Bi N Pháp 5: Ổi M I Công Tác Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Đạo Đ C Học Sinh

luận lành mạnh giúp các em có những hành vi tốt lên án các hành vi phi đạo đức trái với truyền thống đạo đức tốt đẹp.

- Sử dụng sách báo với nội dung về lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc … để giáo dục cho học sinh. Đây được xem là một biện pháp có tầm chiến lược, vì vậy các nhà trường cần xây dựng thư viện đủ tiêu chuẩn: Thư viện chuẩn với đầy đủ sách giáo khoa sách giáo viên và các loại sách tham khảo. Mở rộng phòng đọc, đưa phòng đọc, đưa hoạt động thư viện một cách có hiệu quả. Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo phương hướng tăng cường vận dụng thiết bị và phương tiện dạy học các môn học.

- Các phương tiện và thiết bị dạy học có thể có sẵn trong trường hoặc do giáo viên làm hoặc học sinh sưu tầm được. Vì vậy với bất kỳ hoạt động nào khi tổ chức thực hiện cũng phải phối hợp nhiều loại thiết bị và phương tiện dạy học từ nhiều nguồn.

- Việc phối hợp giáo dục và quản lý học sinh giữa gia đình, nhà trường và xã hội tạo ra một môi trường giáo dục thống nhất cũng là một nội dung cần tuyên truyền.

- Đa dạng hóa các hoạt hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp, khắc phục tính đơn điệu lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc với học sinh và gây ra nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm giáo dục tri thức về các giá trị đạo đức truyền thống. Nó là khởi đầu xây dựng cho học sinh với thói quen tốt đối với giá trị đạo đức truyền thống.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục: Tạo môi trường thuận lợi giúp cho việc tuyên truyền giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống.

- Tích cực tham gia phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng” do ngành giáo dục phát động.

- Đề nghị cơ quan, các ban ngành có liên quan tham gia vào việc sưu tầm, cung cấp các nguồn tư liệu, soạn tài liệu, phần mềm có tác dụng GDĐĐ cho HS.

Bước 4: Kiểm tra đánh giá

- Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động cũng là yêu cầu cần thiết trong quá trình đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tiến hành kiểm tra đánh giá phải đảm bảo yêu cầu: công bằng, dân chủ, minh bạch, phải so sánh nội dung thực hiện được với mục tiêu đã đề ra, đánh giá nhìn nhận sự tiến bộ, những tồn tại, hạn chế gặp phải từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp để khắc phục. Đặc biệt cần giúp HS có thể chủ động tự đánh giá về những nội dung đã làm được, nội dung chưa làm được, và có khả năng nhận định và đánh giá lẫn nhau.

- Nhà trường phải phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội liên quan xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể, và có sự trao đổi hai chiều để có biện pháp và hình thức GDĐĐ cho HS phù hợp.

- Nhà trường, gia đình và xã hội đã tạo ra một sự đồng thuận theo hướng chuyển biến tích cực để GDĐĐ cho HS theo những chuẩn mực trong XH. Nhà trường phải thu hút được lực lượng XH tham gia vào quá trình GDĐĐ cho HS, vì đây là hoạt động cần sự chung tay của cả cộng đồng chứ không phải bất cứ một cá nhân, hay một thành phần nào trong xã hội.

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện

Hiệu trưởng nhà trường phải là người trực tiếp chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thực hiện các nội dung hoạt động GDĐĐ cho HS, đồng thời phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để các hoạt động GDĐĐ đạt hiệu quả cao.

Các hình thức phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội là yếu tố quan trọng góp phần giáo dục đạo đức cho học sịnh. Nội dung và hình thức phối hợp đa dạng, phong phú, hiệu quả chỉ đạo thực hiện công tác này một

cách thường xuyên, có kế hoạch để huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo cho GDĐĐ cho HS.

3.2.5. Bi n pháp 5: ổi m i công tác kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đạo đ c học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá việc quản lý GDĐĐ cho học sinh là khâu quan trọng, tạo nên mối liên hệ thường xuyên và bền vững trong quản lý, khép kín chu trình vận động của quá trình quản lý giáo dục. Do vậy đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm cho việc quản lý là một biện pháp vô cùng quan trọng và cần thiết vì chỉ khi có kiểm tra, đánh giá chân thực thì mới có tác dụng trực tiếp đến việc tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp hiệu quả nhất.

Việc kiểm tra đánh giá phải thực chất, không chạy theo thành tích, phải tiến hành đúng người, đúng việc, lựa chọn cân nhắc chính xác. Các nội dung kiểm tra đánh giá được tổ chức rộng rãi và thường xuyên trong các phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực tạo nên không khí thi đua thường xuyên, liên tục trong năm học.

3.2.5.2. Nội dung và quy trình thực hiện

Bước 1: Xây dựng kế hoạch

Nhà trường thành lập ban thi đua chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá trong nhà trường, các thành viên gồm: Đại diện Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội, GVCN. Ban thi đua phải tiến hành đầy đủ các bước của quá trình quản lý, cụ thể:

Lập kế hoạch thi đua và tổ chức các phong trào thi đua trong cả năm học và theo chủ đề các ngày lễ lớn. Kế hoạch phải cụ thể, chi tiết và có tính khả thi bao gồm: mục tiêu, nội dung cách thức tiến hành, điều kiện thực hiện (nhân lực, vật lực, tài lực)... nội dung phải có giá trị thiết thực đối với giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các đối tượng trong việc thực hiện kế hoạch. Phân công các công việc phải phù hợp với từng người.

Ban thi đua thường xuyên nhắc nhở, động viên các bộ phận, cá nhân trong quá trình tổ chức các hoạt động thi đua để hoạt động được thực hiện theo đúng kế hoạch.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

Tổ chức tốt công tác kiểm tra, đánh giá trong thi đua để điều chỉnh hoặc bổ sung mục tiêu, nội dung kế hoạch đồng thời để có sự đánh giá chính xác, công bằng.

Tổng hợp kết quả kịp thời để biểu dương khen thưởng hoặc nhắc nhở.

Cũng như cũng như các hoạt động khác, công tác khen thưởng và xử phạt kịp thời học sinh là những biện pháp rất cần thiết nhằm khuyến khích, động viên, tên tạo động lực cho những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích cũng như răn đe, ngăn chặn những vi phạm của học sinh quá trình học tập và rèn luyện.

Để thực hiện tốt công tác trên, bên cạnh việc tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục, tự giáo dục đạo đức cho học sinh, các cấp quản lý cần thực hiện tốt việc thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, phát hiện các vi phạm trong học tập và rèn luyện của học sinh để kịp thời khen thưởng nhằm khuyến khích, động viên, nhân rộng nhân tố điển hình trong học sinh, đồng thời thực hiện nghiêm việc xử lý những học sinh vi phạm kỷ luật, đạo đức nhằm ngăn chặn, ren đe trong học sinh, tạo ra không khí học tập, rèn luyện lành mạnh, nghiêm túc.

Phối hợp với các lực lượng xã hội để tìm sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất cho việc tổ chức các phong trào thi đua.

Bước 3: Chỉ đạo thực hiện

- Xây dựng tốt nội quy kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học. Đây là quá trình đo lường

việc thực hiện nhiệm vụ dựa vào các tiêu chí theo các thời điểm khác nhau, qua đó người quản lý phát hiện những sai lệch kịp thời để điều chỉnh.

Bước 4: Kiểm tra đánh giá

- Tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả công tác GDĐĐ học sinh thường xuyên.

- Sau mỗi một kỳ, năm học, Ban giám hiệu nhà trường cần chuẩn bị nội dung và tiến hành một hội nghị sơ kết, tổng kết về kết quả học tập và GDĐĐ cho HS. Lãnh đạo nhà trường sẽ chỉ ra được những ưu điểm và tồn tại hạn chế, phân tích các nguyên chủ quan, khách quan từ đó sẽ có phương hướng để khắc phục những tồn tại còn lại.

- Lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá kết quả công tác GDĐĐ học sinh không chỉ là đại diện của nhà trường mà phải có đại diện của cha mẹ HS và cán bộ quản lý xã hội của địa phương. Tại hội nghị cần chú ý tới các ý kiến của đại biểu là đại diện cha mẹ HS và một số cơ quan hữu quan đại diện cho các tổ chức xã hội.

3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện

Ban lãnh đạo cần quán triệt vai trò của kiểm tra, đánh giá việc hoạt động GDĐĐ giúp GV tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, HS tự điều chỉnh hoàn thiện hoạt động hành vi để mỗi GV và học sinh thực hiện nghiêm túc.

Xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cụ thể, nội dung, hình thức kiểm tra phù hợp; các tiêu chí đánh giá cần phải cụ thể dễ hiểu, dễ làm, rõ ràng và đúng với đúng phương hướng đã đề ra.

Bộ phận làm công tác kiểm tra, đánh giá phải nắm vững quy chế, tiêu chí đã xây dựng, đánh giá một cách công bằng, dân chủ, trung thực, khách quan.

3.3. Mối quan hệ trong các biện pháp

GDĐĐ cho HS cần được tiến hành một cách đồng bộ, hiệu quả, phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức, nội dung phù hợp.

Trong đó, biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GVCN có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện hiệu quả các biện pháp khác.

Nếu có nhận thức đúng thì hành động sẽ chuẩn mực. Nhận thức bao hàm cả tư tưởng đúng. Nhận thức, ý thức và định hướng sẽ soi sáng cho hành động, nhận thức sâu sắc, ý thức sẽ cao giúp nâng cao trách nhiệm và hành động, nhận thức sâu sắc, ý thức cao sẽ giúp nhận thức phải được nâng cao ở cả hai lực lượng là CB – GV – CBNV – HS, hai lực lượng này tương tác với nhau và quyết định mọi sự thành bại. Thầy có định hướng tốt sẽ là điều kiện giáo dục tốt, trò nhận thức đúng đắn sẽ là điều kiện để định hướng đúng hành vi và đạo đức tốt.

Biện pháp “chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh”, “GDĐĐ cho HS thông qua việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội” điều này giữ vai trò then chốt, quyết định đến chất lượng của GDĐĐ HS. Trong đó, biện pháp chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện chương trình có vai trò định hướng mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp và cơ chế phối hợp với các lực lượng…đảm bảo cho quá trình quản lý các hoạt động GDĐĐ được diễn ra một cách chủ động, đúng hướng. Biện pháp chỉ đạo công tác GDĐĐ cho HS thông qua tổ CN. Để đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao, tổ GVBM cần nâng cao chất lượng chuyên môn giảng dạy. Cần xây dựng môi trường học tập thân thiện nhằm tạo các hoạt động tập thể, vui chơi, giải trí nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực cho HS, biến quá trình đào tạo giáo dục thành quá trình tự giáo dục, rèn luyện tác phong hàng ngày.

Cần cụ thể hóa các nội dung đánh giá thi đua, khen thưởng kịp thời, xếp loại đạo đức cho HS một cách công bằng, đúng lỗi, hình thức phù hợp, đúng với phương châm giáo dục để hoàn thiện, để khắc phục chứ không phải trách phạt.

Tuy nhiên, cần đẩy mạnh xã hội hóa GD nhằm phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đây là điều kiện quan trọng tạo ra sự thống nhất về nội dung, chuẩn mực GDĐĐ giữa các môi trường GD nhằm hỗ trợ cho quá trình GDĐĐ cho HS nhằm đạt hiệu quả cao. Đây là biện pháp quan trọng tạo nên hiệu quả cao trong hoạt động GDĐĐ.

Như vậy, hầu hết các biện pháp trên đều là điều kiện cần thiết và có mối quan hệ gắn bó với nhau, cùng nhau hỗ trợ và bổ sung trong suốt quá trình quản lý GDĐĐ cho HS. Do đó, nhà trường cần triển khai một cách đồng bộ, nhất quán mới đạt chất lượng cao trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ.

3.4. Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Bất kỳ một đề tài khoa học nào cũng thường được tiến hành đánh giá tính chân thực thông qua lấy ý kiến chuyên gia hoặc trải qua thử nghiệm. Song thời gian nghiên cứu có hạn, tôi tiến hành kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh ở trường THCS Kim Đức, Việt Trì bằng phương pháp lấy ý kiến của các cán bộ quản lý và các giáo viên, các chuyên gia có kinh nghiệm trong quản lý và GDĐĐ

3.4.1. Mục đích khảo nghi m

Đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất nhằm đẩy mạnh quản lý GDĐĐ cho HS.

3.4.2. i t ợng khảo nghi m

Trưng cầu ý kiến bằng các phiếu hỏi các đối tượng: Ban giám hiệu, Chủ tịch công đoàn, Giáo viên chủ nhiệm lớp, Bí thư đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và một số giáo viên giảng dạy.

3.4.3. h ơng pháp khảo nghi m

Câu hỏi mà tác giả nêu ra là: “Xin các thầy/ cô cho biết ý kiến của mình về tính cấp thiết và khả thi của 5 giải pháp đề xuất đã nêu”?

Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả tiến

hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá qua tổng số 27 ý kiến trưng cầu: 01 CBQL, 01 bí thư Đoàn, 01 tổng phụ trách Đội, 12 giáo viên chủ nhiệm, 12 giáo viên giảng dạy về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp GDĐĐHS.

3.4.4. ết quả khảo nghi m

Sau khi tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Cụ thể, kết quả đạt được thể hiện ở bảng 3.1 và bảng 3.2

Bảng 3.1. ết quả khảo nghi m tính cấp thiết của các bi n pháp



TT


Các biện pháp

Tính cấp thiết


Điểm TB


Xếp thứ

Rất cấp thiết

Cấp thiết

Ít cấp thiết

Không cấp thiết

SL

SL

SL

SL


1

Biện pháp 1: Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.


27


0


0


0


3


1


2

Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động GDĐĐ thông qua việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện để giáo dục đạo đức cho học sinh.


20


3


4


0


2,4


5


3

Biện pháp 3: Tổ chức nâng cao trình độ giáo dục đạo đức cho đội ngũ GVCN.


23


3


1


0


2,85


2


4

Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS thông qua việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.


22


4


1


0


2,78


3


5

Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh


23


2


2


0


2,70


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 14

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí