Thực Trạng Kiểm Tra – Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức

Khi GV được hỏi về việc đánh HS khi HS mắc lỗi, đa số GV đều cho rằng họ cảm thấy bất lực, không thể kiềm chế sự nóng giận khi HS liên tục mắc lỗi, không chịu cố gắng. Một số GV cho rằng HS bây giờ được cho quá nhiều “quyền” nên không biết nể sợ GV, cần phải có những biện pháp mạnh để “điều trị” những đứa trẻ ngỗ ngược như vậy.

Còn với câu hỏi “Thầy/ Cô cảm thấy như thế nào khi tham gia các hoạt động ngoại khóa với HS?” thì có GV thẳng thắn nói rằng họ không thích. Tìm hiểu nguyên nhân mới thấy một số người bận việc riêng, một số cảm thấy nhàm chán, một số cho là không có ích lợi gì.

Tìm hiểu thêm về GV thông qua các kênh phản biện khác như HS, phụ huynh HS, nhân dân quanh khu vực trường học, chúng tôi thấy còn một số vấn đề nổi cộm đó là: việc ra vào lớp của GV đôi khi không đúng giờ, cách ăn mặc, đầu tóc chưa thật phù hợp với việc lên lớp, việc sử dụng đồ dùng khi giảng dạy chỉ được thực hiện trong các tiết học có người dự giờ. Các đồng chí CBQL trong các nhà trường đều nhận thấy ý thức, thái độ của GV, nhân viên của mình trong giảng dạy cũng như trong công tác giáo dục đạo đức cho HS song đa số chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, chưa bao giờ có một hình thức kỷ luật nào đối với việc vi phạm của GV.

Vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường tác động vào nhận thức của CBQL, GV, nhân viên về vấn đề giáo dục đạo đức cho HS đồng thời định hướng lại cho GV về tầm quan trọng của người GV trong vai trò một mẫu nhân cách, đạo đức, lối sống cho HS noi theo.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra – đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức

Để có cơ sở tìm hiểu về kiểm tra – đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức, tác giả khảo sát 45 CBQL và GV trường THPT Văn Hiến, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu 2.14 dưới đây:

Bảng 2.14: Thực trạng kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục


TT

Tiêu chí

Mức độ đánh giá

X

Tốt

TB

Yếu


1

Kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS thường xuyên và

định kì.


1


29


15


1.68


2

Đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho HS thông qua tự kiểm tra và thông tin của các lực lượng giáo dục

khác.


1


18


26


1.43


3

Khen thưởng, động viên kịp thời những kết quả tốt, những tập thể, cá

nhân tích cực, đạt kết quả cao.


0


16


29


1.35


4

Phê bình, nhắc nhở chính xác những biểu hiện vi phạm nội quy, luật pháp và vi phạm giá trị đạo đức, sự vô trách nhiệm… gây hậu quả xấu trong việc

giáo dục đạo đức cho HS.


0


15


30


1.32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 10

Qua số liệu thể hiện trên bảng 2.14 trên thì thấy: Việc kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục đạo đức của CBQL các trường THPT Văn Hiến diễn ra khá thường xuyên, song việc khen thưởng, động viên, phê bình, nhắc nhở chưa được kịp thời. Cho dù là GV hay HS, việc khen chê hợp lý, kịp thời sẽ động viên được người tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức rất nhiều. Cần phải xem xét biện pháp này để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức giáo dục đạo đức cho HS.

Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho HS đã được nhà trường quan tâm và tổ chức thực hiện. Trong hoạt động giáo dục đạo đức, công tác kiểm tra, đánh giá có ảnh hưởng khá lớn, tác động thuận chiều với

chất lượng đạo đức HS. Ngoài ra qua điều tra thêm cho biết kết quả là có 97,6% ý kiến cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với hoạt động giáo dục đạo đức ảnh hưởng tới hoạt động này, và có 69,6% cho rằng có ảnh hưởng nhiều. Về tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá thời gian qua, nhà trường chủ yếu tập trung vào mặt định lượng như việc lập kế hoạch giáo dục đạo đức, tổ chức, triển khai, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, hồ sơ, sổ sách công tác QL giáo dục đạo đức, việc chấp hành kỉ luật, kết quản phân loại rèn luyện HS….

Tuy nhiên, việc kiểm tra chưa được thường xuyên, các vấn đề phức tạp mang tính định tính ít được chú ý đến như vấn đề trách nhiệm của CBQL, GV, nhân viên và nhất là GV chủ nhiệm đối với hoạt động giáo dục đạo đức cho HS; nhận thức của CBQL GV về vị trí, vai trò của giáo dục đạo đức HS, sự gương mẫu của CBQL, GV, nhân viên nhà trường,… Còn với hình thức kiểm tra, nhà trường chưa quan tâm đổi mới và vận dụng linh hoạt mà thường tiến hành tiến hành theo định kì, đồng loạt, có thông báo trước; chỉ tập trung vào kiểm tra hồ sơ, sổ sách, nghe báo cáo kết quả của các đơn vị chức năng. Các căn cứ đánh giá mức độ rèn luyện của HS theo Quyết định số 08/2007/QĐ-BCA(X14) ngày 02 tháng 01 năm 2007 có những nội dung chung chung, khó định lượng, khó kiểm tra, đánh giá mức độ chính xác của việc phân loại rèn luyện HS ở các lớp học. Do đó việc đánh giá ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi nhân tố chủ quan của những người có trách nhiệm đánh giá xếp loại (nhất là những người có ảnh hưởng cao như GV chủ nhiệm, Phòng Công tác HS, SV).

2.3.5. Những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học Phổ thông Văn Hiến

Để tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế trong việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS tác giả khảo sát 45 CBQL và GV trường THPT Văn Hiến, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.15: Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

TT

Tiêu chí

Mức độ đánh giá

X

Tốt

TB

Yếu


1

Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm

quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức


40


5


0


2.89

2

Chưa xây dựng được màng lưới tổ

chức quản lý

42

3

0

2.94

3

Do thiếu chỉ đạo từ trên chi tiết cụ thể

37

8

0

2.83

4

Do thiếu văn bản pháp quy

35

10

0

2.78

5

Công tác thanh tra, kiểm tra chưa

thường xuyên

30

15

0

2.67

6

Sự phối hợp giũa các lực lượng giáo

dục chưa đồng bộ

32

13

0

2.72

7

Đánh giá, khen thưởng chưa khách

quan kịp thời

35

10

0

2.78

8

Công tác kế hoạch hóa còn yếu

32

13

0

2.72

9

Do đội ngũ cán bộ, GV biến động

27

18

0

2.61

10

Còn nguyên nhân khác

2

43

0

2.06

Với kết quả bảng 2.15 trên cho thấy có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc quản lý giáo dục đạo đức cho HS.

* Nhóm nguyên nhân khách quan:

Do sự chỉ đạo thiếu đồng bộ từ trên xuống và do thiếu các tài liệu văn bản pháp quy hướng dẫn. Trên thực tế nhà trường chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá đạo đức, hạnh kiểm của HS, dẫn đến tình trạng không ít GV chủ nhiệm trẻ lúng túng trong việc xếp loại hạnh kiểm HS.

* Nhóm nguyên nhân chủ quan:

Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức. Vì nhận thức còn hạn chế nên nhiều CBQL, GV chưa thật nhiệt tình tham gia quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS, có GV chủ nhiệm buông lỏng công tác giáo dục đạo đức cho HS, chưa xây dựng được màng lưới tổ chức quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, chặt chẽ. Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục.

Công tác đánh giá khen thưởng chưa động viên kịp thời, chưa động viên được phong trào thi đua của GV và HS. Nguyên nhân chủ quan rất cốt lõi là số GV chủ nhiệm tâm huyết với nghề, yêu trẻ và có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho HS chưa nhiều, những GV trẻ mới ra trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm sống và công tác giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy cần thiết phải bồi dưỡng đội ngũ GVCN là lực lượng nòng cốt giáo dục đạo đức cho HS.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học Phổ thông Văn Hiến

2.4.1. Mặt tích cực

Trong nhưng năm học qua, các thầy cô giáo trường THPT Văn Hiến với sự nỗ lực của mình đã trau dồi phẩm chất và năng lực, thể hiện tấm gương sáng cho HS noi theo. Ngày càng xuất hiện nhiều hơn những tấm gương tiêu biểu trong công tác giảng dạy, học tập và rèn luyện.

Việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đã có tác dụng tích cực trong công tác phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường, giữ được môi trường sư phạm lành mạnh, đây là những điều kiện cần thiết trong công tác giáo dục đạo đức hình thành nhân cách HS.

Công tác GVCN được nhà trường chú trọng về lực lượng, coi đây là cầu nối giữa nhà trường với tập thể lớp, với từng HS và cũng là đường dây liên lạc hiệu quả nhất để truyền và thu nhận thông tin từ hai phía nhằm điều khiển, điều chỉnh kịp thời công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng. Đồng thời đội ngũ GVCN cũng giữ được mối liên lạc với CMHS, nắm bắt cụ thể hoàn cảnh từng gia đình HS để vận dụng các biện pháp giáo dục phù hợp, và thực sự có hiệu quả.

Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, mặc dù mới được triển khai nhưng trường THPT Văn Hiến đã có nhiều các hoạt động phong phú như: giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch… đã thực sự đem lại tính thiết thực trong suy nghĩ và hành động của HS.

Về phía HS đại đa số các em có nhận thức đúng đắn về những giá trị chuẩn mực, luôn vâng lời thầy cô giáo, ra sức phấn đấu tu dưỡng rèn luyện phẩm chất của mình để trở thành con ngoan trò giỏi.

Ưu điểm cơ bản nhất đó chính là đội ngũ. GV nhà trường đều có ý thức quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức, nhiều cá nhân đã cố gắng cao trong cương vị công tác của bản thân để thực hiện tốt công tác này.

2.4.2. Mặt hạn chế

BGH chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý công tác giáo dục đạo đức cho HS, điều này thể hiện ở việc chưa có kế hoạch chuyên đề về giáo dục đạo đức hành năm, hàng tháng, nội dung giáo dục đạo đức cho HS chưa thiết thực, chưa thật phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường, hình thức giáo dục đạo đức cho HS đề ra trong kế hoạch chung còn chưa phong phú, hấp dẫn, nội dung giáo dục đạo đức chưa thiết thực, còn mang tính bề nổi, thiếu bề sâu.

Quy trình quản lý công tác giáo dục đạo đức chưa rõ ràng, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp đồng bộ giữa GVCN, GVBM và các tổ chức khác trong nhà trường để thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho HS. Việc phối hợp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường còn thiếu chủ động, chưa tập trung vào các mục tiêu giáo dục đạo đức.

Chưa có các biện pháp chủ động phát hiện sớm, phân công quản lý các HS có biểu hiện chưa ngoan để có phương pháp giáo dục hiệu quả ngày tử khi những HS này còn ở mức độ vi phạm chưa có hệ thống hoặc ở mức độ nhẹ… Chính vì đơn giản và quá thụ động nên dễ làm HS quá nhàm chán, nhất là đối tượng HS chưa ngoan về đạo đức thì chưa tạo được tình cảm mãnh liệt cần giúp các em nhận thức và điều chỉnh.

Việc kiểm tra đánh giá chưa tập trung vào các hoạt động giáo dục đạo đức của các tổ chức cá nhân trong nhà trường, chưa thường xuyên coi trọng

đúng mức kiểm tra đánh giá chuyên sâu về các hoạt động giáo dục đạo đức và chưa gắn chặt các hoạt động này với công tác khen thưởng, kỷ luật cán bộ, GV và HS.Chủ yếu sơ kết, tổng kết chỉ thông qua sinh hoạt động dưới cờ, sinh hoạt động bằng những khen, chê theo vụ việc. Ngoài ra kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch của nhà trường cũng chưa hợp lý và chưa kịp thời đúng lúc.

Bên cạnh đó cần nhấn mạnh một số mặt cụ thể như sau: Vẫn còn một số bộ phận nhỏ CBQL, GV chưa có nhận thức đúng và chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho HS, khi chưa có nhận thức đúng đắn thì hiển nhiên hành động sẽ bị sai lệch, giáo dục đạo đức chủ yếu quan tâm đến mặt nhận thức (lý luận) mà chưa chú trọng đến việc rèn luyện ý chí, thái độ hành vi cho HS. Các hình thức tổ chức giáo dục tuy có đa dạng, nhưng nội dung còn nghèo nàn, dập khuôn, chưa đổi mới, phương pháp chưa phù hợp nên chưa uốn nắn kịp thời những hành vi sai lệch của HS. Tuy dạy lồng ghép trong các môn học thông qua “dạy chữ” để “dạy người” chưa đồng bộ chưa đưa vào tiêu chí đánh giá giờ dạy, môn giáo dục CD chưa được chú trọng, bị xem là môn phụ. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong qua trình giáo dục đạo đức cho HS chưa tạo được sự đa dạng các hình thức phối kết hợp chặt chẽ. CSVC, tài chính hỗ trợ cho các hoạt động của Đoàn, Hội còn nghèo nàn, quá eo hẹp do vậy khó khăn thu hút đông đảo HS tham gia công tác giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao.

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho HS trường THPT Văn Hiến thấy rằng: Công tác giáo dục đạo đức cho HS đã được mọi cấp, ban ngành quan tâm, nhà trường đã chú trọng và đã đạt được kết quả nhất định, song chưa đáp ứng tốt được yêu cầu của xã hội.

Để giải quyết được vấn đề này, trước tiên phải tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành động, của CBQL, GVCN, GVBM, CMHS…Làm được điều này cần xác lập các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS trường THPT Văn Hiến được đề cập trong chương 3 của luận văn.

Kết luận chương 2

Công tác giáo dục đạo đức cho HS ở trường THPT Văn Hiến quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đã tạo được những bước chuyển biến đáng kể. BGH và đội ngũ CBQL, GV đã luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Nhà trường đã chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức theo đúng quy trình quản lý như: thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ phận, từng cá nhân trong nhà trường.

Chính vì vậy đại đa số HS có ý thức tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học tập, trở thành con ngoan, trò giỏi. Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp HS chưa ngoan, vi phạm đạo đức. Nguyên nhân cơ bản là do công tác quản lý giáo dục đạo đức cho HS còn hạn chế, các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức chưa thiết thực, mang nặng tính hình thức. Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi cán bộ làm công tác quản lý phải tìm tòi nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS. Đó là nội dung chính tác giả trình bày ở chương 3.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí