Biện Pháp 6: Chỉ Đạo Phối Hợp Các Lực Lượng Trong Và Ngoài Nhà Trường Tham Gia Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Cho Học Sinh Tiểu Học Các

Xác định chính xác số lượng tài liệu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học. Xem xét chất lượng tài liệu này và dự kiến sách cần mua thêm và mua mới để đảm bảo số lượng và chất lượng sách và tài liệu phục vụ hoạt động giáo dục này.

Hiệu trưởng chỉ đạo lập kế hoạch phát triển cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội.

Để thực hiện được các nội dung của biện pháp này như đã nêu ở trên, hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện cách thực hiện biện pháp theo các bước sau:

Hiệu trưởng chỉ đạo lập kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội.

Hiệu trưởng xem xét ngân sách có thể chi trả cho phát triển cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội theo đúng quy định.

Hiệu trưởng huy động thêm các nguồn lực xã hội, địa phương, các doanh nghiệp, phụ huynh và các tổ chức quốc tế hỗ trợ thêm để phát triển cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội.

Hiệu trưởng chỉ đạo việc sử dụng, khai thác cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội sao cho phù hợp và hiệu quả.

Chỉ đạo tập huấn việc sử dụng, khai thác cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội sao cho phù hợp và hiệu quả.

Kiểm tra thường xuyên việc sử dụng, khai thác cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội sao cho phù hợp và hiệu quả.

4.3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường và cán bộ giáo viên phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kỹ năng cho học sinh nhà trường.

Hiệu trưởng và cán bộ phải nắm rõ quy chế tài chính về mua sắm, thay mới, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội.

Hiệu trưởng chỉ đạo lập kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội.

Hiệu trưởng xem xét ngân sách có thể chi trả cho phát triển cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội theo đúng quy định.

Hiệu trưởng huy động thêm các nguồn lực xã hội, địa phương, các doanh nghiệp, phụ huynh và các tổ chức quốc tế hỗ trợ thêm để phát triển cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội.

Hiệu trưởng chỉ đạo việc sử dụng, khai thác cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội sao cho phù hợp và hiệu quả.

Chỉ đạo tập huấn việc sử dụng, khai thác cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội sao cho phù hợp và hiệu quả.

Kiểm tra thường xuyên việc sử dụng, khai thác cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội sao cho phù hợp và hiệu quả.

Tất cả các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh phải sử dụng đúng, hợp lý và phải có ý thức bảo quản cơ sở vật chất khi sử dụng.

4.3.6. Biện pháp 6: Chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

4.3.6.1. Mục đích của biện pháp

Tất cả các hoạt động giáo dục muốn thực hiện hiệu quả thì phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa tất cả các cá nhân, đơn vị trong vào ngoài nhà trường. Sự phối hợp này sẽ tạo thành một ê kíp thống nhất, tương tác chặt chẽ với nhau để thực hiện hiệu quả nhất hoạt động giáo dục. Do vậy, hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội liên tục và sát sao. Sự phối hợp đồng bộ các lực lượng này sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi.

4.3.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của nhà trường, vì vậy, hiệu trưởng cần phải quan tâm tổ chức, động viên lực lượng này tích cực tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng này cho học sinh. Do vậy, biện pháp này nhằm thực hiện các nội dung phối hợp giữa cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ chuyên trách, hội cha mẹ học sinh các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện việc xây dựng nội dung chương trình, lựa chọn hình thức, phương pháp, tổ chức rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm.

Để thực hiện được nội dung biện pháp này cần thực hiện theo các bước sau:

-Với lực lượng giáo viên chủ nhiệm lớp:

Hiệu trưởng xây dựng qui định về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh lớp chủ nhiệm. Cụ thể là:

+Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ nắm đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm về hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tính cách, khả năng và thiên hướng của mỗi em để có thể đưa các em vào các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ phù hợp và phát triển được khả năng tiềm ẩn của các em.

- Giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiệm vụ huấn luyện, bồi dưỡng cho đội ngũ học sinh cốt cán của lớp, của chi đội, chi đoàn các kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh lớp mình, giúp các em từng bước hình thành kĩ năng tự quản trong hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh lớp mình.

- Giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn của lớp, với Tổng phụ trách Đội, với chi hội cha mẹ học sinh lớp để tổ chức các hoạt động giáo dục giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh lớp chủ nhiệm….

-Với Lực lượng giáo viên bộ môn

Căn cứ vào nhiệm vụ của giáo viên được qui định trong điều lệ trường tiểu học, Hiệu trưởng xây dựng qui định nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của giáo viên bộ môn trong việc tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh. Cụ thể như:

+ Giáo viên các bộ môn có lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục có trách nhiệm khai thác có hiệu quả những nội dung này trong quá trình thực hiện bài dạy trên lớp.

*Qui định nhiệm vụ của tổ chủ nhiệm, tổ bộ môn trong đó có nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh

- Tổ chủ nhiệm có nhiệm vụ: (1) xây dựng nội dung và gợi ý hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh vào tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần của giáo viên chủ nhiệm từng khối lớp nhằm sử dụng có hiệu quả tiết học này vào giáo dục học sinh; (2) xây dựng mức độ nội dung và hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh phù hợp với học sinh từng khối lớp…

- Tổ bộ môn có nhiệm vụ: (1) các môn học có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh: tổ bộ môn có nhiệm vụ khai thác có hiệu quả các nội dung này trong quá trình thực hiện chương trình môn học; (2) mỗi tổ bộ môn tổ chức một chủ đề giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh phù hợp với đặc thù bộ môn cho học sinh toàn trường trong năm học; (3) thành lập câu lạc bộ ngoại khóa bộ môn và duy trì hoạt động của câu lạc bộ trong suốt năm học…

* Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Tổ chức Đội trong nhà trường mà đại diện là Bí thư Đội trường, Bí thư chi đoàn giáo viên, Tổng phụ trách Đội giữ vai trò quan trọng trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh lớp. Vì vậy, hiệu trưởng cần:

- Lựa chọn những giáo viên trẻ, có năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh và đặc biệt phải có tâm huyết với nhiệm vụ được giao, đề cử họ vào các vị trí Tổng phụ trách Đội, Bí thư Chi đoàn giáo viên và họ sẽ là những thủ lĩnh các phong trào hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh trong nhà trường.

- Có kế hoạch cử cán bộ Đội là giáo viên, là học sinh cốt cán tham gia các lớp tập huấn kĩ năng hoạt động đoàn, đội, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh lớp do tổ chức đoàn, đội ở địa phương tổ chức.

- Xây dựng chế độ bồi dưỡng, khen thưởng đối với cống hiến và thành tích hoạt động của Tổng phụ trách Đội.

- Qui định lề lối làm việc giữa Hiệu trưởng với Tổng phụ trách Đội; giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với Tổng phụ trách Đội trong tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh.

*Phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh lớp với đặc thù đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức hoạt động, đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn cho việc tổ chức nó. Nhưng với sự hạn hẹp về năng lực tổ chức hoạt động của đội ngũ, về cơ sở vật chất và tài chính của các nhà trường tiểu học các xã miền núi hiện nay, nhà trường rất cần sự hỗ trợ từ các lực lượng ngoài xã hội để có đủ các nguồn lực tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh lớp đạt chất lượng. Vì vậy, Hiệu trưởng phải làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội để hỗ trợ tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh lớp. Cụ thể như sau :

- Xác định các lực lượng ngoài xã hội mà nhà trường sẽ phối hợp là những tổ chức, cá nhân nào ?

- Xác định nội dung định phối hợp với từng tổ chức, cá nhân đã được xác định ở trên

- Xây dựng cơ chế phối hợp phù hợp với đặc thù của từng lực lượng

- Phân công cán bộ nhà trường chịu trách nhiệm giữ mối liên hệ thường xuyên với các lực lượng này.

4.3.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên nhà trường phải chủ động tích cực trong việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh.

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh.

Các cán bộ giáo viên nhà trường tích cực chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh.

4.3.7. Biện pháp 7: Chỉ đạo tăng cương kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

4.3.7.1. Mục đích của biện pháp

Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội nhằm thu nhận những thông tin ngược một cách kịp thời về hoạt động giáo dục này. Giúp hiệu trưởng nhà trường chấp hành tốt các chính sách pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị của các ban ngành về tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội. Hiệu

trưởng trên cơ sở phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm để cải tiến tổ chức quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh trong nhà trường.

4.3.7.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Kiểm tra đánh giá giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh; Nghiên cứu thực tiễn, đánh giá thực tiễn giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch; Kiểm soát phát hiện những mặt tích cực, những mặt yếu kém để có biện pháp uốn nắn sửa chữa; Đưa ra những quyết định điều chỉnh.

Để thực hiện được các nội dung này thì hiệu trưởng cần thực hiện các bước sau:

Hiệu trưởng có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lí, cán bộ giáo viên để kiểm tra công việc, mối quan hệ của thành viên trong trường và những điều kiện, phương tiện phục vụ cho giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh, xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lí của mình.

Hiệu trưởng có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên định kì theo kế hoạch chặt chẽ hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh.

Phối hợp với tổ chức Đảng, Đoàn thể trong trường, Hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lí, phát huy và thực hiện dân chủ hoá trong quản lí

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể cho phép của trường và có tính khả thi

Xây dựng lực lượng kiểm tra: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra gồm những thành viên có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn sư phạm giỏi, phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong ban kiểm tra.

Phân cấp trong kiểm tra: Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp.

Khi kiểm tra gián tiếp phải uỷ nhiệm phân cấp rõ ràng.

Xây dựng chế độ kiểm tra: Hiệu trưởng qui định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, qui trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc mỗi kiểm tra viên....

Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chất, tinh thần tâm lí cho hoạt động kiểm tra, khai thác và tận dụng mọi khả năng, sáng tạo của các thành viên trong Ban kiểm tra.

4.3.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh cần phải dựa trên các nguyên tắc đề ra. Trong đó, hiệu trưởng cần phải nắm rõ nhất về các văn bản quy định thực hiện việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục trong trường tiểu học.

Hiệu trưởng chỉ đạo lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh một cách khoa học theo tiêu chuẩn và tiêu chí xác định của trường.

Hiệu trưởng chỉ đạo lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh một cách khoa học, đồng bộ, trung thực, khách quan, công bằng.

4.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Để có cơ sở khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội đã được đề xuất ở trên. Chúng tôi tiến hành xin ý kiến đánh giá của 159 người. Trong đó gồm có: cán bộ quản lý giáo dục; tổ trưởng khối chuyên môn; giáo viên; cán bộ chuyên trách, đại diện chi đội, đại diện hội cha mẹ học sinh, đại diện các đoàn thể địa phương.

*Cách đánh giá kết quả:

1)Tính cấp thiết: Chúng tôi xây dựng thang đánh giá gồm 5 mức độ (Từ rất cấp thiết đến rất không cấp thiết). Điểm cao nhất là 5 và điểm thấp nhất là 1. Điểm càng cao mức độ cấp thiết càng cao và ngược lại.

2)Tính khả thi: Chúng tôi xây dựng thang đánh giá gồm 5 mức độ (Từ rất khả thi đến rất không khả thi). Điểm cao nhất là 5 và điểm thấp nhất là 1. Điểm càng cao mức độ khả thi càng cao và ngược lại.

4.4.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội

Bảng 4.1: Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội


Các biện pháp


ĐTB


ĐLC

Tỉ lệ %

Rất không cần

thiết

Cần thiết một phần

nhỏ

Cần thiết một phần

lớn

Cần thiết

Rất cần thiết

1.Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và học sinh tiểu học về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kĩ năng tự

bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội


4,62


0,487


0


0


0


38,0


62,0

2.Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

tiểu học các huyên miền núi Hà Nội


4,58


0,495


0


0


0


42,0


58,0

3.Tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho

học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn


4,39


0,490


0


0


0


60,7


39,3

4.Xây dựng các tiêu chí giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền

núi Hà Nội


4,43


0,497


0


0


0


56,7


43,3

5.Phát triển cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học

sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội


4,32


0,468


0


0


0


68,0


32,0

6.Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà

Nội


4,32


0,537


0


0


3.3


60,7


36,0

7.Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học

các huyên miền núi Hà Nội


4,42


0,495


0


0


0


58,0


42,0

ĐTB

4,44

0,308


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 18

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội được tổng hợp tại bảng

số liệu trên cho thấy: Đa số khách thể được hỏi đều khẳng định các giả pháp được đề xuất có tính cấp thiết ở mức độ cao. Trong số 7 biện pháp được nghiên cứu thì biện pháp “Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và học sinh tiểu học về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội” được đánh giá là cấp thiết nhất (ĐTB = 4,62; ĐLC = 0,487). Tiếp đến là biện pháp “Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội”, ĐTB = 4,58; ĐLC = 0,495). Như vậy, 2 biện pháp này được khẳng định là rất cấp thiết, rất cần được áp dụng vào quản lý hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh. Các biện pháp còn lại cũng có ĐTB rất cao từ 4,32 đến 4,42, mức độ rất cần thiết. Kết qủa này khẳng định các biện pháp như: Tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn; Xây dựng các tiêu chí giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội; Phát triển cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội; Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội; Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội đều rất cần thiết áp dụng thực tiễn quản lý hoạt động này đạt hiệu quả và mục tiêu đề ra.

3.4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội

Bảng 4.2: Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội

Các biện pháp

ĐTB

ĐLC

Tỉ lệ %

Rất không khả thi

Khả thi một phần

nhỏ

Khả thi một phần

lớn

Khả thi

Rất khả thi

1.Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và học sinh tiểu học về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền

núi Hà Nội


4,46


0,500


0


0


0


54,0


46.0

2.Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự

bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội


4,34


0,543


0


0


3,3


58,7


38.0

3.Tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ

cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm


4,16


0,523


0


0


6,7


70,0


23.3








4.Xây dựng các tiêu chí giáo dục kĩ

năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội


4,22


0,529


0


0


5,3


67,3


27.3

5.Phát triển cơ sở vật chất và các điều

kiện hỗ trợ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội


4,22


0,465


0


0


2,0


73,3


24.7

6.Phối hợp với các lực lượng ngoài

nhà trường trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội


4,15


0,413


0


0


2,0


80,7


17.3

7.Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt

động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho

học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội


4,09


0,354


0


0


2,0


86,7


11.3

ĐTB

4,23

0,308


trong thực tiễn

Với ĐTB của toàn thang đo là 4,23, ĐLC = 0,308 cho thấy, các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội được đề xuất được đánh giá có tính khả thi. Trong 7 biện pháp đề xuất thì biện pháp “Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và học sinh tiểu học về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội” được đánh giá có tính khả thi cao nhất với ĐTB = 4,46; ĐLC = 0,500. Tiếp đến là biện pháp “Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội”, ĐTB = 4,34; ĐLC = 0,534. Các biện pháp còn lại có ĐTB thấp hơn nhưng vẫn ở mức độ khả thi (ĐTB từ 4,09 đến 4,32). Như vậy, có thể nhận thấy rằng các biện pháp được đề xuất đều có tính khả thi và có thể áp dụng thử nghiệm vào quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

4.5. Thử nghiệm biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội

4.5.1. Cơ sở lựa chọn biện pháp thử nghiệm

Từ kết quả nghiên cứu, nghiên cứu này đã đề xuất được 7 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi thành phố Hà Nội. Các biện pháp đề xuất đều được khẳng định có tính cần thiết và khả thi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ lựa chọn 01 biện pháp để tiến hành thẻ nghiệm đó là biện pháp “Tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn”.

4.5.2. Mục đích thử nghiệm

Việc tiến hành thử nghiệm biện pháp “Tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn” nhằm kiểm chứng tính khoa học và hiệu quả của biện pháp đề xuất khi triển khai áp dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023