Cảm Hứng Về Tình Yêu Và Hạnh Phúc Lứa Đôi

Bẻ xiềng gông nô lệ

Vùng lên giành chính quyền…”

(Thăm nơi nhen lửa cách mạng Túc Văn )

Các địa danh, di tích từng gắn với trang sử hào hùng của đất nước như: Đèo De, Tỉn Keo, Phú Đình…nay lại tỏa sáng trên các trang thơ Thái Nguyên:

“Leo Đèo De theo lối người du kích Đường quanh co từ chân thác bảy tầng

…Lên đỉnh đèo nhìn xuống gặp Tỉn Keo Hoa râm bụt đỏ rực nhà sàn Bác

Nơi linh thiêng đập trái tim tổ quốc

Suối trôi đi từ nguồn nước dưới chân đèo.”

(Leo Đèo De- Nguyễn Hữu Bài)

Các nhà thơ Thái Nguyên có nhiều cảm hứng trước vẻ đẹp thiên nhiên. Dáng hình Núi Voi (Đồng Hỷ) đã khơi gợi nguồn cảm hứng thơ; khi thơ mộng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

“Ai tạc Núi Voi xanh ngút mắt

Bồng bềnh mây trắng áo em thêu Như thể lụa mềm trong câu hát Sông Cầu hò hẹn lúc trăng treo”

Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 7

(Thái Nguyên yêu thương - Đỗ Dũng)

Lúc linh thiêng:

Núi Voi trôi về đâu

Chiều mơ người Thái Nguyên

Đàn chim Việt bay về”

(Vũ điệu núi voi - Võ Sa Hà)

Dòng sông Cầu “mềm mại vắt làm duyên” cho thành phố cũng luôn là nguồn thi hứng cho các nhà thơ. Sông Cầu hiện lên thật mộng mơ, mềm mại trong thơ Võ Sa Hà (Sông Cầu của tôi), Lưu Thị Bạch Liễu (“Sông Cầu”, “Sông Cầu đang chảy đâu đây”), Lê Hùng (“Tùy hứng sông Cầu, Nguyễn Long (“Chợ xuân bên bến sông Cầu”), Hồ Triệu Sơn (“Một thoáng sông Cầu”.v.v...

Cảnh sắc thiên nhiên và tình người Thái Nguyên còn cuốn hút bạn bè gần xa qua huyền thoại Hồ Núi Cốc. Đến với Thái Nguyên không chỉ đến với thắng cảnh đẹp mà còn đến với câu chuyện huyền thoại về mối tình nàng Công chàng Cốc. Mối tình ấy đã đi vào trong sáng tác của các nhà thơ: Nguyễn Long, Võ Sa Hà, Nguyễn Anh Hòa:

Đất trời bồng hóa thương đau Tạc thiên tình sử…

Ngàn sau mãi còn”

(Chuyện tình Công Cốc- Nguyễn Anh Hòa)

Vẻ đẹp Thái Nguyên đi vào thơ còn có “Phố núi” gắn liền với kỷ niệm tuổi thơ (thơ Nguyễn Đức Hạnh) [31]; có cầu Gia Bẩy bắc qua sông đưa người về vùng quê “Cải ngồng hoa vàng Đồng Bẩm” (thơ Lê Hùng) [66, tr.92]; có nét đẹp chiều quê Phú Bình: “Vạt mây bông, đàn cò so cánh/Bầu trời trong lồng lộng lúa xanh” (thơ Nguyễn Long) [48, tr.67]; có cả “Mùa Xuân những tiếng cười” trên đất Vân Lãng, Đồng Hỷ (thơ Nguyễn Kiến Thọ) [84, tr.14].v.v...

Hôm nay, Thái Nguyên đang vươn mình đổi mớí cùng đất nước. Mảnh đất giàu truyền thống lịch sử đang từng bước phát triển và đi vào thơ với một vẻ đẹp tươi mới.

Trong thơ Võ Sa Hà, đất Thái giờ đây xanh “những gò đồi, những búp chè mọng nhựa”, mát trong “Sông Cầu thở gió mát vào thành phố”. Thành phố “bừng sáng lấp lánh” dưới làn mưa xuân, trở nên thơ mộng với những buổi hoàng hôn trên sông Cầu: “nước êm như gió thoảng/ Những bến cát cây lờ mờ sương khói/ Nắng chiều se sẽ đậu xuống mặt sông”, với những đêm trăng “vàng sương thu lạnh”, “tha thướt chảy khắp đồi”, “luồn vào từng gân lá”. Mảnh đất ấy đang từng ngày “thay da đổi thịt” với một sức sống mới.

Đỗ Dũng cũng luôn giành một tình yêu nồng nàn cho Thái Nguyên, nơi mà ông coi là quê hương thứ hai của mình. Cảnh và người Thái Nguyên đẹp rực rỡ trong thơ ông :

“Lửa Gia Sàng cháy bùng đêm Gang Thép...

…Chợ Thái ơi Người đẹp như hoa”

(Thái Nguyên mùa thu)

Các nhà thơ sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này vô cùng tự hào, vui sướng khi được chứng kiến thành phố đang từng ngày thay da đổi thịt :

“Từ buổi khai sinh những quả đồi Trên nền đất ngói xinh tươi

Nay thêm đại lộ đang vươn tới

Và những tầng cao rộn tiếng cười”

(Thái Nguyên thành phố tháng mười - Lê Xuân Hùng) Gương mặt cuộc sống hồng hào, tươi đẹp hơn:

Nương ngô leo ngang sườn đá Lửa hoa thắp dọc sông cầu

Núi trải trùng trùng sóng bạc Áo chàm gieo thơ vào nhau

(Na Rì - Nguyễn Thúy Quỳnh)

Còn rất nhiều những lời thơ tự hào phơi phới tin yêu như thế trong thơ Thái Nguyên. Vẻ đẹp riêng của đất và người Thái Nguyên đã trở thành một nguồn mạch dồi dào nuôi dưỡng cảm hứng thơ.

Trong điều kiện kinh tế phát triển, giao thông thuận lợi, những năm gần đây, các nhà thơ Thái Nguyên đã đến với nhiều nơi để tham quan, học tập, công tác. Và những miền đất mới đến, những con người mới gặp cũng đã mang lại cho các nhà thơ Thái Nguyên nhiều cảm hứng. Vũ Thị Tú Anh có “Hawai chiều cuối năm”; Ma Trường Nguyên có “Đêm trăng Nga”, “Đứng trên Vạn lý trường thành”; Võ Sa Hà có “Hà Nội chiều”, “Về Bến Tre nhớ Đồ Chiểu”; Nguyễn Đức Hạnh có “Chuyện kể trên đồi A1”, “Thoảng thốt Hà Giang”, “Trầm tư Hoàng thành”; Nguyễn Kiến Thọ có “Sa Pa”, “Chiều Điện Biên”, “Giấc mơ đêm Tam Đảo”; Nguyễn Long “thổi hồn” vào nhiều

địa danh trên mọi miền đất nước: “Qua đèo Lũng Cú”, “Về với Tân Trào”, “Trên đồi Him Lam”, “Tâm tình xứ Lạng”, “Đêm Hương Canh”, “Chiều Đồng Châu”, “Trên vịnh Hạ Long”, “Trên quê hương Tam Nguyên Yên Đổ”, “Con về nơi Bác ra đi”.v.v...Lại có những nhà thơ từ những miền quê khác đến đây vẫn gửi tình quê trong những vần thơ: Nguyễn Hữu Bài có bài thơ “Gửi xứ Thanh”, Nguyễn Trung Dĩnh có bài thơ “Về với rạ” hướng về với làng quê Xứ Nghệ.v.v..“Tuy nhiên, đúng như nhà thơ Nguyễn Long tâm sự: “Dù luôn quen cảnh lạ nhà/ Vẫn không nguôi nhớ canh gà đầu nương” (Đêm Thái Nguyên); dù đi dầu, về đâu, Thái Nguyên vẫn là “địa chỉ tâm hồn” thân thuộc của các nhà thơ, là tâm điểm cảm xúc, là cảm hứng chủ đạo, giúp các nhà thơ Thái Nguyên có được những bài thơ, câu thơ đi vào lòng người; giúp người đọc, người nghe thêm yêu mảnh đất này. Đây là thành công nổi bật, là niềm tự hào, là đóng góp quan trọng của các nhà thơ Thái Nguyên đối với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc địa phương và đưa Thái Nguyên đến với bè bạn gần xa. Chỉ xét về phương diện này cũng có thể thấy thơ Thái Nguyên thật hữu ích với đời sống Thái Nguyên hôm nay.

2.2.3. Cảm hứng về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi

Các nhà thơ Thái Nguyên là những người vừa đa tài, vừa đa tình. “Đa tài” vì ngoài tài thơ, họ còn thành công trên nhiều lĩnh vực: học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý hành chính, doanh nghiệp, sản xuất, chiến đấu...; có những cây bút nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; có nhà thơ nữ Thái Nguyên được bình chọn là tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong cả nước; không ít nhà thơ đảm nhiệm trọng trách của chính quyền, đoàn thể; có những nhà thơ đồng thời là nhà khoa học, nhà quản lý giỏi.v.v...Song, bên cạnh phẩm chất của nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp.v.v..., “đa tình” vẫn là phẩm chất thiên phú của các nhà thơ Thái Nguyên, nuôi dưỡng nhiệt tâm người cầm bút. Vì thế, dù bộn bề công việc, dù muôn kế mưu sinh, họ vẫn tìm đến với thơ để tâm sự, giãy bày những nỗi niềm, cảm xúc; đặc biệt là

cảm xúc về tình yêu lứa đôi. Hầu như các cây bút thơ Thái Nguyên đều hướng vào nguồn cảm hứng này và đã có được nhiều bài thơ hay về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Tâp thơ “Chợ tình yêu” của Vũ Thị Tú Anh có 24 bài thơ tình/ tổng số 42 bài thơ; trong đó có bài được tuyển chọn vào “Thơ trẻ chọn lọc” và được giải thưởng của thơ Thái Nguyên. Các tập thơ “Cánh chim về núi”, “Lửa trắng” của Võ Sa Hà cũng đã có tới 40 bài thơ tình; Chùm thơ: “Nước mắt Khâu Vai”, “Bến cũ”, “Một cơn mơ” của tác giả được trao Giải A thơ tình của báo Văn nghệ năm 2007. Trong bốn tập thơ xuất bản từ năm 2000 - 2011 của Ma Trường Nguyên có 96 bài thơ tình/ tổng số 152 bài thơ; trong đó bài thơ “Câu hát vắt qua vai” được đánh giá cao, góp phần vào thành công của tập thơ trong giải thưởng Thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2007; Chùm thơ của tác giả Nguyễn Đức Hạnh đạt giải Nhì Thơ Thái Nguyên năm 2007 có bài thơ “Chuyện tình hai dòng sông”. Nhiều bài thơ tình của Nguyễn Thúy Quỳnh có sức ám ảnh trong lòng người đọc trong tập thơ: “Giá mà em từ chối” và “Mưa mùa đông” như: “Nửa”, “Giá có thể làm được điều gì khác”, “Người đàn ông đi qua con đường của tôi”.v.v...Đến với thơ tình Thái Nguyên, có thể thấy “Người thơ phong vận như thơ vậy”: tâm hồn thơ nào cũng đa tình, đa cảm, cây bút thơ nào cũng thắm mối duyên tình với thơ về tình yêu lứa đôi.

Tình yêu trong thơ Hồ Triệu Sơn da diết những “giọt đam mê”, “hẹn ước”, “câu thề”:

Uống vào lòng giọt đam mê

Em gom hẹn ước câu thề còn không? Ráng ngày nhuốm đỏ chờ trông

Vui xuân mấy bận, sầu đông mấy lần Uống vào lòng giọt phân vân

Sắt son cũng chỉ có ngần ấy thôi Sao còn ở mãi xa xôi

Rót em hờ hững vào tôi thật thà…

(Uống)

Tình yêu trong thơ Nguyễn Thị Minh Thắng chất chứa những khao khát nồng nàn:

Gió luồn qua vách đá Mưa ràn rạt mái tranh Điệu khèn gọi trăng

Núi

Rót anh Vào em”.

(Ngực núi)

Vũ Thị Tú Anh viết những bài thơ tình giàu triết lý, suy tư khi tuổi đời còn rất trẻ:

Ai mở lòng cho kẻ bắt đầu yêu

Những nụ cười buồn, giọt nước mắt vui Có ai bán tình yêu không nhỉ

Cho tôi mua hẳn một mối tình...

...Ai viết tình ca rao bán những thở than Những khổ đau không được ai ngã giá Chợ tình yêu lẽ đâu mặc cả

Người đi buôn đâu có lãi bao giờ...

...Vốn liếng của tôi chỉ có một trái tim

Bước vào chợ tình yêu người khôn, kẻ dại Giọt nước mắt vui, nụ cười buồn làm lãi Ai bán, ai mua, sướng khổ kiếp người

(Chợ tình yêu)

Nguyễn Đức Hạnh mái đầu đã bắt đầu nhuốm “Vết thời gian” nhưng cảm xúc tình yêu vẫn như ngọn “Núi khát”, như cơn sóng bể nồng nàn, say đắm:

Anh đã chạy cùng trời cuối đất Nơi nào anh cũng gặp em

Kỷ niệm dẫu có nghìn gương mặt Gương mặt nào cũng phiên bản của em

(Xin được bị bắt) “Hành trình dài nối ngàn cơn bão táp

Nỗi nhớ thương là xoáy dữ không cùng

(Hành trình của sóng)

Nguyễn Ngọc Minh cảm nhận: “Tình yêu không có tuổi” (Trăng nhuận). Nguyễn Hữu Bài nghĩ về tình yêu rất trẻ trung, ngọt ngào khi đã bước sang tuổi thượng tuần:

Ngày mai tình yêu còn thế không em?

Còn gầu nước múc ánh trăng cho mắt ai lấp lánh Còn cành sen đã bao đời ủ nồng hơi ấm

Còn ngẩn ngơ, cá lặn, sao mờ!”

(Nghĩ về tình yêu)


Cảm hứng tình yêu là một nội lực của thơ Thái Nguyên, giúp các nhà thơ không chỉ biểu hiện mà còn khám phá được nhiều cung bậc cảm xúc và nhiều khía cạnh tinh tế, lạ lùng; có khi cả nghịch lý của tình yêu lứa đôi. Đỗ Dũng có nhiều xúc cảm về vẻ đẹp của người yêu: “Bờ vai em - ánh trăng tan” (Bờ vai), “Em là ai hư ảo của thần tiên/Trời đất sụp trên làn môi mềm mại/ Khép vòng tay mi mắt hóa thiên đường” (Lửa tình). Nguyễn Khoái cảm nhận trong chén rượu xuân êm ngọt lại có chất men say tình yêu cháy bỏng:

Rượu em êm đến lạ lùng

Uống vào lại cháy một vùng tâm can

(Rượu xuân - Nguyễn Khoái)

Lưu Thị Bạch Liễu nhìn trong cơn mưa thấy cháy lên chùm hoa lửa của tình yêu:

Phố đen chiều mưa Em trắng đêm nhớ

Bật chùm hoa gạo đỏ Cháy lên mà chờ

(Đợi...- Lưu thị Bạch Liễu)

Trên con đường đi tìm hạnh phúc lứa đôi, nhiều tâm hồn thơ nhận ra ý nghĩa sâu sắc nhất của tình yêu chính là nhờ nó, mỗi người tìm được “một nửa” của mình:

Nửa chỗ ngồi không anh Lạnh cả niềm trống vắng

(Nửa - Nguyễn Thúy Quỳnh)

Không có anh

Em chỉ còn một nửa”

(Tìm...! - Minh Thắng)

Không có anh em chẳng hiểu chính mình

(Không có anh - Vũ Thị Tú Anh)

Nhiều bài thơ tình của các các tác giả Thái Nguyên đã “cập nhật” với những vấn đề của tình yêu “thời @”, “thời phủ sóng”. Tiêu biểu như bài thơ “Vô tư” của tác giả Hạ Giang. Người mẹ bảo con gái: “Không còn trẻ đâu/Gió tìm chồng đã đi qua ngõ” và dù đã có “Một...hai...ba.../Người đàn ông dừng lại trước ngõ nhà em” nhưng cô gái vẫn “vô tư” chờ “một nửa” của mình, không vội vã, không thất vọng. Sự tự tin này của cô gái khác hẳn với quan niệm xưa: “Còn duyên kẻ đón người đưa/Hết duyên đi sớm về trưa một mình”. Võ Sa Hà có “Thơ tình thời phủ sóng” với cảm nhận mới và cách thể hiện mới về tình yêu: “Điện thoại liên tục réo/Ta không trả lời sim ấy/Em lại thay sim”; nhưng người đàn ông từng trải tự biết phải làm gì để “không bị cài đặt vào nỗi nhớ của em”. Hồ Thủy Giang gom “Những sợi trắng trên tóc vợ” thành những dòng thơ tự bạch chân thành về những thất bại, lầm lỗi mà bất kỳ một người đàn ông nào thời nay đều có thể mắc:

Không phải sợi bạc đâu

Đó là nỗi xót xa của đời anh, đã không thể làm cuộc sống của em tươi sáng hơn

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí