MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với quan điểm “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”, là chìa khóa để mở cánh cửa tương lai, giáo dục - đào tạo nước ta đã có những bước chuyển biến mới, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong lí luận và thực tiển đã khẳng định công tác quản lý của người hiệu trưởng có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục nhà trường, là người quản lý tổng thể tất cả mọi hoạt động của nhà trường trong đó có quản lý hoạt động trải nghiệm. Các tác giả John Dewey, Zadek Kurt Lewin cho rằng trong tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả chưa cao có nguyên nhân cơ bản là do chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, giữa kinh nghiệm cá nhân và mối quan hệ giữa kinh nghiệm cá nhân người học với hoạt động dạy học, mối quan hệ biện chứng giữa kinh nghiệm cá nhân với việc phân tích giải quyết nhiệm vụ học tập. Muốn khắc phục được các vấn đề đó cần có sự chuyển đổi kinh nghiệm và dựa trên các kinh nghiệm hiện có để thu nhận thông tin mới trong môi trường học tập thực tiển và kiểm tra lại nó bằng kinh nghiệm của mình.
Trước thềm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thì công tác quản lý trường học cần phải hoàn thiện và đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt là hoạt động trải nghiệm. Một trong những định hướng đổi mới quản lý hiện nay là vận dụng lý thuyết quản lý vào quản lý nhà trường, là phương thức có thể phù hợp và dễ vận dụng vào trường THCS ở nước ta hiện nay.
Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục và là một trong hai loại hoạt động quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo trong các cơ sở giáo dục phổ thông nói chung và các trường THCS nói riêng. Đó là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học văn hóa ở trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiển, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động. HĐTN là một hoạt động rất quan trọng trong việc phát triển tâm lực, trí lực, thể lực và các năng lực khác trong quá trình hoàn thiện nhân cách của HS, giúp HS tích lũy thêm kinh nghiệm giao tiếp và hoạt động tập thể, có ý thức tham gia hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ được giao, từ đó nâng cao sự hiểu biết của mình về các lĩnh vực đời sống xã hội.
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới thì hoạt động trải nghiệm là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỷ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiển đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực đặc thù của hoạt động này. Hoạt động trải nghiệm nhằm giúp cho người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác .
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - 1
- Sự Tác Động Qua Lại Giữa Các Yếu Tố Trong Quản Lí
- Cấu Trúc Chương Trình Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Thcs
- Quản Lí Hoạt Động Trải Nghiệm Của Hiệu Trưởng Trường Thcs
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Thực tế cho thấy, hiện nay đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các trường THCS thuộc huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình còn rất nhiều bỡ ngỡ, mặc dù đã có tập huấn, bồi dưỡng (- về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp), song vẫn còn nhiều hạn chế, có cách nhìn chưa đầy đủ đối với HĐTN… Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng HĐTN trong chương trình giáo dục phổ thông mới được tốt hơn. Đặc biêt, một số trường hiện nay chỉ quan tâm đến hoạt động giáo dục văn hóa trên lớp mà xem nhẹ tổ chức các hoạt động giáo dục khác nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện nhân cách của HS.
Với những lí do trên cho thấy việc vận dụng lý thuyết tiếp cận chức năng quản lý vào nghiên cứu quản lý hoạt động trải nghiệm là một trong những hướng nghiên cứu mà chúng tôi thấy phù hợp với xu thế đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm t ở trong tương lai ở trường THCS nói chung.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh.
3.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường THCS .
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động trải nghiệm của Hiệu trưởng trường THCS .
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Có thể nâng cao chất lượng quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nếu các biện pháp quản lý được xây dựng và triển khai theo tiếp cận chức năng quản lý: xây dựng được kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; xây dựng và hoàn thiện bô ̣máy tổ chức, văn
bản hướng dân tổ chứ c điều hành hoạt động; xây dựng được tiêu chí đánh giá
các hoạt động; rút kinh nghiệm và điều chỉnh để từng bước nâng cao hiệu quả khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm .
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chương trình hiện hành
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS
5.4. Khảo nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ nghiên cứu vận dung lý thuyết tiếp cận chức năng quản lý vào quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Quản lý hoạt động trải nghiệm của ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, các đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng hợp thông tin...cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động trải nghiệm diễn ra có hiệu quả. Các biện pháp quản lý tài chính, quản lý về CSVC, quản lý về thiết bị dạy học....được coi là các điền kiện cần thiết cho hoạt động trải nghiệm.
- Chỉ khảo sát và nghiên cứu trên đia
bàn 8 trường THCS huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ 11/2017 - 4/2018.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Khai thác những thông tin khoa học lí luận giáo dục học qua sách và tài liệu có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu ( sách và tài liệu lí luận, các công trình nghiên cứu- luận án- luận văn, khóa luận, bài báo khoa học ...). Làm cơ sở để xây dựng lịch sử vấn đề nghiên cứu; cơ sở lý luận về quản lí, hoạt động trải nghiệm, quản lí HĐTN nhằm xây dựng khung lí luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát sư phạm : ghi nhận, thu thập những biểu hiện của các hiện tượng, quá trình giáo dục nhằm để khai thác những thông tin cần thiết phục vụ cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp tương ứng
hoặc kiểm chứng cho giả thuyết khoa học.
- Phương pháp điều tra giáo dục: sử dụng hệ thống câu hỏi đã được xây dựng theo một mục tiêu nhất định, đặt ra cho nhiều người ở nhiều vùng khác nhau, vào những thời gian khác nhau thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau để có thể thu được hàng loạt ý kiến trong một thời gian ngắn nhằm phát hiện thức trạng và những nguyên nhân của nó cũng như đề xuất những giải pháp và điều kiện có tính giả định làm cho thực trạng ngày càng phát triển tốt đẹp .
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia : phương pháp khai thác và tận dụng chất xám của các chuyên gia, nhằm để thu thập thông tin khoa học, thu thập những ý kiến đánh giá và những giải pháp về tổ chức HĐTN
7.3. Phương pháp toán thống kê
Nhằm xử lý các dữ liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập được.
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Về lý luận: Tổng hợp phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Về thực tiễn: Phản ánh, đánh giá được thực trạng và đề xuất những giải pháp khoa học về quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau :
- Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
- Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Hoat
đôṇ g trải nghiệm là môt
thuât
ngữ đươc
hiểu khá rôn
g trong khoa
hoc
giáo duc̣ . Nó đươc
xuất phát từ cơ sở khoa hoc
của Tâm lí hoc
hoat
đôn
g va
Giáo duc
hoc. Ở các nướ c khác nhau Hoat
đôṇ g trải nghiệm (Hoạt động giáo
dục theo nghĩa hẹp) có những tên goi và cách thứ c tổ chứ c khác nhau như “Hoat
đôṇ g giáo duc
ngoài giờ lên lớp”, “hoat
đôn
g ngoai
khóa”, “hoat
đôn
g giáo duc
bên ngoài lớ p hoc̣ ”, “hoaṭ đôn
g tâp
thể”, “hoaṭ đôn
g trải nghiêm
sáng tạo”, “hoạt
động song song với học tập” hay “chương trình hoạt động”,…
Có thể nói tư tưởng giáo dục về học qua trải nghiệm đã xuất hiện từ khá sớm, và được dần dần phát triển bởi các nhà giáo dục trên thế giới, và được nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới coi như triết lý giáo dục của quốc gia. Chính vì vậy, HĐTN là một phần quan trọng không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các nước trên thế giới. Những tư tưởng và công trình
nghiên cứu trong, ngoài nước về hoạt động trải nghiệm như :
Theo Dewey, kinh nghiệm là một thể thống nhất liên tục tác động lẫn nhau giữa thể hữu cơ và môi trường. Trong thể thống nhất liên tục này, kinh nghiệm và tự nhiên, con người và môi trường chủ thể của nhận thức và khách thể được nhận thức là hai mặt của một quá trình. Chúng tác động lẫn nhau, có mối liên hệ với nhau, thậm chí kết hợp làm một. Điều này về thực chất là đã hoà tan kinh nghiệm trong kinh nghiệm, phủ định căn bản tính độc lập, tồn tại bên ngoài kinh nghiệm của thế giới khách quan. Theo ông, kinh nghiêm cá nhân bao gồm hai nhân tố : “Hoạt động trải nghiệm” và “Kết quả thu được qua trải nghiệm”. Hai nhân tố này kết hợp với nhau theo một hình thức đặc biệt, trở thành kinh nghiệm của các nhân. Ông giải thích, “Một đứa trẻ đưa ngón tay vào
lửa, đó chưa phải là kinh nghiệm; khi hành động đó gắn với nỗi đau mà đứa trẻ phải chịu đựng thì đó mới là kinh nghiệm. Từ đó trở đi, đứa trẻ biết rằng đưa ngón tay vào lửa có nghĩa là bị bỏng”. Từ đó, Dewey đưa ra quan điểm giáo dục và quan điểm chương trình theo chủ nghĩa thực dụng. Ông cho rằng “Mọi sự học tập đều bắt đầu từ kinh nghiệm”, “Giáo dục là một quá trình phát triển trong kinh nghiệm, do kinh nghiệm và vì kinh nghiệm”. Bởi vậy, ông cho rằng: “Giáo dục tức là cuộc sống”, “Giáo dục là sinh trưởng”, “Giáo dục là sự tiếp tục không ngừng cải tổ hoặc cải tạo kinh nghiệm”.
Năm 1984, giáo sư David Kolb, người Mĩ, đã công bố công trình nghiên cứu của mình về học tập dựa vào trải nghiệm. Ông nhấn mạnh sự quan tâm tới quá trình nhận thức bên trong của người học. Theo đó ông cho rằng “Học tập là quá trình mà kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm. Kết quả của kiến thức là sự kết hợp giữa nắm bắt kinh nghiệm và chuyển đổi nó”. Cũng theo Kolb thì học tập nên hình thành một cách tốt nhất khi nó được coi là một quá trình, thay vì chỉ quan tâm đến kết quả. Đó là một quá trình liên tục dựa trên những trải nghiệm. Ông đã xây dựng mô hình học tập qua trải nghiệm gồm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Khởi động bằng một kinh nghiệm cụ thể. Giai đoạn 2: Quan sát và phản hồi
Giai đoạn 3: Hình thành khái niệm trừu tượng Giai đoạn 4: Thử nghiệm chủ động
Với mô hình này, Kolb cho rằng trình tự của việc học phản ánh rằng người học có tiến hành hoạt động học tập dựa vào trải nghiệm không. Muốn học tập dựa vào trải nghiệm thì người học nhất thiết phải huy động những kinh nghiệm vốn có của cá nhân, rồi chiêm nghiệm, phản hồi trên các kinh nghiệm của mình (tức là giai đoạn quan sát và phản hồi) để từ đó khái quát hóa và công
thức hóa khái niệm để có thể áp dụng trong những tình huống mới có thể xuất hiện trong thực tế; sau đó các khái niệm này được áp dụng và kiểm nghiệm trong thực tế để thấy được sự đúng - sai, hữu dụng - vô ích, … theo đó lại xuất hiện một kinh nghiệm mới, và chúng lại trở thành đầu vào trong vòng học tập tiếp theo, cứ thế lặp đi lặp lại cho tới khi nào việc học đạt được mục tiêu đề ra ban đầu [21].
Theo David Kolb, để kinh nghiệm học tập được chính xác, người học cần có một số điều kiện như sau:
- Người học phải sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực;
- Người học phải có khả năng suy nghĩ về những gì trải nghiệm;
- Người học phải có và sử dụng kỹ năng phân tích để khái quát hoá các kinh nghiệm có được;
- Người học phải ra quyết định và có kỹ năng giải quyết vấn đề để sử dụng những ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.
Dựa trên lý thuyết về mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của David Kolb, các tác giả về sau đã vận dụng vào trong việc tổ chức cho học sinh học tập dựa vào trải nghiệm.
Bài viết “Ảnh hưởng của HĐTN với hoạt động học tập của giáo sinh”, tác giả Jing Wang và Jonathan Shiveley, Đại học California, Mỹ đã đưa ra những kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò của HĐTN đối với hoạt động học tập của học sinh. Theo đó “sinh viên đạt được tỷ lệ cao hơn rất nhiều trong việc học ở lớp và tốt nghiệp, duy trì điểm trung bình tốt hơn, và hình thành những
năng lưc tốt khi họ tham gia vào bất kỳ hoạt động trong phạm vi nghiên cứu ”
Năm 1996 thì Bisson và Luckner còn khẳng định được là trong và sau quá trình trải nghiệm, người học cảm thấy thoả mái và thích thú hơn bởi vì chính sự trải nghiệm thực tế đã kích thích sự tò mò và hứng thú của người học, làm tăng