Thực Trạng Các Yếu T Ảnh H Ng T I Giáo Dục Đạo Đ C Cho Học Sinh Tr Ng Thcs Im C Th Nh Ph I T Tr T Nh H Thọ

Chính vì vậy sự cần thiết phải bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN – lược lượng nòng cốt GDĐĐ cho HS.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục đạo đức cho học sinh ta khảo sát trên 27 GV của trường thông qua bảng hỏi.

Bảng 2.15. Thực trạng các yếu t ảnh h ng t i giáo dục đạo đ c cho học sinh tr ng THCS im c th nh ph i t Tr t nh h Thọ


TT


Các yếu tố ảnh hưởng tới GDĐĐ

Mức độ phối hợp


Điểm TB

Rất ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

1

Giáo dục nhà trường

22

3

2

0

2,74

2

Giáo dục gia đình

20

5

5

4

2,78

3

Giáo dục xã hội

16

6

6

6

2,44

4

Tự giáo dục của học sinh

8

8

8

10

1,78

5

Tính kế hoạch hóa trong công tác giáo dục HS


19


5


2


2


2,56

6

Chất lượng đội ngũ giáo viên

25

1

1

0

2,89

7

Sự tích cực hưởng ứng của HS

17

6

3

1

2,44

8

Mức độ XHH trong GDĐĐ

6

10

8

3

1,70

9

Hoạt động của Đoàn - Đội

20

5

1

1

2,63

10

Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính

5

9

8

5

1,58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 11


Từ bảng 2.15 cho ta nhận thấy được chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố ảnh hưởng nhất tới kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo viên người cầu nối giữa các mối quan hệ gia đình, xã hội của học sinh. Tiếp xúc với học sinh trong thời gian chủ yếu và có tác động đến tâm lý học sinh tích cực nhất. Điều đó ta cũng thấy rằng thầy cô là tấm gương đạo đức mẫu mực nhất, cũng đồng thời là người rèn luyện đạo đức cho học sinh để học sinh phát huy được những đức tính cần thiết cho xã hội. Môi trường giáo dục trong nhà

trường là môi trường lý tưởng để rèn giũa cho học sinh có được những phẩm chất đạo đức của xã hội cần.

Cũng nhận thấy rằng điều kiện cơ sở vật chất và khả năng tự giáo dục của học sinh ít ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. ta hiểu rằng khi sinh ra thì tình cảm, thái độ của mỗi người khác nhau nhưng ảnh hưởng về thái độ tính nết phải do sự tiếp xúc với người khác và chủ yếu nhất là những tiếp xúc xã hội đã tác động ngược trở lại đối với mỗi người. Với thực trạng học sinh của trường THCS Kim Đức hiện nay thì yếu tố tự giáo dục của học sinh là ít ảnh hưởng tới khả năng giáo dục mà sự tác động đến tâm lý là thông qua nhà trường thầy cô giáo.

2.6. Đánh giá chung về hoạt động quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường THCS Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới

2.6.1. Ưu điểm

Đa số GV đều có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức, về nội dung GDĐĐ cho HS trong nhà trường. Học sinh ở nhà trường đa số là dân địa phương nên mối quan hệ gắn kết cộng đồng được thể hiện rõ. Các em đa số gia đình là thuần nông, nên sự giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội đã hình thành nên những phẩm chất đạo đức sẵn có như: nhân ái, yêu thương xóm làng, yêu quê hương, đất nước, quý trọng tình cảm gia đình, kính trên nhường dưới, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, có tinh thần đoàn kết nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè người thân, có lối sống lành mạnh, văn minh, khiêm tốn thật thà, tự học hỏi, tự giác chấp hành kỷ luật tốt, chấp hành nội quy trường, lớp; biết tuân theo pháp luật, tuân theo những quy định của cuộc sống, xã hội và cộng đồng. Nhiều em có ý thức vươn lên để tự khẳng định mình trong học tập và cuộc sống, không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất, nhân cách, năng lực để trở thành học sinh phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thẩm, mỹ.

Trường THCS Kim Đức đã có sự quan tâm đúng đắn và kịp thời về vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường, nên đã đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động giáo dục, đưa ra những giải pháp quản lý phù hợp với thực trạng của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên qua việc tổ chức học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên, những buổi học chính trị, sinh hoạt, học tập nội quy, điều lệ trường, quy định khen thưởng, kỷ luật, đánh giá xếp loại học sinh.

Nhà trường cũng có nhiều hình thức GDĐĐ cho HS với nội dung phù hợp thông qua con đường dạy học, thông qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường triển khai kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho cán bộ quản lý, giáo viên, GVCN, Đoàn TNCS HCM….

2.6.2. Hạn chế

Những năm gần đây, công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở trường THCS Kim Đức vẫn còn một số bất cập. Nhà trường chưa xây dựng kế hoạch GDĐĐ rõ ràng, cụ thể, chi tiết ngay từ đầu năm học. Các nội dung cho hoạt động GDĐĐ đa số là lồng ghép vào các kế hoạch khác. Điều này dẫn đến các hoạt động GDĐĐ chưa thật sự được chú trọng coi là một nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện một cách nghiêm túc.

Trong trường đa số giáo viên lên lớp chủ yếu dạy kiến thức, làm sao truyền thụ hết nội dung bài học, nặng về chuyên môn mà ít quan tâm đến việc liên hệ thực tế, quan tâm đến giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, coi nhẹ ý thức kỷ luật, thái độ, thói quen, hành vi của học sinh.

Các tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện khuân khổ theo hướng dẫn của trường mà chưa linh hoạt, sáng tạo trong các tổ chức. Các hình thức chưa phong phú, đa dạng, có chiều sâu thu hút sự

tham gia nhiệt tình của học sinh và nâng cao nhận thức sâu sắc về tình cảm, niềm tin mãnh liệt để hình thành và phát triển hành vi chuẩn mực đạo đức.

Sự phối hợp các lực lượng chưa đồng bộ, thiếu nhất quán giữa nhà trường và các đoàn thể xã hội, phụ huynh học sinh, nhất là các bậc cha mẹ học sinh chưa rõ ràng, thường xuyên, mục tiêu và nội dung giáo dục chưa thống nhất. Từ những tồn tại này dẫn đến việc thực hiện các nội dung hoạt động GDĐĐ chưa đem lại hiệu quả cao, chưa thu hút và làm thay đổi nhận thức của HS.

Một tồn tại lớn nữa trong hoạt động quản lý GDĐĐ là phương pháp truyền dạy nội dung GDĐĐ chưa thật sự hiệu quả và giúp cho HS nhận ra vai trò của GDĐĐ. Đa số các phương pháp truyền dạy của GV đều mang tính áp đặt, chỉ ra lỗi vi phạm, giáo huấn truyền thống mà chưa tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra nhiều hướng giải quyết và quan trọng chưa tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của HS.

Khi hoạt động quản lý GDĐĐ chưa cụ thể chưa rõ ràng sẽ dẫn đến cách thức thực hiện còn chung chung, phương pháp truyền dạy cũng mang tính chủ quan theo phương pháp truyền thống. Tất cả những hạn chế trên đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho nhà quản lý trường THCS Kim Đức cần rút kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp kịp thời, đúng đắn để hoạt động GDĐĐ trong nhà trường đạt hiệu quả.

2.6.3. Nguyên nhân của những ảnh h ng

Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường THCS Kim Đức, tôi nhận thấy những nguyên nhân dẫn đến tồn tại và hạn chế trong hoạt động GDĐĐ cho học sinh là:

- Đối với nhận thức của học sinh

Do đặc điểm của lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi rất sôi nổi, thích khám phá, tìm tòi các em dễ chạy theo những cái mới lạ, thậm chí cả những biểu hiện và xu hướng lệch lạc, xa rời, đi ngược lại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

Bản thân học sinh còn thiếu những trải nghiệm về lòng nhân ái. Học sinh THCS sinh ra và lớn lên trong điều kiện rất thuận lợi khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, độc lập tự do, chủ nghĩa xã hội; các em được sống hạnh phúc và chưa hiểu biết ý nghĩa, sự cần thiết của giá trị đạo đức, nhiều khi các em còn cho rằng đó là những gì đã lạc hậu, không cần thiết. Đó cũng là điều dễ hiểu, vì chỉ khi người ta khát khao vươn tới để đạt được cái mà mình mơ ước thì người ta mới biết quý trọng nó. Học sinh THCS chưa được trải nghiệm nỗi đau của người dân mất nước thì các em chưa hiểu hết được giá trị của độc lập tự do, của đức hi sinh, lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, xả thân vì nước của thế hệ đi trước. Được sống hạnh phúc, được chăm lo, được bảo vệ, được học hành … Các em cho đó là điều tự nhiên và dễ lãng quên đi quá khứ và do vậy, không nhớ ơn, đền đáp những người có công với nước, với dân tộc. Thực trạng trên cũng chứng tỏ quá trình GDĐĐ nếu không được chú trọng và có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thì có nguy cơ làm cho một bộ phận học sinh mai một, học sinh THCS của chúng ta sẽ xa rời và không tiếp nối được truyền thống đạo đức của dân tộc và làm ảnh hưởng không tốt đến tâm hồn và tính cách của các em.

- Đối với xã hội

Hiện nay xã hội ta đang có nhiều biến động. Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường quá trình hội nhập, mở cửa, giao lưu rộng rãi với các nước trên thế giới, sự bùng nổ thông tin … đã làm cho lối sống của xã hội đang có nhiều thay đổi, hệ thống giáo dục đạo đức không được quan tâm giữ gìn, thậm chí còn xem nhẹ, đã ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ hành vi của một bộ phận học sinh, điều đó thể hiện trong mối quan hệ giữa con người với con người có chiều hướng giảm sút. Những hoạt động tiêu cực của một loại hình như Internet, văn hóa phẩm đồi trụy …là những cám dỗ đầy ma lực lôi cuốn thế hệ trẻ nhất là học sinh THCS ở lứa tuổi đang phát triển thích tìm tòi, khám phá.

Những tác động tiêu cực của môi trường xã hội có nhiều vẩn đục đã góp phần hình thành ở học sinh tính ích kỷ, hẹp hòi, thiếu quan tâm, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với những người xung quanh, ngay cả đối với những người thân trong gia đình. Thói thích hưởng thụ vật chất, thiếu tình nghĩa, tình cảm thực dụng được đặt cao hơn lý tưởng xã hội, hoài bão ước mơ chân chính … là động lực có thể lôi kéo học sinh vào những hoạt động tiêu cực, thiếu lành mạnh, đưa học sinh xa rời và quay lưng lại với các giá trị văn hóa, đạo đức của dân tộc.

Công tác thông tin, giáo dục, truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng mặc dù đã có nhiều cố gắng và bằng các hình thức đa dạng và bước đầu đã mang lại kết quả nhất định. Tuy nhiên, để những thông tin đó thực sự có tác dụng giáo dục mạnh mẽ cho học sinh cũng như đông đảo thanh thiếu niên thì không chỉ dừng lại ở tuyên truyền nâng cao nhận thức mà cần phải có các hoạt động cụ thể, thiết thực để biến nhận thức thành hành vi, thói quen của học sinh.

- ề phía gia đình

Gia đình là môi trường gần gũi nhất của mỗi con người, cha mẹ nào cũng muốn dạy con nên người, dạy con có lòng hiếu thảo, thương yêu người khác … Nhưng không phải gia đình nào cũng có phương pháp dạy con đúng. Đặc biệt tình cảm gia đình, ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình với nhau và lối sống của gia đình là cơ sở hình thành đạo đức của mỗi con người.

Tuy nhiên, hiện nay có những tác động ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, xu hướng lao động công nghiệp, ở một số gia đình do mải làm ăn phát triển kinh tế nên đã không có nhiều thời gian để chăm lo giáo dục con cái, chỉ trông cậy vào sự giáo dục của nhà trường; sự tiếp xúc giữa cha mẹ và con cái ngày càng trở nên ít ỏi, cha mẹ hầu như không có điều kiện tác động GDĐĐ cho con cái mình.

Một số gia đình cha mẹ thiếu ý thức GDĐĐ cho con. Bản thân những cha mẹ này còn trẻ thiếu trải nghiệm và chưa coi trọng giá trị đạo đức. Ở những gia đình này, các giá trị đạo đức bị mờ nhạt nếu như không nói là bị xem nhẹ trong nếp nghĩ, cũng như trong lối sống của họ. Đây chính là nguyên nhân khiến một số các em chưa chú trọng rèn luyện làm theo tấm gương về đức hi sinh, về lòng nhân ái….

- ề phía nhà trường

Tuy thời gian ở trường của học sinh không nhiều so với thời gian các em sống trong gia đình và ngoài xã hội, nhưng nhà trường đóng vai trò chủ đạo, vai trò nòng cốt trong sứ mệnh trồng người trong việc GDĐĐ cho học sinh. Nhà trường đã chú ý, quan tâm đến việc GDĐĐ cho học sinh và đã động viên giáo viên khai thác được những nội dung giáo dục đạo đức trong quá trình dạy môn Giáo dục công dân cũng như tổ chức nhiều hoạt động giáo dục có hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, qua khảo sát và phỏng vấn một số học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý, chúng tôi thấy còn tồn tại một số vấn đề về biện pháp quản lý giáo dục đạo đức như sau: Nhà nhà trường cũng như giáo viên thiếu biện pháp giáo dục cụ thể, thiết thực, sát với lứa tuổi và điều kiện nhà trường. Những biện pháp mà giáo viên sử dụng thông qua dạy môn Giáo dục công dân cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục khác để giáo dục đạo đức cho học sinh còn nhiều hạn chế và ít có tính khả thi.

Quản lý nội dung và hình thức các hoạt động giáo dục đạo đức trong các nhà trường chưa thực sự phong phú nhiều hoạt động còn mang tính chất dập khuân, không gây hứng thú đối với học sinh. Một số hoạt động giáo dục của nhà trường không phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh.

Nhiều hoạt động mà học sinh có hứng thú và mong muốn được tham gia cũng được giáo viên đánh giá là có hiệu quả giáo dục cao, nhưng trong thực tiễn nhà trường còn ít tổ chức. Hoạt động còn bó hẹp trong khuôn khổ

nhà trường, ít tận dụng, phối hợp với các lực lượng xã hội bên ngoài nhà trường tham gia. Bên cạnh đó cán bộ, giáo viên tham gia tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất thiết bị để phục vụ cho hoạt động còn thiếu thốn….

Từ những phân tích trên cho thấy quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trường trung học cơ sở Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ chưa đạt được hiệu quả như mong muốn là do nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về nội dung, phương pháp và cách thức quản lý các hoạt động. Do đó cần thiết phải nghiên cứu xây dựng các biện pháp giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí