trường được nghiên cứu đã thu hút được các lực lượng như giáo viên, cán bộ quản lý, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sự tham gia chưa thật sự đồng đều. Trong đó, các tổ chức chính quyền địa phương chưa tham gia thường xuyên, tích cực trong hoạt động giáo dục này.
Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội cho thấy: Đa số hiệu trưởng các trường đã thực hiện các nội dung quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội. Về cơ bản các nội dung quản lý này đã được thực hiện và bước đầu có hiệu quả nhất định đối với hoạt động này. Trong số các nội dung quản lý được nghiên cứu thì các nội dung quản lý như: quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học; quản lý hoạt động học và rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học; quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội đạt ở mức khá tốt. Các nội dung quản lý như: lập kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học; quản lý chương trình, nội dung kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học; quản lý hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học; quản lý giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học; quản lý việc phân công thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học; kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội đạt được kết quả ở mức trung bình. Tuy nhiên, vẫn có nội dung đạt mức độ hiệu quả thực hiện ở mức khá yếu đó là quản lý phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội.
Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện và hiệu quả các nội dung quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội giữa các nhóm khách thể nghiên cứu. Trong đó, giáo viên có xu hướng đánh giá mức độ thực hiện các nội dung quản lý cao hơn một cách có ý nghĩa so với cán bộ quản lý về vấn đề này.
Xem xét mối quan hệ giữa các nội dung quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội cho thấy, các nội dung quản lý có tương quan thuận với nhau. Điều này có nghĩa, càng thực hiện tốt các nội dung quản lý này thì việc thực hiện các nội dung quản lý khác cũng sẽ càng tốt.
Kết quả nghiên cứu hồi quy đơn biến và đa biến cho thấy, tất cả các yếu tố được nghiên cứu đều có mức độ ảnh hưởng nhất định đến quản lý quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Trong số các yếu tố được nghiên cứu thì các yếu tố có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội đó là: Trình độ của cán bộ quản lý giáo dục; Năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của giáo viên và
cán bộ chuyên trách; Năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của giáo viên và cán bộ chuyên trách; Năng lực quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học của cán bộ quản lý giáo dục; Tính tích cực, chủ động của học sinh tiểu học. Các yếu tố còn lại cũng có ảnh hưởng nhất định đến quản lý hoạt động này nhưng mức độ ảnh hưởng ít hơn các yếu tố nêu trên.
Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án, luận án đã xây dựng căn cứ để đề xuất biện pháp; xác định được các nguyên tắc xây dựng biện pháp và đề xuất được 7 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội. Các biện pháp này khi khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi đều được đánh gía là cần thiết và khả thi ở mức độ cao. Luận án đã tiến hành thử nghiệm 01 biện pháp tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn. Kết quả thử nghiệm khẳng định biện pháp này khi áp dụng trong thực tiễn quản lý hoạt động này tại trường tiểu học các xã miền núi Hà Nội đã góp phần nâng cao được hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục này tại trường. Kết quả thử nghiệm cũng khẳng định, có thể triển khai thực hiện và áp dụng biện pháp này vào thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
2.Khuyến nghị
2.1. Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy các kỹ năng tự bảo vệ bản thân của học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội chỉ đạt mức độ khá yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu cần có của kỹ năng này. Vì vậy, Phòng Giáo dục và Đào tạo các xã miền núi của thành phố cần tăng cường chí đạo các trường tiểu học thuộc xã mình quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân của học sinh tiểu học và quản lý hoạt động giáo dục này.
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp 3: Tổ Chức Rèn Luyện Kĩ Năng Tự Bảo Vệ Cho Học Sinh Tiểu Học Các Xã Miền Núi Hà Nội Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Thực Tiễn
- Biện Pháp 6: Chỉ Đạo Phối Hợp Các Lực Lượng Trong Và Ngoài Nhà Trường Tham Gia Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Cho Học Sinh Tiểu Học Các
- Mức Độ Thực Hiện Tổ Chức Rèn Luyện Kĩ Năng Tự Bảo Vệ Cho Học Sinh Tiểu Học Các Huyên Miền Núi Hà Nội Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Thực
- Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 21
- Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 22
- Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 23
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Phòng Giáo dục và Đào tạo các xã miền núi mở các lớp tập huấn cho các Hiệu trưởng các trường tiểu học về giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân của học sinh tiểu học và quản lý hoạt động giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân của học sinh tiểu học.
Phòng Giáo dục và Đào tạo các xã miền núi cần đầu tư kinh phí một cách phù hợp cho hoạt động giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân của học sinh tiểu học và quản lý hoạt động giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân của học sinh của các trường tiểu học.
2.2.Đối với trường tiểu học
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các trường đã tiến hành thực hiện giáo dục 7 kỹ năng thành phần thuộc kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, nhưng ở mức chưa thường xuyên và hiệu quả chưa tốt. Đây là vấn đề cần được các trường quan tâm hơn.
Hiệu trưởng các trường tiểu học cần tuyên truyền đến các tổ bộ môn và giáo viên cũng như các bộ phận của nhà trường nâng nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân của học sinh đối với việc phát triển nhân cách học sinh.
Hiệu trưởng các trường tiểu học cần chỉ đạo đến các tổ bộ môn và giáo viên, cũng như các bộ phận của nhà trường thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân của học sinh.
Hiệu trưởng các trường tiểu học phối hợp với cấp ủy Đảng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân của học sinh.
Hiệu trưởng các trường tiểu học phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương trong hoạt động giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân của học sinh và quản lý hoạt động giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh
2.3.Đối với giáo viên
Kết quả khảo sát cho thấy các nội dung quản lý như: lập kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học; quản lý chương trình, nội dung kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học; quản lý hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học; quản lý giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học; quản lý việc phân công thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học; kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội đạt được kết quả ở mức trung bình. Trong các nội dung của thực trạng trên đề có liên quan đề giáo viên. Vì giáo viên là người trực tiếp triển khai các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh. Có thể nói giáo viên là một trong những chủ thể quyết định hiệu quả giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân của học sinh và quản lý hoạt động giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh. Để thực hiện tốt vai trò này thì giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
Tổ chức giáo dục để học sinh nắm được những kỹ năng tự bảo vệ bản thân về mặt lý thuyết.
Tiến hành các hoạt động thực hành để hình thành các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh.
Giáo viên phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh. Thường xuyên đánh giá những kỹ năng đã thực hiện tốt và những kỹ năng chưa thực hiện tốt để điều chỉnh hoạt động giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1.Nguyễn Lê Thy Giang (2019), Thực trạng kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội, Tập chí Tâm lý học xã hội, số 1, 2019.
2.Nguyễn Lê Thy Giang (2019), Thực trạng quản lý kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội, Tập chí Tâm lý học xã hội, số 2, 2019.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đào Thanh Âm (2004), Lịch sử giáo dục thế giới, NXB Giáo dục.
2. Ban khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục và Đào tạo trong thời kì đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Ban chấp hành Trung ương (2004), Chỉ thị số 40/CT-TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
4. Ban chấp hành Trung ương (2004), Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo.
5. Ban chấp hành Trung ương (2009), Thông báo Số: 242-TB/TW, ngày 15.4.2009 kết luận của Bạch Băng (2011), Tuyển tập“Những câu cxã vàng về khả năng tự bảo vệ mình”, Nxb Kim Đồng.
6. Nguyễn Thanh Bình (2004), "Về giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam", Tạp chí Giáo dục, (86), tr. 4-5.
7. Nguyễn Thanh Bình (2008), "Giáo dục kỹ năng sống dựa vào trải nghiệm", Tạp chí giáo dục, (203), tr. 18-19.
8. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
9. Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo dục kỹ năng sống, Kỷ yếu hội thảo
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị số: 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22.7.2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư Số: 41/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học,
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 04/2014/TT-BGD ĐT quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Công văn 463/BGDĐT-GDTX, về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 – 2019 của ngành giáo dục và đào tạo
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo dục kỹ năng sống, Kỷ yếu hội thảo
17. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học, tài liệu dành cho giáo viên lớp 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, tr20.
19. Lê Thị Thanh Chung (2008), Giáo dục học tiểu học những vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Tống Văn Chung (2000), Xã hội học nông thôn miền núi, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Phạm Khắc Chương (1991), J.A. Cômenxki - Nhà sư phạm lỗi lạc, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Côvaliov A.G (1971), Tâm lý học cá nhân tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23. Vũ Dũng (chủ biên) 2000, Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
24. Donald Walters J. (2009), Giáo dục vì cuộc sống chuẩn bị cho học sinh em bản lĩnh để đối đầu với những thách thức trong cuộc sống, người dịch Hà Hải Châu, NXB Học sinh.
25. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành TW khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành TW khóa X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ban chấp hành trung ương (2013), Số: 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013. Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghi trung ương 8 thông qua
29. Đại hội đồng liên hợp quốc ( 1989), Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
30. Đào Thị Chi Hà (2018), Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục”. Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Học viện Khoa học xã hội.
31. Nguyễn Thị Thu Hà (2018), Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay”. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
32. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Phạm Minh Hạc (2010), Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
34. Phạm Minh Hạc (2010), Giá trị học, cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
35. Nguyễn Thị Thu Hằng (2011), "Hiện trạng triển khai giáo dục kỹ năng sống trên thế giới và ở Viêt Nam", Tạp chí giáo dục, (256), tr. 24-26.
36. Phùng Thị Hằng (2006), Một số đặc điểm giao tiếp của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đông Bắc Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, mã số B2005- 03-69.
37. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2016) (đồng chủ biên), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, tr 31-32.
38. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2017), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, tr 10.
39. Trần Lưu Hoa (2018), Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh thành phố Hà nội trong bối cảnh hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục.
40. Phó Đức Hòa (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
41. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành (2008), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Thế giới.
42. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
43. Nam Hồng (chủ biên) (2009), Ngôi nhà an toàn cho trẻ tập 1, 2, 3, Nxb ĐHSP TpHCM.
44. Bùi Văn Huệ (2006), Giáo trình tâm lý học tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.
45. Nguyễn Thị Hường, Lê Công Phượng (2009), Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống trong dạy học Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
46. Nguyễn Thị Hương (2009), "Giáo dục đạo đức cho học sinh dựa trên tiếp cận kỹ năng sống", Tạp chí giáo dục, (227), tr. 38- 39
47. H. Kontz(1992) - Những vấn đề cốt yếu về quản lý- Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội.
48. Trần Kiểm (2014), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, tr259.
49. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 10.
50. Nguyễn Lộc (2010), Lí luận về quản lý, Nxb Đại học Sư phạm, tr265.
51. Lêvitov. N.D (1962), Tâm lý học trẻ em và Tâm lý học sư phạm T1, NXB Giao dục. Hà Nội
52. Huyền Linh (2011), Cẩm nang tự vệ an toàn ra ngoài, Nxb Thanh Niên.
53. Trương Thị Ngọc Loan (2017), Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số tháng 7/2017, Hà Nội.
54. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh (2011). Giáo dục Giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh TH , NXB ĐHQG Hà Nội.
55. Vũ Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Nga (2012), Giúp bé có kỹ năng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn, Nxb Dân Trí.
56. Lục Thị Nga (2010), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở, NXB Giáo dục Việt Nam
57. Hoàng Thúy Nga (2016), Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà nội, luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
58. Phạm Thị Nga (2016), Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà nội.
59. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1989), Giáo dục học, NXB giáo dục, Hà Nội
60. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
61. Nguyễn Dục Quang (2010), Hướng dẫn thực hiện Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
62. Phạm Hồng Quang (2003), Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc, miền núi, NXB Đại học Sư phạm