Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Cho Sinh Viên Ở Các Trường Đại Học Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất


Ba là, các trường đã phân công giảng dạy phù hợp với giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất nhà trường.

Bốn là, đã làm tốt nhiệm vụ tổ chức kiểm tra khảo sát sự hài lòng của người học về hoạt động GDTC.

Năm là, các trường đã tổ chức đánh giá tổng kết quá trình quản lý hoạt động GDTC.

3.6.2. Hạn chế

Một là, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất chưa phù hợp với ngành đào tạo trong nhà trường.

Hai là, Quản lý hình thức hoạt động giáo dục thể chất của sinh viên

Ba là, Tổ chức thu hút sinh viên tham gia vào hoạt động của các câu lạc bộ thể thao trong nhà trường chưa mạnh, chưa đảm bảo gắn kết giữa GDTC và hoạt động thể thao phong trào.

Bốn là, những điều kiện cơ sở vật chất hạn chế không tổ chức đa dạng hình thức hoạt động GDTC.

Năm là, chưa quan tâm đúng mức tổ chức thu thập và xử lý thông tin lưu trữ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

3.6.3. Nguyên nhân

3.6.3.1. Nguyên nhân ưu điểm

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 16

Thứ nhất, mục tiêu hoạt động GDTC của các trường được xác định từ khâu lập kế hoạch là căn cứ pháp lý quan trọng của quản lý hoạt động GDTC.

Thứ hai, tìm hiểu về thói quen tập luyện, sở thích và năng khiếu thể thao của sinh viên là cơ sở để xây dựng kế hoạch GDTC ngày từ đầu phù hợp với đối tượng sinh viên tạo thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng GDTC.

Thứ ba, phân công giảng dạy phù hợp với giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất nhà trường là cơ sở phát huy tối đa khả năng của giảng viên và điều kiện CSVC của nhà trường.

Thứ tư, tổ chức kiểm tra khảo sát sự hài lòng của người học về hoạt động GDTC là khâu đánh giá đầu ra nhằm khắc phục những hạn chế để đề xuất bổ sung kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.


Thứ năm, nhà trường tổ chức đánh giá tổng kết quá trình quản lý hoạt động GDTC là khâu đánh giá tổng kết hoạt động GDTC theo từng kỳ, năm học nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm.

3.6.3.2. Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất, các trường chưa chủ động trong công tác xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất phù hợp với ngành đào tạo.

Thứ hai, các trường chưa xây dựng quy định quản lý các câu lạc bộ thể thao của sinh viên

Thứ ba, nhiều sinh viên chưa tích cực, tự giác tham gia hoạt động thể thao phong trao, các câu lạc bộ thể thao trong nhà trường.

Thứ tư, các trường chưa đầu tư xây dựng quy hoạch đủ diện tích đáp ứng tổ chức đa dạng hình thức hoạt động GDTC.

Thứ năm, hệ thống quản lý thu thập và xử lý thông tin lưu trữ chưa quan tâm đúng mức.


Kết luận chương 3

Qua nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực trạng ở chương 3 về thực trạng hoạt động giáo dục thể chất, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy: Cho thấy một số hạn chế, quản lý chưa tốt việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất phù hợp với ngành đào tạo trong nhà trường; quản lý chưa tốt hoạt động giáo dục thể chất của sinh viên; chưa tổ chức thu hút sinh viên tham gia vào hoạt động của các câu lạc bộ thể thao trong nhà trường; các trường hệ thống cơ sở vật chất hạn chế không tổ chức đa dạng hình thức hoạt động giáo dục thể chất; các trường chưa quan tâm đúng mức tổ chức thu thập và xử lý thông tin lưu trữ.

Công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đã được quan tâm đến quản lý mục tiêu hoạt động GDTC; lập kế hoạch tìm hiểu về thói quen tập luyện, sở thích và năng khiếu thể thao của sinh viên; phân công giảng dạy phù hợp với giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất nhà trường; tổ chức kiểm tra khảo sát sự hài lòng của người học về hoạt động GDTC; tổ chức đánh giá tổng kết quá trình quản lý hoạt động GDTC. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý có lúc, có thời điểm và trong những trường hợp nhất định ở một số trường còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Nguyên nhân của hạn chế là thuộc về nhân tố chủ quan của chủ thể quản lý giáo dục.

Các yếu tố tác động đã có ít nhiều ảnh hưởng cả tiêu cực và tích cực đến hoạt động giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường. Vì vậy, các chủ thể quản lý phải nhận thức rõ để khắc phục những tiêu cực, phát huy những mặt tích cực để quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học đại học có chất lượng, hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên đáp ứng nghề nghiệp hiện nay.


Trên cơ sở kết quả và nguyên nhân của thực trạng hoạt động giáo dục thể chất, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tác động đến thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, thời gian tới cần phải có những giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, tạo chuyển biến mới về chất lượng trong quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng nhằm góp phần cải thiện thực trạng có tính cấp thiết.


Chương 4

GIẢI PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

4.1. Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

4.1.1. Tổ chức quán triệt nội dung tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục thể chất trong trường đại học cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên

4.1.1.1. Mục tiêu giải pháp

Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về tiếp cận đảm bảo chất lượng GDTC trong trường đại học hướng tới mục tiêu hình thành động cơ, thái độ tích cực của những chủ thể chính trong hoạt động này. Đây là phương thức tích cực hóa hoạt động dạy, hoạt động học trong GDTC cho sinh viên ở trường đại học.

Ý nghĩa của giải pháp này là nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức; đảm bảo không mắc lỗi trong hoạt động chuyên môn và giải quyết các mối quan hệ trong hoạt động GDTC, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.

4.1.1.2. Nội dung của giải pháp

Nội dung nhận thức về tiếp cận đảm bảo chất lượng GDTC trong trường đại học là một hệ thống gồm 6 yếu tố cấu trúc cơ bản của quá trình GDTC: mục tiêu, chương trình, phương pháp, phương tiện, tổ chức, kiểm tra đánh giá, chúng có liên quan mật thiết với nhau. Theo đó, các yếu tố cấu trúc của quá trình quản lý hoạt động GDTC có sự tương tác với nhau và có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố bên ngoài như môi trường kinh tế - xã hội và sự phát triển khoa học và công nghệ. Vì vậy, nhà quản lý cần quán triệt đầy đủ nội dung của các yếu tố đảm bảo chất lượng như:


Một là, Quản lý thông tin “Đầu vào” là những căn cứ cho khâu lập kế hoạch hoạt động GDTC.

Hai là, Quản lý thông tin “Quá trình” tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC một cách có hệ thống các yếu tố cấu thành hoạt động quản lý GDTC trong trường đại học, gồm quản lý mục tiêu, chương trình, phương tiện, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Nhà quản lý cần phải tổ chức thu thập và xử lý thông tin phản hồi một cách thường xuyên để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đặt ra.

Ba là, Quản lý thông tin “Đầu ra”, tập trung vào tổ chức đánh giá theo mục tiêu chương trình tuân theo quy chế kiểm tra, thi, đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng trong đánh giá kết quả học tập của người học.

4.1.1.3. Cách thức và điều kiện thực hiện giải pháp

Để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về tiếp cận đảm bảo chất lượng GDTC trong trường đại học hướng tới mục tiêu đặt ra thì bộ phận phụ trách công tác GDTC cần đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường nhằm quán triệt nội dung, kế hoạch và chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động GDTC trong trường đại học.

Nội dung quán triệt dựa trên các văn bản quy định của nhà nước và nội dung chương trình kế hoạch GDTC được Hiệu trưởng phê duyệt và hướng tới những đối tượng chủ yếu sau đây.

Thứ nhất, đối với cán bộ quản lý, cần quán triệt nội dung theo tiếp cận đảm bảo chất lượng GDTC trong trường đại học cho cán bộ quản lý, xác định nội dung GDTC trong các nhà trường là nhiệm vụ thường xuyên, cần xây dựng chiến lược phát triển GDTC trong nhà trường, đồng thời xây dựng các tiêu chí ĐBCL cho GDTC và điều kiện học tập của người học.

Ngoài ra cần có kế hoạch bồi dưỡng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, cần có sự phân công cụ thể cho giảng viên chuyên môn phụ trách tổ chức các GDTC ngoại khóa.


Chỉ đạo xây dựng các nguồn lực cần thiết cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhân thức trách nhiệm cho cán bộ, giảng viên, nhân viên trong nhà trường về hoạt động thi đấu thể thao giao lưu, các câu lạc bộ, các tổ chức đoàn thể, các hội thể thao sinh viên...

Thứ hai, đối với các khoa, bộ môn GDTC tổ chức học tập, tập huấn một cách đầy đủ, nghiêm túc mục tiêu, chương trình về GDTC của sinh viên bằng cách hội thảo, đánh giá sơ kết, tổng kết hoạt động cho mỗi đợt tuyên truyền .

Tổ chức cho cán bộ giảng viên tìm hiểu về các văn bản có liên quan đến GDTC, giúp những cán bộ đó có trách nhiệm thực hiện và tổ chức các hoạt động của sinh viên nhằm thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên trong trường quan tâm hưởng ứng thực hiện theo.

Tổ chức các giải thi đấu thể thao trong trường như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông... từ những hoạt động đó giúp cho cán bộ giáo viên hiểu biết về cách tổ chức và luật chơi, có thể tổ chức và quản lý được các GDTC của sinh viên trong từng lớp.

Tổ chức hội thao sinh viên (2 năm 1 lần) qua hoạt động này tập hợp được đông đảo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, đào tạo cho họ làm công tác quản lý các GDTC của sinh viên.

Tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm qua mỗi đợt hoạt động nhằm đánh giá nhận thức về nội dung theo tiếp cận đảm bảo chất lượng GDTC trong trường đại học.

Cử cán bộ giáo viên có khả năng để tham gia các giải thi đấu thể thao cấp ngành, cấp bộ nhằm học hỏi các kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trong và ngoài ngành. Qua đó để rút ra những bài học cho bản thân về những mặt còn hạn chế bất cập, từ đó học tập kinh nghiệm lẫn nhau và tham mưu cho các cấp lãnh đạo chỉ đạo công tác quản lý GDTC trong nhà trường được tốt hơn.


Thông qua các tổ chức đoàn thể của nhà trường để tuyên truyền cho mỗi cán bộ giáo viên nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tổ chức các hoạt động GDTC cho sinh viên.

Thứ ba, đối với sinh viên, thông qua các tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên các trường đại học phải cung cấp đầy đủ các thông tin về vị trí, vai trò và các yêu cầu, nội dung GDTC trong nhà trường từ đầu năm học thông qua chương trình học chính trị đầu khóa, qua các giờ học nội khóa, các buổi sinh hoạt chi đoàn. Giúp cho sinh viên nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò của hoạt động GDTC.

Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên các trường đại học thường xuyên tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tổ chức hoạt động học tập rèn luyện GDTC trong giờ nội khóa, tổ chức học tập dã ngoại, tổ chức các cuộc thi đấu thể thao trong và ngoài trường. Từ đó giúp sinh viên nhận thức đúng đắn, tích cực tự giác trong việc tham gia rèn luyện thể chất, khắc phục những nhận thức sai lệch, không đúng về GDTC của sinh viên.

Ban giám hiệu các trường đại học cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục nâng cao nhận thức cho CBQL, giảng viên và sinh viên trong nhà trường về những định hướng mục tiêu về đảm bảo chất lượng GDTC trong nhà trường. Các khoa, giáo viên phải tổ chức quán triệt, giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên.

Tổ chức hoạt động đánh giá nhận thức cho CBQL, giảng viên và sinh viên trong nhà trường.

Cần xây dựng kế hoạch kinh phí cho công tác tuyên truyền. Cần quan tâm đúng mức đến đội ngũ cán bộ làm công tác GDTC, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để đội ngũ này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2024