Những Khó Khăn, Thách Thức Đối Với Phát Triển Du Lịch :


triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”…, Chính phủ phê duyệt chương trình đầu tư hỗ trợ hạ tầng du lịch; bỏ chế độ VISA đối với công dân một số nước thị trường tiềm năng như: ASEAN, Nhật Bản, Đan Mạch… mở thêm các đường bay trực tiếp Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam- Nhật Bản…

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, điều kiện đi lại dễ dàng, thời gian rỗi tăng lên đã kích thích nhu cầu đi du

lịch của đa số người dân. Hạ tầng du lịch được cải thiện giúp cho người

dân đi du lịch được nhanh chóng thuận lợi.

Khung pháp ly

va cac

chuân

mưc

vê du lich va

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

liên quan bươc

đâu

Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - 15

được hình thanh, từng bươc

tạo điều kiên

đưa nganh Du lịch phát triển theo

hướng hiện đại, đap ứng những yêu câu, chuân mực quôc tê.

- Các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên: Các tỉnh khu vực DHNTB

và Tây Nguyên có vị trí thuận lợi, nằm ở gần các vùng kinh tế phát triển

trọng điểm phía Nam và miền Trung; hội tụ đầy đủ các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội và du lịch: có các hệ thống cửa thông thương trong nước và quốc tế, là cửa ngõ ra biển của khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan; có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, phân bố tập trung, thuận lợi cho việc khai thác và phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch văn hoá, sinh thái, đáp ứng nhu cầu đa dạng cả của khách du lịch quốc tế và

nội địa. Lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch và vị trí địa lý cho phép các

tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên lựa chọn du lịch để phát triển thành

ngành kinh tế triển.

chủ

lực, làm động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát

Kinh tế của các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên tăng trưởng ổn định, đầu tư trong nước và nước ngoài tăng, cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, bến cảng, sân bay, được đầu tư nâng cấp góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Khách du lịch


quốc tế đã có thể tiếp cận trực tiếp đến khu vực thông qua các cảng hàng không Cam Ranh, cảng biển Quy Nhơn, Nha Trang. Các sân bay nội địa Liên Khương (Lâm Đồng), Pleiku (Gia Lai), Ban Mê Thuật (Đắk Lắk), Tuy Hoà (Phú Yên), Quy Nhơn (Bình Định) cho phép khách du lịch thực hiện các chuyến bay 2 trung tâm phân phối khách du lịch lớn nhất của cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến khu vực dễ dàng, nhanh chóng.

Ngành du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh trong khu vực; sự hỗ trợ, giúp đỡ của Ban chỉ đạo Nhà nước

về du lịch ; Bộ

VH,TT&DL, Tổng cục Du lịch cũng như

các bộ, ngành

Trung

ương, sự

phối hợp, hỗ

trợ

của các ban, ngành trên địa bàn tỉnh.

Ngành Du lịch được xác định là ngành kinh tế

chủ

lực trong chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn đến 2020 và được tạo các điều kiện thuận lợi để phát triển.

Một thuận lợi cơ

bản nữa là

các tỉnh

khu vực DHNTB và Tây

Nguyên được Đảng, Chính phủ quan tâm đặc biệt, tạo điều kiện để phát

triển kinh tế

- xã hội, trong đó có du lịch, thể

hiện qua Quyết định số

194/2005/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đề án này sau khi được phê duyệt đã là cơ sở vững chắc để triển khai các dự án đầu tư, thúc đẩy du lịch phát triển mạnh.

3.1.1.2. Những khó khăn, thách thức đối với phát triển du lịch :

Bên cạnh những thuận lợi to lớn để phát triển, ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên cũng phải đối mặt với nhiếu khó khăn thách thức:


- Tình hình thế giới và khu vực có những biến động khó lường, Du

lịch lại là một trong những ngành dễ

bị ảnh hưởng bởi các yếu tố

bên

ngoài như dịch bệnh, bất ổn về kinh tế - chính trị, nạn khủng bố quốc tế. Những yếu tố bất ổn bên ngoài này tác động rất mạnh đến dòng khách du lịch quốc tế, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 là một minh chứng rõ nét.

- Du lịch là ngành mang tính định hướng tài nguyên rõ nét: tài nguyên du lịch là yếu tố cấu thành cơ bản tạo nên các loại hình và sản phẩm du lịch, trong khi tài nguyên và môi trường du lịch có nơi đã và đang bị suy thoái do những bất cập trong quản lý, bảo vệ, khai thác.

- Điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt và các hiện tượng thời tiết cực đoan của khu vực như bão lụt, khô hạn... cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động du lịch của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

- Kinh tế các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên, đặc biệt là các

tỉnh Tây Nguyên còn khó khăn do phải đầu tư cho nhiều nhu cầu cấp thiết, nguồn vốn từ Trung ương cũng hạn chế, nên chưa thể ưu tiên đầu tư tập trung ngay cho ngành Du lịch. Đặc biệt là nhu cầu phát triển hạ tầng ngành Du lịch là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng còn hạn chế, các tỉnh trong khu vực chưa có khả năng tự cân đối các nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.

- Sự

phát triển du lịch thời gian qua mới chỉ

phát triển theo chiều

rộng, thiếu chiều sâu, xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực như chất lượng và

giá cả

của sản phẩm, dịch vụ

du lịch bị

thả

nổi, cạnh tranh không lành

mạnh, hiện tượng chèo kéo, ép giá khách du lịch xảy ra phổ biến... làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành Du lịch.

- Nguồn nhân lực ngành Du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu phát

triển. Không chỉ thiếu đội ngũ cán bộ quản lý mà ngay cả lực lượng lao


động trực tiếp cũng yếu và thiếu cả về số lượng và chất lượng. Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch còn nhiều bất cập. Đây chính là một trong những thách thức lớn nhất đối với sự phát triển du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên.

3.1.2. Những định hướng chính phát triển du lịch của các tỉnh khu vực

duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:

Du lịch Việt Nam đã xác định trong giai đoạn 2010 – 2020 cần phát

huy các lợi thế

so sánh để

phát triển nhanh và bền vững ngành Du lịch,

trong đó các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên là một trong những địa bàn động lực phát triển du lịch của cả nước với tam giác tăng trưởng du lịch: Nha Trang – Ninh Chữ - Đà Lạt. Căn cứ đặc điểm tài nguyên du lịch

và các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch, căn cứ vào các định hướng

chính phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, một số định hướng chính phát triển du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên được xác định là:

- Khai thác lợi thế về văn hoá - lịch sử - sinh thái - nghỉ dưỡng của các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên theo hướng bảo tồn và phát huy di sản văn hoá địa phương, văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số để phát triển du lịch và coi đây như là nguồn lực đặc biệt để phát triển du lịch; chú trọng giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá độc đáo, riêng biệt của từng địa phương, từng dân tộc, phát triển sự đa dạng văn hoá du lịch, khắc phục xu hướng đơn điệu, trùng lắp giưa các địa điểm và sản phẩm du lịch.

- Các tỉnh khu vực DHNTB: Phát triển du lịch dựa trên việc phát huy tiềm năng và lợi thế về du lịch biển, đầu tư xây dựng các khu du lịch biển quy mô lớn với trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của khách du

lịch có thu nhập cao. Phát triển các loại hình du lịch có khả năng đáp ứng

được nhu cầu đa dạng với thời gian dài cho khách du lịch, thông qua việc xây dựng các chương trình du lịch, tạo được sự gắn kết giữa sinh thái biển


của các tỉnh DHNTB với sinh thái rừng núi, cao nguyên và bản sắc văn hoá của các dân tộc Chăm và Tây Nguyên. Trung tâm của khu vực là thành phố Nha Trang, thành phố Phan Thiết và các vùng phụ cận .

- Các tỉnh Tây Nguyên: Đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng phát huy tiềm năng và lợi thế về du lịch sinh thái rừng núi, hang động, thác, hồ nước… và văn hoá truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên gắn với văn

hoá các tỉnh DHNTB. Trung tâm du lịch là thành phố thành phố Đà Lạt.

Ban Mê Thuột và

- Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch: Ngoài việc đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tuyến đường được xác định là lộ trình du lịch với hành trình dài cần được xây dựng và hình thành các trạm dịch vụ (bãi đỗ, trạm bảo dưỡng xe kết hợp ăn uống, giải khát, bán các sản phẩm lưu niệm…) dọc theo các tuyến đường bộ với khoảng cách hợp lý.

Xây dựng lộ trình mở khai thác các tuyến bay quốc tế đến khu vực

và các tuyến bay nội địa trực tiếp giữa các thành phố lớn đến khu vực;

nâng cấp, cải tạo nhà ga, phương tiện vận chuyển đường sắt, đưòng bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng lượng khách du lịch bằng tàu hoả.

Nghiên cứu xây dựng các tuyến du lịch bằng đường biển đến các

tỉnh DHNTB, kể cả tuyến nối với các nước ASEAN và các nước khác.

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật ở các cửa khẩu quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi đối với khách du lịch.

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú. Quy hoạch phát triển các các khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp tại các khu du lịch biển, đô thị du lịch. Khuyến khích tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tại địa phương tham gia phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về đặc thù văn hoá Việt Nam của khách du lịch, đồng thời tạo khả năng khắc phục khó


khăn về cơ sở lưu trú theo thời vụ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Tại các trung tâm du lịch lớn cần có các khu vui chơi giải trí đa dạng, quy mô lớn.

Triển khai xây dựng các khu Trung tâm Hội chợ Triển lãm, Trung tâm mua sắm, Khu phức hợp thương mại - khách sạn; xây dựng các Công viên Văn hóa Lịch sử Dân tộc, Bảo tàng Lịch sử thiên nhiên, Khu đô thị du lịch sinh thái.

- Về quy hoạch và quản lý phát triển du lịch: Các tỉnh trong khu vực cần chủ động điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển du lịch theo nguyên tắc gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, phù hợp với quy hoạch tổng

thể phát triển Du lịch Việt Nam. Quy hoạch phát triển du lịch của địa

phương phải gắn với quy hoạch phát triển du lịch vùng, liên vùng, gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và gắn với quy hoạch sử dụng đất. Các khu du lịch quốc gia phải có quy hoạch chi tiết và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện. Đối với các quy hoạch khu du lịch lớn, hiện đại, quy hoạch các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao và có tầm chiến lược trong phát triển du lịch quốc gia cũng như phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, toàn vùng và cả nước nếu khả năng trong nước chưa đáp ứng được thì có thể thuê nước ngoài thực hiện.

- Về đầu tư phát triển du lịch: Có cơ chế, chính sách thích hợp về vốn, nhân lực, đất đai, thuế, huy động đầu tư nước ngoài, phát hành trái phiếu công trình và cải tiến các thủ tục hành chính để mọi thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch.

3.2. Những định hướng cơ bản phát triển lịch các tỉnh khu vực DHNTB – Tây Nguyên

nguồn nhân lực ngành Du


3.2.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (Phân tích

SWOT) đối với phát triển nguồn nhân lực ngành vực DHNTB và Tây Nguyên

a) Điểm mạnh :

Du lịch các tỉnh khu

- Các tỉnh khu vực DHNTB và Tây nguyên có nguồn nhân lực dồi

dào, không chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, trong đó có ngành du lịch mà còn đáp ứng cả nhu cầu xuất khẩu lao động.

- Cơ cấu về độ tuổi lao động trẻ, người dân có truyền thống cần cù, chịu khó, ham học hỏi, mến khách, nếu được đào tạo bài bản, đúng hướng sẽ hoàn toàn có khả năng đáp ứng những yêu cầu đặc trưng của lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch.

- Nền kinh tế của khu vực đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của khối dịch vụ. Quá trình này giải phóng một lượng lao động đáng kể từ khối Nông – Lâm nghiệp làm lực lượng dự trữ cho nguồn nhân lực ngành Du lịch. Lao động trong ngành Du lịch có mức thu nhập tương đối cao so với các ngành dịch vụ khác cũng là thuận lợi cơ bản để thu hút, phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Tổ

chức bộ

máy quản lý, hệ

thống các chính sách, công cụ phát

triển nguồn nhân lực ngành Du lịch, các cơ sở đào tạo đã bước đầu được hình thành, đang trong quá trình hoàn thiện, củng cố sẽ phát huy năng lực trong giai đoạn phát triển tới.

b) Điểm yếu :

- Nhận thức của các cấp các ngành về vị trí vai trò của ngành Du lịch trong tổng thể nền kinh tế còn nhiều bất cập. Ngay trong ngành Du lịch, vai trò của nguồn nhân lực ngành đối với sự phát triển du lịch cũng chưa được đánh giá cao. Doanh nghiệp và người lao động chưa có ý thức về đào tạo bồi dưỡng du lịch.


- Thiếu chiến lược chung phát triển nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội và cho sự phát triển ngành Du lịch. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ít được đề cập hoặc đề cập rất mờ nhạt trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển.

- Chưa có những chính sách riêng cho phát triển nguồn nhân lực nganh Du lịch cho toàn khu vực, từ chính sách đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng và sử dụng lao động ngành Du lịch nên chưa thu hút được nhiều lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao, có trình độ quản lý và tay nghề giỏi.

- Tổ

chức bộ

máy quản lý, hệ thống các chính sách, công cụ chưa

thực sự

phát huy vai trò của mình đối với sự

phát triển nguồn nhân lực

ngành Du lịch; các cơ sở đào tạo có quy mô nhỏ bé, năng lực đào tạo thấp, chất lượng đào tạo chưa cao.

c) Cơ hội:

- Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên đang đứng trước những cơ hội hết sức thuận lợi để phát triển, đặc biệt xu thế phát triển du lịch tập trung vào các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên đã thu hút một lượng lớn các nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào các cơ sở kinh doanh du lịch. Những cơ sở kinh doanh du lịch này khi đi vào hoạt động có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực.

- Du lịch là ngành rất khó áp dụng việc cơ giới hoá; quá trình sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch xẩy ra đồng thời, được thực

hiện bởi đội ngũ nhân viên đông đảo, lành nghề, do đó nhu cầu về nguồn nhân lực ngành Du lịch là rất lớn, tỷ lệ thuận với quy mô phát triển du lịch.

- Hầu hết các tỉnh trong khu vực đều đã nhận thức được vai trò quan trong của ngành Du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nên có sự đầu tư đáng kể cho ngành Du lịch.

- Hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trong khu vực và ở những khu vực lân cận đang được cải thiện dần cả về quy mô và chất lượng đào tạo

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2023