20 15 10 | Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết |
5 0 Biện Biện Biện Biện Biện pháp 1 pháp 2 pháp 3 pháp 4 pháp 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Thực Tiễn Cần Thiết V Khả Thi
- Bi N Pháp 3: Tổ Ch C Nâng Cao Tr Nh Độ Giáo Dục Đạo Đ C Cho Đội Ngũ G Cn
- Bi N Pháp 5: Ổi M I Công Tác Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Đạo Đ C Học Sinh
- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 16
- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 17
- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 18
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
Biểu đồ 3.1. hảo nghi m tính cấp thiết của các bi n pháp
Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy, tất cả các biện pháp được đề xuất đều rất cần thiết, trong đó biện pháp chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh xếp thứ 1 với điểm trung bình 3; biện pháp tổ chức nâng cao trình độ giáo dục đạo đức cho đội ngũ GVCN xếp thứ 2 với điểm trung bình 2,85; biện pháp tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS thông qua việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội xếp thứ 3 với điểm trung bình 2,78. Qua đó chứng tỏ 5 biện pháp trên là vô cùng cần thiết và các biện pháp đều được mọi người quan tâm. Số lượng thầy cô tham gia khảo thí đồng thuận gần như tuyệt đối. Như vậy, sự đồng thuận về tính cấp thiết, phù hợp của các đối tượng về 5 biện pháp là sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học để thực hiện mục đích của đề tài.
Bảng 3.2. ết quả khảo nghi m tính khả thi của các bi n pháp
Các biện pháp | Tính khả thi | Điểm TB | Xếp thứ | ||||
Rất khả thi | hả thi | Ít khả thi | Không khả thi | ||||
SL | SL | SL | SL | ||||
1 | Biện pháp 1: Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. | 25 | 1 | 1 | 0 | 2,85 | 2 |
2 | Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động GDĐĐ thông qua việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện để giáo dục đạo đức cho học sinh. | 18 | 5 | 4 | 0 | 2,37 | 5 |
3 | Biện pháp 3: Tổ chức nâng cao trình độ giáo dục đạo đức cho đội ngũ GVCN. | 27 | 0 | 0 | 0 | 3 | 1 |
4 | Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS thông qua việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. | 20 | 6 | 1 | 0 | 2,67 | 4 |
5 | Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh | 22 | 3 | 2 | 0 | 2,74 | 3 |
30
25
20
15
10
Rất khả thi Khả thi
Ít khả thi
Không khả thi
5
0
Biện pháp 1
Biện pháp 2
Biện pháp 3
Biện pháp 4
Biện pháp 5
Biểu đồ 3.2. ết quả về tính khả thi của các bi n pháp
Qua bảng 3.2 cho thấy cả 5 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức mà chúng tôi đưa ra rất khả thi, trong đó biện pháp 3 tổ chức nâng cao trình độ giáo dục đạo đức cho đội ngũ GVCN được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3, biện pháp 1 chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức học sinh được đánh giá cao thứ 2 với điểm trung bình là 2,85, biện pháp 5 đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh được đánh giá cao thứ 3 với điểm trung bình là 2,74, biện pháp 4 tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS thông qua việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội được đánh giá cao thứ 4 với điểm trung bình là 2,67, biện pháp 2 tổ chức hoạt động GDĐĐ thông qua việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện để giáo dục đạo đức cho học sinh được đánh giá cao thứ 5 với điểm trung bình là 2,37.
Như vậy 5 biện pháp quản lý GDĐĐ học sinh mà đề tài đưa ra bước đầu đánh giá là cần thiết và có tính khả thi rất cao. Điều này khẳng định cả 5 biện pháp đều có thể áp dụng trong trường THCS Kim Đức. Nếu thực hiện đồng bộ và có chất lượng các biện pháp thì chất lượng GDĐĐ trong nhà trường sẽ được nâng cao.
Kết luận chương 3
GDĐĐ học sinh là một quá trình lâu dài và phức tạp đòi hỏi phải có sự tác động liên tục về thời gian và không gian. Quá trình đó luôn diễn ra trong sự thống nhất với toàn bộ quá trình dạy học và các hoạt động bổ trợ khác. Đó là một quá trình thực hiện đồng bộ giữa nâng cao nhận thức với hình thành thái độ, cảm xúc, niềm tin và thói quen hành vi theo các chuẩn mực của đạo đức. Để quá trình đó mang lại hiệu quả như mong muốn, đề tài đã đề xuất 05 biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh THCS. Trong đó đặc biệt quan tâm đến biện pháp tổ chức nâng cao trình độ giáo dục đạo đức cho đội ngũ GVCN. Chính thông qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh được trang bị hệ thống những chuẩn mực cơ bản về đạo đức trong các mối quan hệ giữa người với người, tích cực tham gia hoạt động tập thể, tăng cường tình đoàn kết và đặc biệt rèn kỹ năng sống cho học sinh.
Việc đổi mới các hoạt động GDĐĐ cho học sinh với những nội dung đa dạng, phong phú chứa đựng nội dung nhân văn sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để GDĐĐ học sinh. Thông qua các hoạt động thường xuyên được tổ chức trong lớp, trong nhà trường sẽ giúp học sinh có thói quen quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, củng cố ý thức đạo đức của học sinh.
Ngoài ra, cần có sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng giáo dục khác như như: Gia đình, cơ quan, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng... một môi trường xã hội lành mạnh, môi trường gia đình tốt sẽ là điều kiện lý tưởng đối với việc GDĐĐ cho học sinh. đồng thời phải đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm của học sinh THCS đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chương 3 cũng thể hiện kết quả tốt khi khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Điều đó cho phép bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và việc hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thông qua quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả rút ra một số kết luận như sau:
Trong giai đoạn hiện nay việc GDĐĐ cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh THCS nói riêng là vô cùng cần thiết nhằm giúp các em có nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp với đạo lý, truyền thống văn hóa của dân tộc và văn hóa hiện đại. Để giáo dục và hình thành nhân cách cho HS THCS đòi hỏi phải tiến hành lâu dài, và có sự quan tâm của toàn xã hội, mà nhà trường giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Mục tiêu giáo dục phổ thông ở nước ta là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các chức năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người iệt Nam XHCN”. Để đạt mục tiêu này, giáo dục đào tạo phải thường xuyên sáng tạo, đổi mới phương pháp và nội dung giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Các nhà quản lý giáo dục luôn tìm tòi đề ra những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh một cách hợp lý, góp phần tích cực “xây dựng những con người thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý thức kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hóa nhân loại, phát triển tiềm năng của con người và dân tộc, có sức khỏe, là những người kế thừa sự nghiệp xây dựng CNXH vừa hồng, vừa chuyên như lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, (Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục. NXB Sự thật – Hà Nội 1972).
Qua kết quả nghiên cứu thực trạng trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh ở các trường THCS Kim Đức, tác giả thấy: nhà trường đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức.
Ban giám hiệu đã chủ động chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài xã hội, cùng đồng lòng GDĐĐ học sinh. Tuy nhiên nội dung GDĐĐ chưa phong phú, còn phiến diện, hình thức còn nghèo nàn, đơn điệu, các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ còn hạn chế, số học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu và buộc thôi học còn nhiều đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đặc biệt trong giai đoạn nhà trường đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá để đáp ứng theo định hướng chương trình giáo dục hiện nay.
Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất 05 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường THCS Kim Đức,thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi tin tưởng rằng các biện pháp này góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, đó là:
Biện pháp 1: Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.
Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động GDĐĐ thông qua việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện để giáo dục đạo đức cho học sinh.
Biện pháp 3: Tổ chức nâng cao trình độ giáo dục đạo đức cho đội ngũ GVCN.
Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS thông qua việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh
05 biện pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Nếu chúng được thực hiện một cách triệt để và đồng bộ thì sẽ có nhiều khả năng mang lại hiệu quả cao cho việc quản lý GDĐĐ học sinh ở trường THCS Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
2. Khuyến nghị
Từ thực tế GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ ở trường THCS Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, để thực hiện các biện pháp quản lý GDĐĐ học sinh THCS một cách có hiệu quả, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sư phạm sau:
2.1. i v i Bộ Giáo dục v o tạo
Trong từng chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên nên có nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.
Cần đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân cho phù hợp với tình hình hiện nay.
2.2. i v i S Giáo dục v o tạo
Định kỳ nên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng GDĐĐ học sinh cho giáo viên, cán bộ quản lý. Tổ chức hội thảo về “GDĐĐ học sinh THCS”.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra kế hoạch và việc thực hiện hoạt động GDĐĐ học sinh.
2.3. i v i hòng Giáo dục v o tạo
Hướng dẫn và chỉ đạo các nhà trường thống nhất về chương trình nội dung, phương pháp GDĐĐ học sinh phù hợp với thực tiễn của địa phương. Đặc biệt quy định cụ thể về cơ chế phối hợp quản lý giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong việc GDĐĐ học sinh.
Cần quan tâm chỉ đạo các nhà trường thực hiện các biện pháp quản lý GDĐĐ học sinh, đây được xem là cơ sở để thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, mô hình “Trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng” đang được phát động mạnh mẽ trong toàn ngành giáo dục hiện nay.
2.3. i v i các tr ng học (đặc bi t v i tr ng THCS im c)
Ngay từ đầu năm học phải xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cụ thể
rõ ràng chi tiết theo tuần, tháng, năm học. Triển khai hoạt động GDĐĐ đến GV, HS để giúp HS hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ.
Nhà trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hoạt động GDĐĐ cho GV nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ.
Đặc biệt, nhà trường cần tổ chức các chương trình, nội dung hoạt động phù hợp với thực tiễn tại nhà trường nhưng lại phát huy được vai trò hoạt động GDĐĐ cho HS.
Lập ra ban kiểm tra đánh giá các hoạt động GDĐĐ đã thực hiện, có quy chế, có tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện các hoạt động GDĐĐ cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất.
Nhà trường cần đầu tư, trang bị về cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí cho các hoạt động GDĐĐ thường xuyên kiểm tra, đánh giá về các hoạt động giáo dục đã đề ra. Từ đó rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả chất lượng công tác quản lý hoạt động GDĐĐ.
Nhà trường cũng cần liên hệ phối hợp thường xuyên với cha mẹ HS và các lực lượng XH để định hướng đúng đắn về phương pháp giáo dục, nội dung GDĐĐ cách quản lý và rèn luyện cho HS từ đó giúp việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả.
Hơn nữa, nhà trường đẩy mạnh công tác hoạt động xã hội, để học sinh trong nhà trường có điều kiện tham gia và phát huy được hết tính cách nội tại bên trong, rèn luyện những phẩm chất giáo dục đạo đức cần có theo đúng định hướng giáo dục của nhà trường.
2.4. i v i chính quyền đ a ph ơng
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục quyết liệt để hỗ trợ nhà trường giáo dục đạo đức cho học sinh.
Có chỉ đạo mạnh với các lực lượng chức năng làm sạch môi trường giáo dục ở địa phương. Quản lý chặt chẽ các quán Internet, game, bi-a… quanh khu vực nhà trường.