Thực Trạng Thực Hiện Hình Thức Giáo Dục Đạo Đức

6

Qua bảng điều tra 2.8, cho thấy thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức của GV cho HS trường THPT Văn Hiến được thực hiện khá tốt.

Các phương pháp giáo dục đạo đức được GV sử dụng thường xuyên nhất là: “Nhắc nhở động viên”; “Phát động thi đua, khen thưởng kỷ luật”; “Phê phán những hiện tượng tiêu cực” với điểm TB từ 2.89 điểm trở lên. Điều đó cho đây là những phương pháp được GV sử dụng có hiệu quả, nên mới được GV sử dụng thường xuyên.

Các phương pháp giáo dục đạo đức it được sử dụng (và hiệu quả không được đánh giá cao) là “Tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể để thực hiện các nội dung giáo dục”; “Nói chuyện, hội thảo về đạo đức”; “Tổ chức tự quản cho HS”… Điểm TB của các phương pháp này thấp dưới 2.5. Các phương pháp giáo dục này được nhìn nhận và đánh giá lại rất khác nhau giữa các đối tượng khảo sát, chẳng hạn CBQL đánh giá cao phương pháp “Nói chuyện, hội thảo về đạo đức”, thì GV lại đánh giá thấp. Gv đánh giá cao phương pháp “Tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể để thể hiện nội dung giáo dục” thì CBQL cho rằng sử dụng phương pháp này là nhiều là đủ. Rõ ràng đây là điều cần lưu ý khi sử dụng và lựa chọn các phương pháp giáo dục cho phù hợp với lứa tuổi HS THPT, cũng như nhận thức của của GV và CBQL.

Đặ biệt là qua trao đổi với một số GV được biết “Việc nhắc nhở, động viên” “Phát động thi đua khen thưởng, kỉ luật” là các phương pháp giáo dục đạo đức chủ yếu hiện nay, nhưng để đạt mức độ giáo dục toàn diện, cần quan tâm đến việc tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể, đặc biệt là công tác

tự quản cho HS. Đây là thực trạng đáng quan tâm và có hướng khắc phục sớm để công tác giáo dục đạo đức đạt hiệu quả hơn.

- Về hình thức giáo dục đạo đức:

Để có cơ sở tìm hiểu về việc thực hiện hình thức giáo dục đạo đức, tác giả khảo sát 45 CBQL và GV về mức độ thực hiện các hình thức giáo dục đạo đức cho HS trường THPT Văn Hiến, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu 2.9 :

Bảng 2.9: Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục đạo đức


TT

Tiêu chí

Mức độ đánh giá

X

Tốt

TB

Yếu

1

Giáo dục đạo đức thông qua bài giảng

môn giáo dục công dân

45

0

0

3.00

2

Sinh hoạt lớp, Đoàn TNCS HCM

44

1

0

2.98

3

Đầu năm học tập nội quy nhà trường, lớp

44

1

0

2.98

4

Giáo dục đạo đức thông qua bài giảng

của các bộ môn

44

1

0

2.98

5

Hoạt động văn hóa, văn nghệ

36

9

0

2.80

6

Hoạt động xã hội từ thiện

44

1

0

2.97

7

Hoạt động thể dục thể thao

44

1

0

2.98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 9

Từ kết quả của bảng 2.9 trên nhận thấy công tác giáo dục đạo đức cho HS THPT chủ yếu qua các hình thức “Giáo dục đạo đức thông qua bài giảng của các bộ môn”; “Giáo dục đạo đức thông qua bài giảng môn giáo dục công dân”, “Đầu năm học tập nội quy nhà trường, lớp”. Điểm TB lần lượt là 3.00, và

2.98. Điều đó cho thấy đây là các hình thức giáo dục chủ yếu và được giáo viên thường xuyên sử dụng.

Có một số hình thức được cả GV và HS đánh giá cao như: Thông qua bài giảng, sinh hoạt lớp, Đoàn, hoạt động văn nghệ, học nội quy trường lớp… Còn một số hình thức giáo dục đạo đức GV đánh giá cao nhưng HS ngược lại như: Các hoạt động thời sự chính trị.

Thực tế trường THPT Văn Hiến, đã có nhiều cố gắng trong công tác giáo dục đạo đức, nhưng các hình thức giáo dục đạo đức còn nặng về hình thức, chưa thực sự thu hút HS tự tham gia để rèn luyện mình và để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học Phổ thông Văn Hiến

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và cách tiếp cận các chức năng quản lý thì thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Văn Hiến được thể hiện với 4 nội dung cụ thể là:

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức

Để có cơ sở tìm hiểu về việc thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức, tác giả khảo sát 45 CBQL và GV trường THPT Văn Hiến, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu 2.10 dưới đây:

Bảng 2.10: Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức


TT

Tiêu chí

Mức độ đánh giá

X

Tốt

TB

Yếu

1

Được xây dựng cho riêng công tác giáo

dục đạo đức cả năm học.

2

32

11

1.80

2

Được xây dựng cho từng học kỳ.

4

28

13

1.81

3

Được xây dựng cho từng tháng.

4

29

12

1.83

4

Được xây dựng cho từng tuần.

2

36

7

1.88

5

Được xây dựng cho các ngày lễ, kỷ niệm.

27

18

0

2.6

6

Cho từng bộ phận, đoàn thể.

1

10

34

1.26

7

Cho lớp yếu kém, HS cá biệt, HS hư.

8

28

9

1.97


8

Lồng ghép với kế hoạch tổng thể hàng năm, hàng tháng và nhiệm vụ công tác

hàng tuần.


36


8


1


2.79

9

Được lồng ghép với Nghị quyết lãnh đạo

của nhà trường.

35

8

2

2.74

Kết quả bảng 2.10 cho thấy trường THPT Văn Hiến đã chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS trong cả năm học, cho các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn, cho thời gian dài, còn kế hoạch tuần, tháng ít được sử dụng. Mặc dù trên thực tế các kế hoạch giáo dục đạo đức chủ yếu được lồng ghép trong kế hoạch công tác, nói chung vẫn còn sơ sài, biện pháp và hình thức chưa đủ sinh động, chưa chú trọng đến cơ chế phối hợp.

Qua nghiên cứu thực tế thấy rằng, trong quản lý giáo dục nói chung nhà trường đã quan tâm đến xây dựng kế hoạch. Và đối với giáo dục đạo đức cho HS, nhà trường cũng đã tiến hành xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện được thuận lợi. Việc xây dựng kế hoạch ở một khía cạnh nào đó được tiến hành thường xuyên theo định kì hàng tuần, hàng tháng và cho từng năm học. Tuy nhiên xem xét về mặt chất lượng của kế hoạch và yêu cầu về tính khoa học, toàn diện, đồng bộ, cụ thể, chi tiết của kế hoạch xây dựng cho một hoạt động rất quan trọng và phức tạp như hoạt động giáo dục đạo đức cho HS thì còn nhiều điểm cần được tiếp tục quan tâm, nghiên cứu để giải quyết. Từ thực tế nghiên cứu ta có thể đánh giá việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS của nhà trường chưa thực sự được quan tâm và đầu tư thỏa đáng.

Trong các ý kiến được hỏi thì có nhiều ý kiến cho rằng không có kế hoạch giáo dục đạo đức “Được xây dựng riêng cho công tác giáo dục đạo đức cả năm học”, xếp thứ 7/9 với mức điểm TB là 1.8.

Kế hoạch giáo dục đạo đức cụ thể cho từng tuần để trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cho HS cũng như kế hoạch giáo dục riêng cho những tập thể và cá nhân “chậm tiến” cũng ít được quan tâm, chỉ có mức điểm TB lần lượt là 1.88 và 1.94.

Đa phần các ý kiến cho rằng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS được “Lồng ghép với kế hoạch tổng thể hàng năm, hàng tháng và nhiệm vụ công tác tuần” cũng như “Được lồng ghép với Nghị quyết lãnh đạo nhà trường” trong nghị quyết lãnh đạo nhà trường, đơn vị. Và trong các kế hoạch hoạt

động của một số ngày lễ kỷ niệm, ngày truyền thống cũng có lồng ghép nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS.

Như vậy, ta có thể thấy từ việc chưa thực sự quan tâm đến công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức, trong đó kế hoạch chủ yếu được lồng ghép với các kế hoạch khác, ít có kế hoạch riêng, nên chất lượng kế hoạch không cao, thiếu tính khoa học, toàn diện, đồng bộ, cụ thể, chi tiết. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đạo đức cho HS của nhà trường. Do đó đòi hỏi cần nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cấp về vị trí, vai trò của công tác kế hoạch, cách thức xây dựng một bản kế hoạch để các hoạt động nói chung của nhà trường trong đó có xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho HS nhằm nâng dần tính “chuyên nghiệp”, góp phần nâng cao chất lượng công tác của nhà trường.

2.3.2. Thực trạng về tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức

Để có cơ sở tìm hiểu về tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức, tác giả khảo sát 45 CBQL và GV trường THPT Văn Hiến, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu 2.11 dưới đây:

Bảng 2.11: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục


TT

Tiêu chí

Mức độ đánh giá

X

Tốt

TB

Yếu

1

Kịp thời, đầy đủ, khoa học.

0

25

20

1.57

2

Đồng bộ.

0

24

21

1.53

3

Đúng kế hoạch.

5

20

20

1.68

4

Máy móc theo kế hoạch đã định.

1

36

8

1.84

5

Có điều chỉnh linh hoạt, hợp lý.

1

25

19

1.6

6

Cụ thể, thiết thực.

2

11

32

1.33

7

Chung chung.

4

27

14

1.78

8

Chú trọng triển khai kế hoạch chuyên môn.

1

18

26

1.44

9

Không chú trọng triển khai bằng kế hoạch

chuyên môn.

1

36

8

1.84

Qua bảng số liệu 2.11 cho thấy việc triển khai kế hoạch công tác giáo dục đạo đức ở trường THPT Văn Hiến còn nhiều hạn chế. Có thể nói việc chưa thực sự quan tâm đến công tác kế hoạch cho hoạt động giáo dục đạo đức cũng chính là nguyên nhân của việc còn có những hạn chế trong triển khai kế hoạch. Mặc dù kế hoạch được triển khai “Đúng kế hoạch”, xếp thứ 3, nhưng có tới 84% (điểm TB = 1,68) ý kiến tán thành kế hoạch được triển khai “Máy móc theo kế hoạch đã định” và 78,4% (điểm TB = 1,84) ý kiến cho rằng kế hoạch còn “chung chung” và 58,4% (điểm TB = 1,78) tán thành “Không chú trọng bằng triển khai kế hoạch chuyên môn”. Tính thiết thực, cụ thể, đồng bộ trong triển khai kế hoạch cũng bị đánh giá thấp. Điều này cho thấy việc triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS của nhà trường còn có những lúng túng nhất định đòi hỏi nhà trường cần phải quan tâm hơn để nâng cao không những việc xây dựng kế hoạch mà còn cả tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.

Về hình thức triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức, tác giả khảo sát 45 CBQL và GV trường THPT Văn Hiến, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu 2.12:

Bảng 2.12: Các hình thức triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức


TT

Tiêu chí

Mức độ đánh giá

X

Tốt

TB

Yếu

1

Phát bản kế hoạch

0

28

17

1.62

2

Tập trung nghe phổ biến

2

35

8

1.86

3

Triển khai qua hệ thống bảng tin, loa

truyền thanh

8

18

19

1.75


Từ kết quả bảng 2.12 ta thấy, hình thức mà nhà trường thường tiến hành khi triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS là “Tập trung nghe phổ biến” (Điểm TB = 1,86), tiếp đến là “Triển khai qua hệ thống bảng tin, loa

truyền thanh” (Điểm TB = 1,75), “Phát bản kế hoạch” (Điểm TB = 1,62) và cuối cùng là “Kết hợp cả ba hình thức trên” (Điểm TB = 1,52).

Như vậy, có thể nói với việc lựa chọn chủ yếu hình thức “tập trung nghe phổ biến” mà ít quan tâm đến việc phối hợp các hình thức tuyên truyền, phổ biến kế hoạch sẽ làm cho kế hoạch quán triệt thiếu sự thấu đáo, khó thấm sâu vào nhận thức của từng CBQL, GV, nhân viên và HS nhà trường. Dó đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới chất lượng thực hiện kế hoạch và cũng chính là làm cho chất lượng đạo đức HS của nhà trường không đạt được mục tiêu mà kế hoạch nêu ra, không đạt được kì vọng của lãnh đạo nhà trường cũng như mong muốn của xã hội

2.3.3. Thực trạng về chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức

Để có cơ sở tìm hiểu về chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức, tác giả khảo sát 45 CBQL và GV trường THPT Văn Hiến, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu 2.13 dưới đây:

Bảng 2.13: Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục


TT

Tiêu chí

Mức độ đánh giá

X

Tốt

TB

Yếu

1

Hiệu trưởng chỉ đạo việc bố trí nhân

lực hợp lý

0

14

31

1.32

2

Giao nhiệm vụ đến từng CBQL, GV

và các tổ chức trong nhà trường.

1

9

35

1.22

3

Sắp xếp, tạo điều kiện tốt cho các hoạt

động giáo dục đạo đức cho HS.

0

30

15

1.67


4

Hướng dẫn chi tiết cho CBQL, GV và các tổ chức liên quan đến giáo dục về kế

hoạch giáo dục đạo đức đã xây dựng.


0


7


38


1.16


5

Giám sát các hoạt động của mọi người

tham gia vào công tác giáo dục đạo đức cho HS.


1


23


21


1.56

Động viên, kích thích, uốn nắn việc

thực thi kế hoạch đề ra.

0

8

37

1.18


7

Yêu cầu cao sự gương mẫu của

CBQL, GV, nhân viên nhằm giáo dục đạo đức cho HS.


0


9


36


1.20


8

Chỉ đạo phối hợp với các lực lượng xã

hội trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức cho HS.


1


14


30


1.36

6

Qua bảng số liệu 2.13 cho thấy một số vấn đề như sau: Việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS còn nhiều bất cập. Điểm TB của các tiêu chí đều thấp. Hầu hết các hoạt động nêu trên đều được các CBQL thường xuyên làm trong công tác quản lý của mình. Song vấn đề mà GV “kêu ca” nhiều nhất đó là sự động viên, kích thích, uốn nắn từ phía CBQL không thường xuyên, việc phân công tác đôi lúc còn mang tính một chiều, hay kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS được đưa ra trong các cuộc họp song chưa hướng dẫn chi tiết để mọi người cùng triển khai cho hiệu quả.

Hơn nữa, việc thực hiện phong trào “Nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, HS thanh lịch” và cuộc vận động “Không vi phạm đạo đức nhà giáo” còn mang tính hình thức, không đưa ra được biện pháp hiệu quả để CBQL, GV, HS thực sự ủng hộ, rất ít các nhà trường tổ chức đánh giá việc thực hiện các cuộc vận động trên.

Nhiều GV khi được hỏi “Thầy/ Cô có biện pháp xử lý những HS hay vi phạm kỉ luật trong trường, trong lớp không?”, có nhiều ý kiến cho rằng việc dạy kiến thức trên lớp đã mất hết thời gian, làm sao có thể quan tâm hết đến những HS “cá biệt” đó được, một số ý kiến khác lại cho rằng khi HS vi phạm lỗi thì ghi tên vào sổ Ghi đầu bài để GV chủ nhiệm xử lý. Có những GV khi gặp phải bất cứ tình huống HS hư nào gây chuyện trong lớp đều phải gọi BGH lên giải quyết.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022