Những Đánh Giá, Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Của Phan Khôi Đối Với Ngôn Ngữ Dân Tộc


Năm 1973, Thiếu Sơn trong Nghệ thuật và nhân sinh bên cạnh những đề cao ngòi bút Phan Khôi trong làng báo Việt thời điểm khoảng năm 1930 khi bài viết của ông được trả nhuận bút cao gấp 5 các bài viết khác, còn khẳng định cá tính độc đáo khi phân tích các bài viết với những lập luận sắc bén, thể hiện tư tưởng hiện đại của Phan Khôi: “Đạo Nho người ta cho là khuôn vàng thước ngọc, là xương tủy của đạo lý dân tộc. Ông Phan Khôi, một nhà nho chánh thống lại viết cả loạt bài để đả phá đạo Nho cho là một đạo bảo thủ, phản tiến hóa... [141, tr 355]

Đỗ Lai Thúy đã đề cao Phan Khôi ở khía cạnh là Phan Khôi luôn dám đặt ra vấn đề để tranh luận (2003). Theo Đỗ Lai Thúy, “vai trò của Phan Khôi là làm thay đổi quan điểm phê bình, tranh luận – từ độc tài, bạo quyền sang quyền lực của dân chủ, của trí tuệ. Nhờ đó, tranh luận từ khẩu khí độc thoại sang khẩu khí đối thoại” [161, tr 94]. Tương đồng quan điểm đánh này, Huỳnh Hùng trong bài viết “Từ các cuộc bút chiến của Phan Khôi”, trên Xưa và nay, số 451 cũng đề cao tinh thần “luôn coi trọng lý lẽ, lấy lấy lẽ để tranh luận nhằm bảo vệ quan điểm của mình” [57, tr 20]

Khi bàn về việc tiếp nhận và ứng dụng phương pháp phê bình văn học phương Tây, Đào Duy Hiệp (2006), đã đề cao khả năng bao quát các vấn đề xã hội của Phan Khôi, trong đó có cả văn học và ngôn ngữ. Đào Duy Hiệp còn đánh giá “Phan Khôi có trí tuệ, học vấn rất rộng và sâu về cả chữ Hán, chữ Pháp cũng như văn hóa, văn học hai quốc gia này” [55, tr 65].

Đánh giá về Phan Khôi như một nhà lý luận phê bình có công khai phá ý thức nữ quyền Việt Nam, Hồ Khánh Vân trong bài “Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn hóa dân tộc đầu thế kỷ XX”, trên Nghiên cứu Văn học số 7, (2010), cho rằng: “Phan Khôi đã tiến đến bước tiếp nhận văn học từ ánh sáng tư tưởng nữ quyền, (...) đi vào những vấn đề thuần văn học, thuộc về văn học. Những khai


mở của Phan Khôi có giá trị rất lớn đối với nền phê bình, nghiên cứu theo khuynh hướng này” [196, tr 81].

Bài viết “Phan Khôi, ngự sử văn đàn” của Nguyễn Đăng Điệp (2008), đã đưa ra kết luận: “Trong vòng mấy chục năm đầu thế kỷ XX, Phan Khôi là một cây bút xông xáo và nổi bật. Ông được mệnh danh là “ngự sử văn đàn”. Các bài báo của Phan Khôi về văn học và văn hóa được nhiều người tìm đọc vì trong những bài viết ấy, người ta sẽ tìm thấy một vài điều thú vị nào đó. Có thể, họ thú vị vì sự cẩn trọng của một người uyên thâm Nho học bàn về Nho giáo, vì tinh thần duy lý và cách phân tích các vấn đề sắc sảo, có thể vì tinh thần phê phán thấm đầy trong các trang viết của ông và cũng có thể, vì cách nói rất “gàn” kiểu Phan Khôi. Nỗ lực của Phan Khôi là muốn thúc đẩy nhanh hơn tiến trình đổi mới, muốn tham góp một tiếng nói mạnh mẽ vì tư tưởng duy tân” [30, tr 5]. Như vậy có thể xem đây cũng là một ý kiến khẳng định vai trò của Phan Khôi trên phương diện cách tân về tư tưởng.

Đặc biệt, Đỗ Lai Thúy trong tùy bút chân dung nghệ thuật Vẫy vào vô tận (2014) khẳng định Phan Khôi đã có những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực học thuật, đặc biệt với vai trò nhà báo. Tuy nhiên Đỗ Lai Thúy cho rằng, giống như các học giả khác, Phan Khôi cũng mang trong mình một bi kịch, mà bi kịch lớn nhất là những tư tưởng, cách nghĩ, cách hành động, có phần không tương thích với thời đại đang sống. Nhận định như vậy nghĩa là Đỗ Lai Thúy hàm ý khẳng định ở Phan Khôi những tư tưởng cách tân vượt thời đại luôn thường trực và Phan Khôi không bao giờ hết trăn trở về điều đó.

1.2.2.2. Những đánh giá, nghiên cứu về ảnh hưởng của Phan Khôi đối với ngôn ngữ dân tộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Đa phần các ý kiến đều ghi nhận sự đóng góp của Phan Khôi ở phương diện này. Nhưng bên cạnh đó cũng không phải không có những ý kiến phê phán, đặc biệt là chỉ ra cụ thể những tồn tại ở Việt ngữ nghiên cứu của Phan Khôi.


Phan Khôi với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 4

Văn Tân khi đưa ra “Vài ý kiến về quyển “Việt ngữ nghiên cứu” của Phan Khôi” đã không tán thành cách tiếp cận của Phan Khôi ở nhiều vấn đề trong công trình nghiên cứu về ngôn ngữ này:

- không tán thành Việt ngữ là một thứ ngữ ngôn đơn âm mà có rất nhiều tiếng đa âm.

- không đồng ý với sự phân định khắt khe, máy móc về cấu tạo ngữ pháp vì như vậy sẽ làm mất nghĩa của ngữ ngôn.

- không tán thành Việt ngữ không có đại danh từ trung lập

- không tán thành Việt ngữ chỉ diễn tả theo thứ tự thời gian

Qua những phân tích dẫn chứng trong Việt ngữ nghiên cứu, Văn Tân nhận xét Phan Khôi “tỏ ra rất thần phục ngôn ngữ ngoại quốc, đặc biệt là Pháp ngữ” [150, tr 30]

Khác với quan điểm của Văn Tân, năm 1997, trong Hợp lưu, số 33, Đoàn Xuân Kiên đã có bài đánh giá “Phan Khôi nghiên cứu Việt ngữ”. Tác giả nhận định Việt ngữ nghiên cứu của Phan Khôi “tuy chưa phải là cuốn sách có mạch lạc, mà chỉ là tập hợp một số bài nghiên cứu rời về một số vấn đề ngữ pháp tiếng Việt...” nhưng “quyển sách khiên tốn của Phan Khôi đã đánh dấu một bước tiến chuyển của nghiên cứu ngữ học Việt Nam ở buồi đầu. Ngày nay, nhìn lại quyển sách để thấy lại những bước tiến trên con đường tìm kiếm mà lúc đó, trong hoàn cảnh khó khăn, Phan Khôi đã làm được một việcmở đường quan trọng” [76, tr 55-56; NCS nhấn mạnh].

Cũng trên Hợp lưu, số 33 (1997), Bùi Vĩnh Phúc trong bài “nhận xét về “Việt ngữ nghiên cứu” của Phan Khôi” đồng quan điểm với Đoàn Xuân Kiên: “Việt ngữ nghiên cứu thật ra chưa có được cái hệ thống của một tác phẩm nghiên cứu thấu đáo về Việt ngữ. Nó chỉ là tập hợp của mười hai bài viết, đưa ra được một số vấn đề về tiếng và chữ Việt. Tuy nhiên, những vấn đề được Phan Khôi đưa ra – và đặc biệt cái nhìn, sự suy nghĩ và tìm tòi cũng như


những kiến giải của ông về những vấn đề đặt ra ấy – đã cho thấy đó là những vấn đề đặc sắc” [117, tr 67].

Năm 2007, trên phương diện khẳng định đóng góp của Phan Khôi trong vai trò bảo vệ và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, “làm cho tiếng Việt nước ta tiến dần lên đến bậc hoàn mĩ”, bài viết “Học giả Phan Khôi với Việt ngữ nghiên cứu” in trong tạp chí Xưa và Nay của Nguyễn Văn Khang đã tổng hợp phân tích các công trình nghiên cứu Việt ngữ của Phan Khôi và cho rằng ông là một học giả thông thái, đã sớm nhận ra sự vận động của ngôn ngữ, nhận ra những vấn đề cụ thể của ngôn ngữ học tri nhận trong tiếng Việt, nhận ra đặc điểm tiết tính của tiếng Việt, quan tâm đến những mảng “có vấn đề” của tiếng Việt... để rồi từ đó nghiên cứu và có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp Việt ngữ học [66, tr 4].

Năm 2008, khi đánh giá về Phan Khôi trong vai trò một nhà Việt ngữ xuất sắc, Nguyễn Trung Tín với bài viết về “Học giả Phan Khôi – Yêu tiếng Việt, yêu nước Việt”, đã nhận định: “...Cụ đã làm mọi cách để mở rộng không gian văn hóa cho xã hội đương thời trên cơ sở bảo tồn những vốn cổ tốt đẹp…” [165, tr 23]. Theo Nguyễn Trung Tín, Phan Khôi mở rộng không gian văn hoá bằng sự lựa chọn riêng, “cố gắng dựa vào những vốn liếng quốc hồn, quốc túy, lấy đó làm căn bản để tư duy tiếp cho thích ứng với thời đại” [165, tr 23].

Qua những ý kiến này có thể thấy, nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu đã khẳng định những đóng góp của Phan Khôi trong quá trình bảo vệ và phát triển ngôn ngữ, “làm cho tiếng Việt nước ta tiến dần đến sự hoàn mỹ” – đây là tiền đề thúc đẩy văn học tiến nhanh trên con đường hiện đại.

1.2.2.3. Những đánh giá, nghiên cứu về vai trò của Phan Khôi với các hình thức văn chương hiện đại (Thơ mới, tiểu thuyết, phê bình...)

* Những đánh giá về vai trò của Phan Khôi đối với vấn đề canh tân thơ Việt Nam hiện đại:


Cùng trong năm 1960, đã có một số ý kiến không đề cao giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ Tình già của Phan Khôi, và đặc biệt đều không cho rằng đây là bài thơ mới.

Nhận định đáng chú ý trước hết là Minh Kha (trong mục “Giai thoại văn chương”, đăng trên Phổ thông, số 26, năm 1960) có bài “Thơ Phan Khôi” mặc dù không phủ nhận vai trò người mở đầu cho lối thơ mới nhưng theo Minh Kha, bài Tình già “chỉ đọc để... cười chơi, vì nó chỉ là một bài vè, không chứa đựng một chút “thi vị” nào cả” [65, tr 21]. Thậm chí Minh Kha còn cho rằng trong Tình già, Phan Khôi dùng toàn tiếng “nôm”, câu 7 và 8 sai niệm luật, “chứng tỏ rằng ông Phan Khôi không phải là một thi sĩ “chánh hiệu” [65, tr 21].

Tiếp theo ý kiến Minh Kha, Phượng Hải trong bài “Thế nào là thơ mới và thơ tự do” (đăng ở Phổ thông, số 35, năm 1960) có ý phủ nhận bài Tình già của Phan Khôi là thơ mới. Phượng Hải cho là đó “không phải là một bài thơ, mà chỉ là một bài văn vần bởi nó không có cái nét duyên dáng của nàng thơ, nhưng tại sao người ta thường hay nhắc nhở tới nó? Có phải bởi cái lý do nó là tên lính tiền phong của Thơ mới?” [42, tr 87]. Điều này cho thấy Phượng Hải không đánh giá Tình già ở khía cạnh đóng góp về tư tưởng, nghệ thuật mà đánh giá ở vai trò tiên phong của nó đối với phong trào Thơ mới.

Phần nào đồng quan điểm với Phượng Hải, Nguyễn Vỹ trong một tiết lộ ở bài viết “Tuấn, chàng trai đất Việt, 1910-1960” đăng ở Phổ thông số 164 kể lại tình tiết đã gặp Phan Khôi ở Hà Nội (trong tòa báo Phụ nữ thời đàm), khi bàn về bài Tình già, Phan Khôi đã chính thức bác bỏ ý kiến cho rằng Tình già là thơ mới, Phan Khôi khẳng định chắc chắn rằng bài này ông làm theo điệu Thơ cổ phong của Tàu. Vậy qua chi tiết này Nguyễn Vỹ như muốn trưng ra một dẫn chứng để phản bác những quan niệm khẳng định Tình già của Phan Khôi là thơ mới.


Bên cạnh đó, một số ý kiến khác lại đề cao vai trò cách tân thơ hiện đại của Phan Khôi.

Năm 1942, Hoài Thanh – Hoài Chân trong bài “Một thời đại trong thi ca” của công trình Thi nhân Việt Nam đã khẳng định vị thế như “một vị tướng quân” của Phan Khôi trong cuộc cách mạng thay đổi thi ca Việt, vì sự xuất hiện của Tình già đã làm cho “một số đông thanh niên trong nước bỗng thấy mở ra một góc trời vì cái táo bạo dấu diếm của mình đã được một bực đàn anh trong văn giới công nhiên thừa nhận” [154, tr 20]

Sau này, khi bàn về vai trò của Phan Khôi đối với sự phát triển của thơ ca Việt Nam trong Tạp chí Non nước (năm 2002), Huỳnh Văn Hoa cũng đã khẳng định: “Những đề xướng, những dò tìm, những trăn trở của Phan Khôi đã góp phần làm nên diện mạo của thơ ca giai đoạn 1932-1945” [56, tr 84]

Đặc biệt, Vu Gia trong công trình Phan Khôi – tiếng Việt, báo chí và

thơ Mới (2003), qua 15 bài viết, đã khảo sát khá toàn diện và công phu về vai trò nhà báo, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ của Phan Khôi - người con lỗi lạc xứ Quảng – “huyền thoại của một thời” [36, tr 7]; một con người “làm chủ được bản ngã” để dấn thân vào con đường làm báo đình đám với hàng loạt bài viết gây đột phá về mặt tư tưởng như bàn về “Vấn đề đấu tranh nữ quyền”, “Tranh luận về Nho giáo”, “Tranh luận về quốc học”, “Tranh luận về Duy tâm – Duy vật”; và đặc biệt đã có những bài viết, những nhận định về Phan Khôi với vai trò của một “thi sĩ có tài năng vững chãi”, “người bảo vệ ngôn ngữ”, “tạo dấu ấn rõ nét trong lòng bạn đọc” với những sáng tác cả thơ, truyện ngắn và dịch thuật. Đánh giá Phan Khôi trên phương diện thi ca, Vu Gia cũng cho rằng: “Bài thơ Tình già ra đời không chỉ gây tranh cãi về mặt học thuật khắp ba miền Nam, Trung, Bắc mà còn gợi đề tài hấp dẫn cho các cây bút văn xuôi tung hoành trên giấy” [36, tr 300].


Ngoài ra, tháng 9 năm 2007, trong Xưa và Nay, Nguyễn Q. Thắng cũng đã khẳng định “Phan Khôi người đề xướng Thơ mới” bằng việc đưa ra hàng loạt những đóng góp của Phan Khôi trên lĩnh vực văn học từ 1908 cho đến năm 1955. Qua phân tích, tác giả đã khẳng định Phan Khôi là “cây bút xông xáo có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX” [157, tr 10].

Cũng trong Xưa và Nay tháng 9 năm 2007, Lê Minh Quốc trong bài viết “Nghĩ về Phan Khôi” cho rằng: “Thật kỳ lạ cho lịch sử thi ca Việt Nam khi lại chọn một nhà báo có đời sống cô độc, một nhà lý luận sắc bén là Phan Khôi để trao nhiệm vụ mở đầu cho nền Thơ mới. Nói cách khác, người Quảng Nam đã có công đầu để tạo dựng đường đi cho nền thơ Việt Nam hiện đại” [126, tr 22]

Như vậy, hàng loạt bài nghiên cứu đã nêu trên đều thống nhất khẳng định vị trí là người đề xướng phong trào Thơ mới của Phan Khôi. Tuy nhiên tập hợp khá đầy đủ và đáng chú ý hơn cả là công trình Phan Khôi tiếng Việt, Báo chí và Thơ mới của Vu Gia.

Đồng quan điểm trên nhưng bằng một kiểu diễn đạt khác, Nguyễn Hữu Sơn, trong bài Vị thế Phan Khôi trong phong trào Thơ mới – nhìn từ thực tại Thơ mới 1932-1935, sau khi dẫn dắt chi tiết những hiệu ứng xã hội từ bài thơ Tình già của Phan Khôi, cũng khẳng định rằng: ‘Đương nhiên nếu không có Phan Khôi thì vẫn có phong trào Thơ mới nhưng nhờ điểm tựa Phan Khôi, cú hích Phan Khôi, trực giác Phan Khôi, tài năng Phan Khôi mà nền thơ mới đã có ngày khai sinh, mở một thời đại mới trong nền thơ Việt Nam (...) [137, tr 305-306].

Cùng bàn về vai trò Phan Khôi với phong trào Thơ mới Lại Nguyên Ân đã có những kiến giải rất chi tiết về vấn đề Phan Khôi có phải là người khởi xướng phong trào thơ mới hay không. Qua phân tích những ứng xử của Phan


Khôi trong quá trình diễn biến phong trào thơ mới, nhà phê bình đã kết luận rằng: “Phan Khôi đề xướng và cổ vũ phong trào thơ mới tiếng Việt chủ yếu không phải với tư cách một nhà thơ đi tìm không gian ngôn ngữ cho sự sáng tạo của bản thân mình, mà chủ yếu như một nhà hoạt động văn hóa nhận thấy sự cần thiết giải thoát thi ca tiếng Việt khỏi giới hạn của những khuôn khổ cũ, mở đường tìm kiếm những không gian ngôn ngữ mới, thích hợp với việc bộc lộ thế giới cảm xúc trữ tình của con người Việt Nam khi đó bắt đầu bước vào đời sống hiện đại” [137, tr 350]

Đặc biệt, ngày 06.10.2014, nhân kỷ niệm 127 ngày sinh Phan Khôi, hội thảo Phan Khôi và những đóng góp trên lĩnh vực văn hóa dân tộc đã được tổ chức dưới sự hỗ trợ của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Văn học Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam. Gần 50 tham luận, cùng những ý kiến thảo luận góp phần tôn vinh khẳng định những đóng góp lớn của Phan Khôi trên lĩnh vực báo chí, văn học, ngôn ngữ và tư tưởng khai trí, phản biện khoa học xã hội vào cuối thế kỷ XIX đến những năm 40 của thế kỷ XX. Trong số đó có những ý kiến đề cập đến vấn đề vai trò của Phan Khôi đối với quá trình hiện đại hóa văn học, cụ thể đối với phong trào Thơ mới như: nhà báo Vũ Đức Sao Biển với bài viết Phan Khôi – Người khai phá con đường thơ mới; Ngô Văn Huy với bài viết Bài thơ “Tình già” – một sáng tạo có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến nền thi ca Việt Nam; Lê Quang Thái với bài “Tình già” của Phan Khôi là Thơ mới? Vu Gia với bài Phan Khôi với thơ trào phúng và nghề làm báo… Hầu hết các nhận định đều hướng đến khẳng định Phan Khôi là người mở đường, người dẫn đường, khai sáng nền thơ mới dân tộc và hiện đại, đưa nền thơ ca Việt Nam thực sự bước vào thời kỳ hội nhập Đông – Tây…

* Những ý kiến đánh giá Phan Khôi như một nhà phê bình:

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí