về học tập GDTC và hoạt động ngoại khóa của người học một cách khách quan là cơ sở để điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục thể chất phù hợp. Trong nhưng năm qua việc kiểm tra đánh giá hoạt động GDTC ở các trường đã có nhiều đổi mới và hiệu quả, sát với nâng lực người học. Điều đó được thể hiện qua kết quả khảo sát của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên với nội dung; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả GDTC theo năng lực người học phù hợp với chương trình mức độ đánh giá đạt 2,63 điểm, ở nội dung kiểm tra đánh giá phù hợp với chương trình và theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể được đánh giá khá đạt 2,57 điểm; kiểm tra thể lực cho sinh viên theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và sức khỏe định kỳ ở mức 2,55 điểm


Vậy thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho thấy các trường đã thực hiện công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDTC cho sinh viên sau mỗi học kỳ, năm học. Tuy nhiên cần làm tốt hơn công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, lực lượng cán bộ, giảng viên đảm bảo cho kiểm tra đánh giá được thuận lợi, an toàn và hiệu quả. Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá hợp lý, ghi và lưu hồ sơ kết quả việc đánh giá, xếp loại thể lực của mỗi sinh viên, tổng hợp và báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp định kỳ hàng năm.

3.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

Từ những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng và nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở trường đại học. tác giả luận án đã xây dựng được quy trình quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. Đây là những cơ sở điểm tựa để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.4.1. Thực trạng quản lý “đầu vào” hoạt động giáo dục thể chất (input)

Việc xác định quản lý “đầu vào” là một trong những khâu quan trọng trong công tác quản lý hoạt động GDTC. Qua đó, các nhà quản lý cần chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai các chương trình và các điều kiện bảo đảm chất lượng cho yếu tố đầu vào, như: Tìm hiểu mức độ tham gia tập luyện và nội dung yêu thích của sinh viên, công tác lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác GDTC một cách có cơ sở khoa học và thực tiễn. nhằm đáp ứng tốt các mục tiêu đặt ra.

Đối tượng điều tra: Trên tổng số 610 sinh viên. Kết quả thu được như sau


* Thực trạng tìm hiểu mức độ tham gia tập luyện và nội dung yêu thích của sinh viên

Bảng 3.11. Tổng hợp mức độ tham gia tập luyện và nội dung yêu thích của sinh viên


STT


Ý kiến về hoạt động giáo dục thể chất ở trường

Số

lượng

Tỷ lệ

%

1. Mức độ tham gia tập luyện

1

Học tập giáo dục thể chất theo chương trình đào tạo

592

97,04

2

Học tập giáo dục thể chất tự tập ngoại khoá

197

32,29

3

Hoạt động các câu lạc bộ thể thao

131

21,47

4

Hoạt động các đội tuyển thể thao

76

12,45

2. Nội dung yêu thích trong chương trình giáo dục thể chất

1

Tập thể dục cơ bản

237

38,85

2

Tập thể dục Aerobic, Dance sport

316

51,80

3

Tập Gym

217

35,57

4

Tập điền kinh

279

45,73

5

Tập bóng chuyền

471

77,21

6

Tập bóng rổ

496

81,31

7

Tập bóng đá

506

82,95

8

Tập các môn võ thuật

394

64,59

9

Tập bơi lội

425

69,67

10

Tấp cầu lông

476

78,03

11

Tập tennis

328

53,77

Để đánh giá thực trạng mức độ tham gia của sinh viên vào hoạt động GDTC và hoạt động thể thao phong trào, tác giả luận án đã tiến hành khảo sát 610 sinh viên ở 3 trường đại học, kết quả thu được như sau: tham gia học tập GDTC theo chương trình đào tạo có 592 sinh viên, chiếm 97,04% ; tự tập ngoại khóa có 197 sinh viên tham gia, chiếm tỉ lệ 32,29%; tham gia hoạt động các CLB thể thao có 131 sinh viên chiếm 21,47%, tham gia các đội tuyển có 76 sinh viên, chiếm tỉ lệ 12,45%.


Khảo sát về nội dung yêu thích các môn học trong thời khóa biểu của nhà trường, chương trình GDTC qua các năm cho thấy phần lớn sinh viên thích tham gia tập luyện ở các môn thể thao tự chọn như: bóng đá chiếm tỉ lệ 82,95%; bóng rổ chiếm tỉ lệ 81,31%, cầu lông chiếm tỉ lệ 78,03%; bóng chuyền chiếm tỉ lệ 77,21% và các môn như bơi lôi, võ thuật, tennis, thể dục Aerobic đều chiếm tỉ lệ cao.

Tuy nhiên ở nội dung thể dục cơ bản và điền kinh chỉ chiếm tỉ lệ 38,85% và 45,73%. Nội dung này không thu hút được sinh viên yêu thích bởi yêu cầu chuẩn hóa về kĩ thuật động tác thể lực cao.

Ngoài ra tác giả luận án còn tìm hiểu qua các báo cáo tổng kết hằng năm của các trường về số lượng sinh viên tham gia hoạt động GDTC và đội tuyển thể thao, CLB thể thao như sau.

Bảng 3.12. Số lượng sinh viên tham gia hoạt động GDTC và đội tuyển thể thao, CLB thể thao


STT


Tên đơn vị

Số lượng sinh viên học GDTC/ khóa học/năm


Tổng số đội tuyển và CLB thể thao

Đội tuyển thể thao

CLB thể thao yêu thích


1


Đại học Thăng Long


2678

- Đội tuyển Bóng rổ Nam

- Đội tuyển Bóng chuyền Nam + Nữ

- Đội tuyển Bóng đá Nam

- Đội tuyển Võ thuật

- CLB Khiêu vũ

- CLB GYM

- CLB Võ thuật

- CLB Bóng rổ

- CLB Bóng chuyền


2


Đại học Kinh tế Quốc dân


4650

- Đội tuyển Bóng rổ Nam

- Đội tuyển Bóng chuyền Nam + Nữ

- Đội tuyển Bóng đá Nam

- Đội tuyển Bơi lội

- Đội tuyển Võ thuật

- CLB Khiêu vũ

- CLB Võ thuật

- CLB Tennis

- CLB Bóng đa

- CLB Cầu lông

- CLB Bóng chuyền


3

Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà

Nội


2164

- Đội tuyển Bóng đá Nam

- Đội tuyển Bóng chuyền nam

- Đội tuyển Bóng rổ Nam

- CLB Võ thuật

- CLB Bóng đa

- CLB Cầu lông

- CLB Bóng rổ

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát đề tài)


Vậy qua đánh giá thực trạng về mức độ tham gia của sinh viên vào hoạt động giáo dục thể chất và phong trào thể thao cho thấy mức độ sinh viên tự tập ngoại khóa; tham gia hoạt động các CLB thể thao; tham gia các đội tuyển thể thao còn ở mức thấp. Về mức độ yêu thích các môn học trong chương trình GDTC, phần lớn sinh viên yếu thích những môn học tự chọn theo sở trường và năng khiếu. Qua đó các trường cần đẩy mạnh các điều kiện cơ sở vật chất và tổ chức thu hút sinh viên thao gia các đội tuyển và CLB thể thao, đồng thời cũng phải tiến hành khảo sát nhu cầu tập luyện của sinh viên hàng năm để làm cơ sở tổ chức hoạt động GDTC đáp ứng nhu cầu sinh viên.

* Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất

Lập kế hoạch là khâu quản lý đầu vào của hoạt động GDTC đòi hỏi phải xác định mục tiêu, nội dung chương trình, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên; tìm hiểu về thói quen tập luyện, sở thích và năng khiếu thể thao của sinh viên; xây dựng chương trình, kế hoạch môn giáo dục thể chất phù hợp với từng ngành đào tạo trong nhà trường; để làm rõ thực trạng, được thực hiện bằng các phương pháp quan sát, tọa đàm, trao đổi, hồi cứu các hồ sơ quản lý và điều tra bằng phiếu hỏi tại các trường: Đại học Thăng Long, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Những nhận định được thể hiện thông qua bảng 3.13 dưới đây.

Đối tượng điều tra: Trên tổng số 200 cán bộ quản lý, giảng viên ở các trường đại học khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả thu được như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2024