62
Giáo dục - đào tạo có vai trò quan trọng đặc biệt trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta hiện nay chịu sự tác động của nhiều nhân tố, cả khách quan và chủ quan, cả xã hội và sinh học, cần phải nắm vững và tính toán chu đáo trong quá trình thực thi giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phục vụ nhu cầu kinh tế - xã hội; thống nhất lý luận và thực tiễn, học với hành; thống nhất giữa tính truyền thống và tính hiện đại là những yêu cầu cơ bản đối với giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới, cần phải quán triệt và thực hiện tốt trong thực tiễn.
63
Chương 3
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
* Thành tựu:
Có thể bạn quan tâm!
- Tầm Quan Trọng Của Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất L Ượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Vai Trò C Ủa Giáo Dục - Đào T Ạo Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Yêu Cầu Giáo Dục - Đào Tạo Trong Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 10
- H Ạn Chế Và Nguyên Nhân Thực Hiện Vai Trò Của Giáo D Ục - Đào Tạo Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất L Ượng Cao
- Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 12
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
Thứ nhất, giáo dục - đào tạo đã tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao có tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy khoa học bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước.
Đây là thành tựu quan trọng về trí lực của nguồn nhân lực chất lượng cao mà giáo dục - đào tạo đã tạo ra trong thời gian qua. Đến 2012, cả nước có 4,28 triệu người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có 24,2 nghìn tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996, đội ngũ này tăng hơn 4,6 lần (trung bình 11,6%/năm), số tiến sĩ tăng hơn 2,6 lần, tuổi bình quân là 38,5% [4, tr.182]. Nhờ có tri thức khoa học, trình độ chuyên môn vững vàng, trình độ tư duy, phương pháp làm việc khoa học do giáo dục - đào tạo trang bị mà nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta trên các lĩnh vực đều phát triển, đóng góp xứng đáng tài năng, trí tuệ, công sức vào sự nghiệp đổi mới.
Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bước đầu đáp ứng được yêu cầu về trang bị tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy khoa học cho người học. Nội dung giảng dạy ở các nhà trường đã trực tiếp trang bị cho sinh viên tri thức c ần thiết, cập nhật, tiên tiến, hiện đại theo mục tiêu đào tạo của từng trường. Các bộ môn khoa học cơ bản như toán, lý, hóa, các khoa học xã hội và nhân văn, các chuyên
64
ngành lý luận như triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng... được giảng dạy một cách có hệ thống, cơ bản. Điều đó trực tiếp giúp người học có phương pháp luận và phương pháp tư duy tốt, tạo điều kiện cho sự phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng làm việc của người học sau khi tốt nghiệp. Từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; chuyên gia, quản trị doanh nghiệp; lao động lành nghề; những cán bộ khoa học, công nghệ được trang bị tri thức khoa học khá toàn diện, thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, cơ bản đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp, lao động, khoa học công nghệ, với tư cách là lực lượng “đầu tàu” của nguồn nhân lực đất nước trên các lĩnh vực.
Hệ thống giáo khoa, giáo trình, tài liệu ngày càng đầy đủ, phong phú ở tất cả các bậc học. Có hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, hệ thống tài liệu chính thức trong chương trình, nội dung của các nhà trường; có cả tài liệu, sách tham khảo các loại rất phong phú, đa dạng cho tất cả các đối tượng người học, tuy còn có những bất cập và hạn chế, nhưng về cơ bản, đáp ứng khá tốt nhu cầu học tập của các đối tượng. Các trường đại học đã có nhiều cố gắng khắc phục tình trạng dạy chay, thiếu tài liệu, tư liệu dạy - học; đã chú trọng đưa công nghệ thông tin vào phục vụ giảng dạy; bám sát sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đất nước trong tình hình mới để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hàng năm, các trường đại học đều chỉ đạo cho các khoa, tổ bộ môn xem xét, điều chỉnh nội dung, chương trình và phương pháp cho phù hợp với sự phát triển của khoa học và thực tế, đảm bảo tính cập nhật, khắc phục dần sự lạc hậu.
Trình độ chung của nhân lực chất lượng cao có sự phát triển. Sự phù hợp giữa giáo dục - đào tạo với việc làm, sự đáp ứng nhu cầu công việc của người học sau khi tốt nghiệp ra trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Kết quả điều tra bằng phiếu trưng cầu ch o thấy, có khoảng 55% số thầy giáo, cô giáo được hỏi đánh giá ưu điểm nổi bật của nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta hiện
65
nay là có kiến thức rộng, trình độ chuyên môn sâu, có trình độ tư duy và khả năng làm chủ khoa học công nghệ [phụ lục, 3, 7, 11]. Theo kết quả khảo sát của Đề tài cấp Nhà nước KX.03 -22/06-10, có 40,3% số người được điều tra (nam) là hoàn toàn phù hợp với công việc đầu tiên, 46,5% là tương đối phù hợp; tuy nhiên, tỷ lệ này ở nữ thấp hơn; song đối với công việc thứ hai thì tỷ lệ tương ứng ở nữ lại cao hơn [179, tr.254].
Việc trang bị tri thức, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, trình độ tư duy khoa học cho người học được Đảng, Nhà nước và các trường đại học đặc biệt quan tâm. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, luật, nghị định quy định ngày càng rõ yêu cầu trang bị tri thức, chuyên môn, trình độ tư duy khoa học cho các đối tượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các trường đại học đã có rất nhiều cố gắng, tập trung phát triển và nâng cao trình độ tư duy, phương pháp làm việc khoa học của người lao động, đáp ứng tiêu chí của nguồn nhân lực chất lượng cao . Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện ban hành chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học ; quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học , chuẩn đối với chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học, yêu cầu tối thiểu để chương trình đào tạo được thực hiện; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đại học; nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện khá tốt kiểm định chất lượng giáo dục đại học làm căn cứ để Nhà nước và xã hội giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học.
Những căn cứ trên làm cơ sở để các trường đại học thực hiện nâng cao trình độ, năng lực tư duy, phương pháp làm việc của người học. Hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta có kiến thức khá rộng, trình độ chuyên môn khá sâu, có khả năng khá tốt làm chủ khoa học công nghệ, đóng vai trò nòng cốt của nguồn nhân lực trong sự phát triển đất nước. Kết quả điều tra bằng phiếu trưng cầu cho thấy, có khoảng 55% số giảng viên đại học được hỏi đánh giá ưu điểm nổi bật của nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta hiện nay
66
là có kiến thức rộng, trình độ chuyên khá môn sâu, có khả năng làm chủ khoa học công nghệ [phụ lục, 3,7,11]. Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Theo Báo Nikkei (Nhật Bản), “Việt Nam nổi lên như một công xưởng sản xuất đầy hứa hẹn với nhiều lợi thế, trong đó có lực lượng lao động dồi dà o, khoảng 75% dân số ở độ tuổi dưới 40 và chi phí nhân công có tính cạnh tranh cao ” [160, tr.8]. Trong 5 năm gần đây, các nhà khoa học Việt Nam đã tạo ra 142 giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, tro ng đó, đã chọn tạo và tuyển chọn được gần 100 giống lúa mới, đưa năng suất lúa bình quân cả nước đạt trên 52,3 tạ/ha/2010, đứng đầu Đông Nam Á [4, tr.177]. Ví dụ này cho thấy trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta đã đáp ứng được yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội, họ thực sự đóng vai trò nòng cốt trong công cuộc đổi mới đất nước.
Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục nhìn chung đáp ứng yêu cầu trang bị tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy khoa học cho người học; cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện. Đến năm 2010, cả nước có hơn
60.000 giảng viên, công nhân viên đang làm việc trong các trường đại học đáp ứng nhu cầu học tập của hơn 1,7 triệu sinh viên đang học [15, tr.4]. Đến năm 2012, cả nước có 127 cơ sở đào tạo thạc sĩ với quy mô hơn 64.000 học viên cao học thuộc 970 chuyên ngành; 150 cơ sở đào tạo tiến sĩ (gồm cả trường đại học và viện nghiên cứu) với gần 5.600 nghiên cứu sinh thuộc
1.056 chuyên ngành [7, tr.4]. Số giảng viên đại học tăng tốc độ bình quân 10%/năm; năm 2001 có gần 36.000 người, năm 2007 có gần 64.000 người; số nhân lực trình độ đại học tăng 20%/năm [48, tr.85]. Đội ngũ giảng viên đại học đã phát huy khá tốt phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, sư phạm trong việc “gieo trồng”, vun đắp các thế hệ tương lai. Đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ ở các trường đại học có n hiều cố gắng, đóng góp xứng đáng vào giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phương pháp giảng dạy được đổi mới đáp ứng yêu cầu nhất định trong đào tạo nhân lực chất
67
lượng cao. Công nghệ thông tin, phương pháp môđull ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đó là một xu hướng tích cực. Phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực của sinh viên được quan tâm, thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đội ngũ quản lý giáo dục tăng về số lượn g, dần nâng cao về chất lượng, bước đầu khắc phục sự bất hợp lý về cơ cấu . Quản lý giáo dục ở các trường đại học đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hóa (chuẩn hóa nhà trường, chuẩn hóa nhà giáo, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý và cơ quan quản lý giáo dục các cấp). Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý giáo dục - đào tạo nguồn nhận lực chất lượng cao, nhiều cơ chế, chính sách quản lý được ban hành. Năm 2010, Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra nghị quyết xác định tập trung đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn ba năm 2010 - 2012 làm khâu đột phá. Theo đó, “Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra chương trình hành động thực hiện nghị quyết trên, bao gồm 11 nhiệm vụ lớn, trong đó đã ban hành 23 văn bản mới quản lý giáo dục đại học của Chính phủ và c ủa Bộ Giáo dục và Đào tạo ” [15, tr.4]. Cơ chế tài chính trong quản lý giáo dục từng bước được đổi mới; việc phân cấp quản lý giáo dục và quyền tự chủ trong giáo dục của các cơ sở giáo dục được tăng lên. Cải cách hành chính được đẩy mạnh mang lại hiệu quả thiết thực tạo thuận lợi cho quản lý giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng được cải thiện. Có nhiều cố gắng khắc phục tình trạng dạy chay, thiếu tài liệu, tư liệu dạy - học; đã chú trọng đưa công nghệ thông tin (hệ thống máy tính, mạng được trang bị khá đầy đủ) vào phục vụ giảng dạy; bám sát sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đất nước để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
Khả năng tự học tập, tự nghiên cứu trau dồi tri thức, nâng cao trình độ
chuyên môn, trình độ tư duy khoa học của sinh viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu, tạo điều kiện hoạt động và học tập độc lập để phát triển sau khi tốt
68
nghiệp ra trường. Những sinh viên, học viên học trong các trường đại học được chú trọng bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tự học tập, tự nghiên cứu trong quá trình học tập. Vấn đề tự học tập, tự nghiên cứu của sinh viên là vấn đề có ý nghĩa trực tiếp quyết định đến chất lượng học tập của sinh viên tại nhà trường và tạo cơ sở cho họ phát triển sau này. Các trường đại học đã chú trọng bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tự học tập, tự nghiên cứu cho người học. Phương châm biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục được quan tâm, tuy việc thực hiện còn có hạn chế, nhưng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát triển kỹ năng tự học tập, tự nghiên cứu của mình ngay khi họ còn ngồi ghế nhà trường. Thông qua các hình thức tự học, tự ôn tập, tự nghiên cứu, tham gia các hoạt độn g khoa học, làm luận văn, đồ án tốt nghiệp... ở trường, mà phương pháp, kỹ năng tự học tập, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tư duy khoa học được hình thành và phát triển đáp ứng được yêu cầu. Vì thế, sau khi ra trường nhiều người tron g họ đã khá nhanh chóng hòa nhập với đời sống kinh tế - xã hội, phấn đấu vươn lên, tự khẳng định và ngày càng phát triển. Những sinh viên, học viên học trong các trường đại học, kể cả những học viên trong các trường của lực lượng vũ trang đều được trang bị những kiến thức cần thiết cập nhật, cơ bản và hiện đại, được bồi dưỡng, học tập theo những ngành nghề, chuyên môn nhất định theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu công việc tương lai.
Trình độ tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy kho a học của nguồn nhân lực chất lượng cao bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) Về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ,
đến nay, 96,3% cán bộ cấp thứ trưởng và tương đương trở lên có trình độ đại học, trên đại học, trong đó 43,3% trên đại học, 93% có trình độ cử nhân và cao cấp chính trị; 100% cán bộ cấp vụ và tương đương ở các cơ quan Trung ương trình độ đại học và trên đại học;
69
có 80% trong tổng số gần 64.000 cán bộ cấp trưởng phòng và tương đương ở các tỉnh, thành phố có trình độ đại học trở lên [42, tr.198].
Trong vòng 10 năm, từ 2000 đến 2010, “tổng số nhân lực qua đào tạo ở
các cấp và các trình độ đào tạo ở nước ta tăng gấp 3,4 lần, từ 5,9 triệu người năm 2000 đến 20,1 triệu người vào năm 2010 ” [122, tr.21]. Về trình độ chuyên môn nhân lực chất lượng cao, theo số liệu thống kê cụ thể là: “có trình độ đại học trở lên khoảng 94,7%, trong đó thạc sĩ là 35,5%, tiến sĩ là 30,5%” [179, tr.184]. Thực tiễn cho thấy, trình độ chuyên môn, tay nghề , năng lực tư duy của nhân lực chất lượng cao ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát tiển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, giáo dục - đào tạo bước đầu phát huy được vai trò trong phát
triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, thể chất của nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu p hát triển đất nước.
Mục tiêu giáo dục nước ta được xác định rõ là nhằm đào tạo con người
phát triển toàn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo đã bám sát mục
tiêu chung về phát triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, thể chất và cụ thể hóa với từng đối tượng và từng loại trường. Thông qua hệ thống chương trình, nội dung và phương pháp, giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ đã trang bị tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho người học, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các cấp học, bậc học, mà trực tiếp là bậc đại học, sau đại học đã phát huy tốt vai trò trong phát triển và hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của người lao động, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Các nội dung giáo dục lịch sử, truyền thống, giá trị văn hóa dân tộc, con người Việt Nam; các môn khoa học lý luận chính trị... được đưa vào giảng