Xu Hướng Hiện Đại, Thể Hiện Cá Tính Sáng Tạo Trong Ngôn Ngữ Thơ


Cũng có khi nhà thơ mượn nguyên hình thức diễn đạt của dân ca như là một cách viết lời cho những làn điệu dân ca truyền thống của người Hmông. Lối thơ mô phỏng dân ca này tạo cho câu thơ, bài thơ một sự êm ái, nhẹ nhàng và có giai điệu:

Vòm trời trên mây quang Vòm trời dưới sao sáng

Mùa xuân này ta còn gặp nhau

Cuộc hát giao duyên này ta còn có bạn

Khéo rồi mai mình đi đường mình ta đi đường ta mau Đôi ta chẳng còn được lấy tay che mắt nhìn nhau

(Hội Xuân - Mã A Lềnh)

Những bài ca dân gian Hmông có cái hay, cái độc đáo quyến rũ ở chỗ, nó thể hiện tâm hồn người Hmông, tâm hồn mê say tiếng hát và biết quí trọng tiếng hát của mình:

Bài hát hết lại không hết Hết như hết một nửa

Hết như hết một mình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Hay:


Thơ ca dân tộc Hmông - Từ truyền thống đến hiện đại - 19

Lời hát biết hát không biết kết thúc

Như khóm ngải tàn lại tiếp khóm xanh Bài hát biết nói, không biết kết thúc

Kết thúc như hoa đào nở trên núi cao [122]

Thơ ca hiện đại dân tộc Hmông cũng vậy, mỗi bài thơ là một cung bậc trữ tình, một giai điệu tình cảm, khi say đắm đam mê, lúc suy tư trầm lắng nhưng không có nốt nhạc cuối cùng. Nốt nhạc cuối cùng sẽ vang xa và ngân nga trong lòng người đọc:

Lời hát sắp hết lời hát lại về

Ta đang chung lòng dù mai có xa nhau cũng không quên lời thề Lời hát sắp hết lời hát đến ngay

Ta đã kết thân với nhau dù mai có chia tay ta cũng

nhớ cuộc hát giao duyên này.


(Hội xuân - Mã A Lềnh)

Tư duy nghệ thuật của nhà thơ một phần là sản phẩm của đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc mà nhà thơ là người đại diện, một phần là do sự từng trải và vốn tri thức văn hoá mà nhà thơ do học hỏi, rèn luyện mà có được. Cũng như thơ ca của các dân tộc khác, thơ hiện đại dân tộc Hmông có cách tư duy, diễn đạt in đậm dấu ấn văn hoá của dân tộc mình. Nhà thơ Chế Lan Viên nhận xét: “Thơ HMông có yếu tố của tình cảm, có yếu tố của bản năng. Nhưng thơ HMông cũng diễn tả suy nghĩ. Trong thơ HMông có yếu tố rất rò của lí trí. Người HMông là người muốn biết rò lí lẽ phải trái, nguyên nhân vì đâu” [122].

3.4.2. Xu hướng hiện đại, thể hiện cá tính sáng tạo trong ngôn ngữ thơ

Thơ dân tộc thiểu số thuộc loại thơ giản dị, chân mộc, dễ hiểu, nhưng vẫn hay và đầy ám ảnh” [58;12]. Ngôn ngữ mộc mạc dễ hiểu là đặc trưng của thơ các dân tộc thiểu số. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của người miền núi, ưa sự chân thật, chất phác, dị ứng với những lời khuôn sáo mĩ miều. Các nhà thơ đã đưa vào thơ ca những lời ăn tiếng nói hàng ngày của người miền núi. Cả cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt cũng rất giản dị. Có cảm giác các tác giả thơ dân tộc thiểu số họ nghĩ gì viết thế, giản dị, mộc mạc mà dễ hiểu. Điều này cũng thường thấy trong thơ của các tác giả người Hmông. Suy cho cùng, ngôn ngữ mộc mạc dễ hiểu sẽ có độ chân thực cao và chân thực là một điều kiện cần thiết của thơ.

Trong thơ Hmông hiện đại, ngôn ngữ giao tiếp, lời ăn tiếng nói hàng ngày của đồng bào được các tác giả đưa vào thơ một cách rất nhuần nhị, tự nhiên. Chính điều đó làm thơ Hmông trở lên giàu bản sắc, mang những đặc trưng riêng của dân tộc Hmông. Chẳng hạn, để nói sự gắn bó với mảnh đất quê hương mình, Giàng A Páo viết “Người Mèo ta trên núi/Bền nơi ở, bền nơi làm”. Để khuyên nhủ người Hmông tránh xa thuốc phiện “bỏ thuốc phiện bằng được” nhà thơ sử dụng cách nói của người Hmông “Nay ta đem con đường hút thuốc phiện chặt phăng đi”.(Mùa A Lao). Ca ngợi con ong mật siêng năng, chăm chỉ, nhà thơ mông biểu hiện tình cảm “Em quí con ong mật làm đúng tim mình”(Giàng A Tủa). Người Hmông không nói “ăn mặc” mà thường nói “làm ăn, làm mặc”. Cách nói này đã được nhà thơ Hùng


Đình Quí sử dụng trong bài thơ nói lên tình cảm vui mừng phấn khởi của người Hmông khi được học chữ “Chữ mình học là biết rộng/Chữ dạy cách làm ăn tốt, làm mặc đúng”. Nhà thơ động viên đồng bào Hmông cho con em đi học để “Biết con đường chữ hay/Hiểu con đường chữ đẹp” Lời khuyên thật mộc mạc chân tình: Dù dành cho con cái/Tiền của chất hàng bồ/Cũng chẳng bằng cho đi/Lấy con đường học theo đầy bụng (Phải học - Hùng Đình Quí). Cách sử dụng ngôn ngữ hàng ngày của người Hmông trong thơ làm cho thơ Hmông hiện đại chiếm được tình cảm yêu mến của đồng bào. Bởi lẽ, các nhà thơ đã nghĩ hộ, nói hộ được những góc độ tình cảm của người Hmông trong cuộc sống. Tuy nhiên cách nói mộc mạc dân dã theo đặc trưng sử dụng ngôn ngữ của người Hmông cũng có hạn chế nhất định, làm cho các bài thơ câu thơ vì thế phần nào mất đi sức cảm, sức gợi, mất đi chất thơ.

Với mục đích lớn nhất là động viên tuyên truyền và bằng cảm hứng ngợi ca, thơ Hmông hiện đại luôn có xu hướng lựa chọn những từ ngữ quen thuộc, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của người Hmông. Những từ ngữ như “bền nơi”, “bền làm”, “đá nở hoa”, “hang sai quả” là những so sánh liên tưởng hết sức gần gũi với cách nói hàng ngày của người Hmông, xuất hiện trong thơ Hmông với một tần xuất khá lớn. Người trai Hmông ra mặt trận nhắn nhủ người yêu “Nàng ở lại cùng hợp tác xã trồng cấy” để “cho cuộc sống bền nơi ở” (Sùng A Giàng). Ca ngợi cuộc sống định canh định cư, theo lời của Đảng, thể hiện tấm lòng biết ơn Đảng: “Có Đảng đưa đường chỉ lối/Người Mèo vùng cao ta/Ở bền nơi, làm bền nơi” (Giàng A Gia). Tin tưởng vào tương lai hạnh phúc sẽ đến với dân tộc nhà thơ Hmông bày tỏ “Ta ngọt lòng/Bền nơi làm, bền nơi ở”. Kêu gọi mọi người hăng hái tích cực tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng, nhà thơ bày tỏ ước nguyện phải giữ cho được “Rừng cây bát ngát đậm đặc/Ở bền cùng ta như người yêu” (Sùng A Trống). Cách lựa chọn những từ ngữ hình ảnh quen thuộc đưa vào thơ ca góp phần tạo cho thơ Hmông có một nét bản sắc riêng. Tuy nhiên, việc lặp lại quá nhiều từ ngữ hình ảnh như vậy cũng đồng thời là một hạn chế, nó tạo ra sự khuôn mẫu, sáo mòn đôi khi đến tẻ nhạt, thiếu đi những từ ngữ hình ảnh sáng tạo, độc đáo tạo nên dấu ấn riêng của từng nhà thơ. Việc sử dụng những từ ngữ hình ảnh quen thuộc mà vẫn đặc sắc và thi vị là tài năng riêng của mỗi nhà thơ, có xuất hiện nhưng không


nhiều trong thơ Hmông. Ta có thể nhận ra điều đó trong thơ của Mã A Lềnh với hình ảnh người đàn ông Hmông phong trần với “mái đầu trơ một mỏm đá hoang” và tính cách mạnh mẽ phóng túng “nghênh ngang, xù xì như hòn đá tảng giữa ngàn lau” (Mã A Lềnh). Nếu thành công trong việc sử dụng những từ ngữ hình ảnh quen thuộc như vậy, thơ hiện đại dân tộc Hmông chắc chắn sẽ có được một vị trí cao hơn nữa trong sự mến mộ của người đọc cũng như trong nền thơ ca hiện đại của dân tộc. Ngôn ngữ thơ Hmông hiện đại rất giàu tính biểu cảm, giàu cảm xúc và nhạc điệu. Đây cũng chính là đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca nói chung. Tuy nhiên, thơ Hmông đặc sắc ở chỗ tính biểu cảm và nhạc điệu của thơ phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của người Hmông, bởi nó xuất phát từ việc phản ánh đời sống tình cảm của mỗi cá nhân trong cộng đồng Hmông mà những nhà thơ là người đại diện. Họ có tâm

thế của người trong cuộc nên hiểu rò cách nghĩ, cách cảm của đồng bào.

Người dân tộc thiểu số nói chung ưa nói những lời có vần, một phần do văn học truyền miệng ngự trị quá lâu trong đời sống tinh thần của họ, vì chữ viết xuất hiện muộn. Cách nói vần vè có ưu thế là dễ nhớ, dễ thuộc, đặc biệt là những thành ngữ tục ngữ được vận dụng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Dân tộc Hmông cũng vậy, từ thơ ca dân gian đến thơ hiện đại không có sự cách biệt quá lớn về mặt hình thức và cả cách tư duy, biểu hiện. Bởi vậy, thơ hiện đại Hmông cho dù có được sáng tác ghi lại bằng chữ Hmông hay bằng chữ quốc ngữ, con đường đi đến trái tim, khối óc của đồng bào Hmông vẫn chủ yếu là con đường truyền khẩu. Cách nói vần vè là cơ hội thuận lợi để các nhà thơ Hmông bày tỏ tình cảm của mình phù hợp với việc diễn tả nội dung của các bài thơ mang cảm hứng chung là ngợi ca. Từ cảnh đẹp của thiên nhiên rực rỡ và tráng lệ trên những triền núi cao quê hương của người Hmông: Mặt trời nâng hoa mây/Bồng bềnh sáng núi đá (Mặt trời hoa mây- Giàng A Páo), đến cảnh đẹp của đời sống người Hmông đầm ấm, tươi vui trong vụ mùa thu hoạch Bậc thang vút lên mây/Mùa vào thơm lúa chín/Hương lúa tràn quê hương” (Lên cao nguyên- Giàng Xuân Hồ), và tình cảm yêu mến đến tự hào về môi trường sống đặc trưng của dân tộc mình: Người Mèo ta trên núi/Rừng trập trùng mây bay mây lượn (Giàng A Páo).


Cách nói vần vè làm cho thơ hiện đại Hmông mang một đặc điểm chung là giàu nhạc điệu. Những nhà thơ là những nhạc sĩ tài hoa trong việc phối kết các âm thanh của ngôn từ để tạo ra một bản nhạc riêng của các bài thơ. Âm điệu chung của thơ Hmông là âm điệu gần gũi với dân ca và chịu ảnh hưởng nặng nề của dân ca Hmông. Điều đó lí giải tại sao các bài thơ của các tác giả Hmông lại có thể hát lên trong các sinh hoạt tập thể, các lễ hội mà không cần phải phổ nhạc. Sự phối hợp tài tình các âm vực cao thấp trong ngôn ngữ thơ tạo cho thơ Hmông một sự cân đối, hài hoà. Sự cân đối trong hình thức các câu thơ không chỉ ở số lượng câu chữ mà ở cả sự cân đối về thanh điệu. Ở đó các thanh bằng, thanh trắc được kết hợp với nhau một cách nhịp nhàng, uyển chuyển. Cách kết hợp như vậy tạo ra vần điệu cho thơ Hmông như là một nét đặc trưng, khó lẫn với thơ ca của các dân tộc khác. Ta gặp rất nhiều trong các bài thơ của các tác giả Hmông lối diễn đạt như vậy: Cái ao ruộng hai đầu bằng/Cái ruộng ao hai đầu lặng (Hùng Đình Quí), Hoa chàm nở chênh chênh dốc sườn đồi/Hoa chàm nở chênh chênh cao sườn núi (Giàng A Páo); Người mẹ giỏi tay nuôi/Người cha khéo tay đặt (Sùng A Thào); Cha trao cho tôi tuổi tác/Mẹ ban phát linh hồn/Cha đắp bồi trí tuệ/Mẹ cho trọn điều khôn (Mã A Lềnh) …

Một nét đặc trưng trong cách tư duy, diễn đạt của người Hmông là cách nói bóng bẩy bằng những hình ảnh, hình tượng mang ý nghĩa triết lí và sự lí giải cặn kẽ để khẳng định đúng sai, khẳng định chân lí cuộc sống. Người Hmông sống vui vẻ lạc quan là vậy nhưng cũng có lúc suy tư, cũng có lúc phải xót xa chiêm nghiệm về cuộc đời, nhất là cuộc đời trong xã hội cũ: Đời người như bóng râm từ từ ngả bên đồi; Đời người như củ cải phơi nắng/Già cứ dần trẻ lại qua mau (Dân ca Hmông). Cuộc sống khắc nghiệt qua những cuộc thiên di từ trong quá khứ đau thương của lịch sử dân tộc đã đúc kết cho người Hmông một chân lí mới mẻ mà giản dị: Ở đâu có bầu trời, đó là Tổ quốc (Mã A Lềnh). Sự lựa chọn cuộc sống ở thế cheo leo trên những đỉnh núi là một sự lựa chọn cẩn trọng. Bởi chỉ ở đó, người Hmông mới thật sự thanh thản, mới có cảm giác của sự bình yên, được che chở, nương tựa: Chiếc nôi êm là tảng đá giữa

non ngàn (Mã A Lềnh). Những triết lý trong thơ dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc


Hmông nói riêng “thường bằng những hình ảnh thấm thía, bắt người đọc phải suy tư và tự lý giải. Những triết lý thường không dễ dãi, không quen thuộc. Đó là những khám phá, sáng tạo của nhà thơ” [59; 18]

Để biểu đạt tư duy và bộc lộ suy nghĩ, tình cảm một cách chí lí, chí tình, thơ Hmông hiện đại sử dụng nhiều những thủ pháp nghệ thuật trong đó phổ biến hơn cả là các biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ … Đó cũng chính là các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca. Đặc trưng của thơ Hmông nằm ở nội dung diễn đạt, biểu hiện của các thủ pháp nghệ thuật ấy.

Khả năng diễn đạt bằng so sánh hình ảnh như là một nét tâm lí “thiên bẩm” của người miền núi nói chung. Trong thơ Hmông hiện đại khả năng ấy được bộc lộ một cách đa dạng. Đặc biệt là xu hướng sử dụng liên tiếp nhiều hình ảnh để biểu đạt sự so sánh. Chẳng hạn, để nói về cuộc sống bi thảm của người Hmông trong xã hội cũ, nhà thơ Hmông sử dụng hình ảnh Như con ma không mẹ cha ăn của thừa/ Như con ma mồ côi chăn trâu người (Hùng Đình Quí). Ca ngợi cuộc sống đổi mới, nhà thơ Hmông sử dụng những hình ảnh liên tiếp khác nào rắn xanh lột da/ khác nào măng mai lột bẹ (Hùng Đình Quí). Các hình ảnh so sánh ví von trùng điệp này tạo cho vấn đề được biểu đạt vừa cụ thể hơn, vừa sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá cũng thường xuyên được sử dụng và sử dụng có hiệu quả trong thơ Hmông hiện đại. Muốn nói lên nạn mù chữ, thất học là nguyên nhân của sự đói nghèo, thơ Hmông dùng cách nói hình ảnh cái miệng muốn ăn/Nhưng tay chẳng với tới (Hùng Đình Quí). Niềm vui hạnh phúc được thơ Hmông diễn đạt bằng những hình ảnh mới lạ và độc đáo: Bò đực biết đẻ con, đá nở hoa, hang sai quả (Hùng Đình Quí)...

Một đặc điểm đồng thời cũng là một hạn chế của thơ Hmông hiện đại là, về mặt ngôn ngữ, câu thơ thường đơn giản, chỉ thể hiện được một lớp nghĩa. Nó phù hợp với tâm lí nhận thức và phản ánh chân thực, thẳng thắn của người Hmông. Tuy nhiên, nó làm cho thơ Hmông thiếu đi sự súc tích, tính đa nghĩa vốn là một tiêu chí cần thiết của thơ: “Thơ phải được ý ở ngoài lời. Trong thơ hàm súc vô cùng thì mới

là tôn chỉ của người làm thơ. Cho nên ý thừa hơn lời thì tuy cạn mà vẫn sâu, lời


thừa hơn ý thì tuy công phu và vẫn vụng” (Ngô Lôi Pháp) [6;54]. Thơ Hmông hiện đại vẫn chỉ phù hợp với giọng điệu giãi bày, kể lể vốn đã rất quen thuộc trong thơ Hmông truyền thống. Phương thức biểu đạt chủ yếu trong thơ Hmông là phương thức tạo hình, lấy việc phản ánh hiện thực làm chính, thiếu đi sức gợi và sự lắng đọng cần thiết để người đọc phải suy ngẫm, chiêm nghiệm.

Tiểu kết

Nhìn từ phương diện cấu trúc nghệ thuật, thơ ca dân tộc Hmông mang những đặc điểm riêng, đầy bản sắc. Đó là một quá trình vận động từ truyền thống đến hiện đại. Ở đó, có những giá trị của thơ ca truyền thống được ổn định, bảo lưu và tiếp biến để mang những đặc trưng của thơ hiện đại.

Thơ Hmông hiện đại là một thứ thơ chân mộc, giản dị. Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh và nhạc điệu. Cấu trúc thơ vừa chịu ảnh hưởng của cấu trúc thơ ca truyền thống dân tộc Hmông, vừa phát triển theo xu hướng cấu trúc mang tính nghệ thuật của thơ hiện đại. Lối tư duy biểu đạt vừa gần gũi với cách nghĩ, cách cảm, cách thể hiện của người dân tộc thiểu số, vừa bộc lộ rò đặc trưng bản sắc của dân tộc Hmông. Các nhà thơ Hmông đã không ngừng sáng tạo, tự đổi mới cho thơ, làm cho thơ Hmông ngày càng tiệm cận những chuẩn mực khắt khe về giá trị nghệ thuật của thơ ca đương đại.

Mặc dù còn bộc lộ những hạn chế nhất định do những yếu tố khách quan và chủ quan chi phối khả năng nhận thức và sáng tạo nghệ thuật, thơ ca Hmông chính là chân dung, diện mạo của tâm hồn dân tộc Hmông trải qua những thăng trầm của lịch sử, đang lặng lẽ hòa nhập vào dòng chảy chung của đời sống xã hội cũng như đời sống thơ ca nước nhà.


PHẦN KẾT LUẬN


Trong kho tàng văn học dân tộc Hmông, thơ ca là thể loại đặc sắc và nổi bật hơn cả. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn thể loại này để triển khai luận án của mình với tên gọi: Thơ ca dân gian Hmông- từ truyền thống đến hiện đại. Luận án đi sâu tìm hiểu những đặc trưng về con người, hoàn cảnh địa lí, lịch sử, kinh tế-xã hội, vốn văn hoá dân gian...những yếu tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại. Đặc biệt là những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật biểu hiện khiến cho thơ ca dân tộc Hmông có những bản sắc riêng so với thơ ca các dân tộc khác.

Từ quá trình tìm hiểu, khảo sát và phân tích vấn đề, chúng tôi đưa ra một số nhận định sau:

1. Dân tộc Hmông với chiều dài lịch sử khởi đầu bằng một “Vương quốc Miêu”, trải qua "những cuộc thiên di đầy nước mắt và máu" trước khi đến Việt Nam, cùng với điều kiện sống khắc nghiệt đã sản sinh ra một nền văn hoá Hmông rất độc đáo, mang đậm dấu ấn miền núi cao. Thơ ca dân gian Hmông là kho tàng văn hoá đặc sắc phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống của dân tộc Hmông, tồn tại như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào. Đó vừa là cơ sở, vừa là một trong những yếu tố quyết định cho sự hình thành và phát triển của thơ ca hiện đại Hmông.

2. Thơ ca dân tộc Hmông là một bộ phận văn hoá đặc sắc phản ánh những phong tục tập quán, nếp cảm, nếp nghĩ, là triết lí cuộc sống được hun đúc qua nhiều thế hệ và trở thành tài sản chung của cả cộng đồng. Nhìn từ phương diện nội dung phản ánh, thơ ca Hmông luôn có xu hướng mở rộng đề tài, chủ đề gắn liền với sự đổi thay, phát triển của đời sống cộng đồng. Đó là thiên nhiên khắc nghiệt và hùng vĩ- chiếc nôi nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách dân tộc Hmông; đó là tình yêu và cuộc sống với những giai điệu tâm hồn mạnh mẽ, quyết liệt. Sự chuyển đổi các phức điệu cảm hứng trong thơ ca dân tộc Hmông là biểu hiện sâu sắc và sinh động những biến đổi trong cuộc sống và tâm hồn người Hmông. Từ cảm hứng cảm thương-bi kịch

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí