Những Kết Quả Đạt Được Trong Thực Tiễn Áp Dụng Quy Định Về Các Tình Tiết Tăng Nặng Thuộc Mặt Chủ Quan Của Tội Giết Người

Mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết này phụ thuộc vào mức độ xấu xa, phản trắc, ích kỷ, bội bạc đã thúc đẩy bị cáo thực hiện tội phạm [50, tr. 247].

Theo GS.TSKH. Lê Cảm:

Phạm tội vì động cơ đê hèn là trường hợp: động cơ phạm tội nói chung đều là động cơ xấu, nhưng động cơ đê hèn là động cơ xấu xa nhất, ti tiện nhất, đáng khinh nhất trong tất cả các động cơ có thể có của một tội phạm cụ thể. Nó thể hiện tích ích kỷ cao, bội bạc, phản trắc hèn nhát và là sự tột cùng đồi bại của đạo đức như: Giết người để cướp vợ hoặc chồng của nạn nhân, giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm [12, tr. 562]...

Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa thì:

Phạm tội vì động cơ đê hèn là trường hợp phạm tội bị thúc đẩy bởi động cơ đê tiện, thấp hèn. Hành vi phạm tội trong những trường hợp này thường là những biểu hiện của sự bội bạc, phản trắc, hèn nhát, ích kỉ [48, tr. 132]...

Theo PGS. TS. Lê Thị Sơn, động cơ đê hèn là:

Động cơ thể hiện tính hèn hạ, ích kỉ cá nhân cao độ của người phạm tội. Động cơ đê hèn là động cơ phạm tội làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội [38].

Theo ThS. Đinh Văn Quế:

Phạm tội vì động cơ đê hèn là trường hợp phạm tội mà người phạm tội thực hiện tội phạm với động cơ rất xấu xa, thấp hèn, đáng khinh bỉ, không kể gì đến danh dự, nhân phẩm, tư cách của một con người. Động cơ của bị cáo mang tính hèn nhát, bội bạc, phản trắc, ích kỉ [33, tr.177].

Tình tiết “giết người vì động cơ đê hèn” có yếu tố quan trọng nhất là

động cơ phạm tội của người phạm tội. Động cơ phạm tội được hiểu là nhân tố bên trong, động lực bên trong (các lợi ích, các nhu cầu được nhận thức) thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Cơ sở tạo thành động cơ phạm tội là những nhu cầu về vật chất, tinh thần hoặc các lợi ích sai lệch của cá nhân được chủ thể nhận thức hoặc những tư tưởng sai lệch của chủ thể, cũng có thể là những nhu cầu bình thường nhưng chủ thể đã lựa chọn cách thức thỏa mãn chúng trái với các lợi ích và chuẩn mực xã hội.

Động cơ phạm tội chỉ có trong những trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, những tội phạm do vô ý hoặc cố ý gián tiếp cũng có động cơ nhưng không phải là động cơ phạm tội mà là động cơ xử sự của hành vi. Với những tội phạm vô ý, người thực hiện tội phạm không mong muốn thực hiện tội phạm, không nhận thức được hoặc tin rằng hành vi của mình không phát triển thành tội phạm vì có thể ngăn ngừa được hậu quả nguy hiểm cho xã hội hay không gây thiệt hại cho xã hội. Vì thế, khi thực hiện hành vi, bên trong chủ thể không có động cơ phạm tội thúc đẩy. Những tội mà có lỗi vô ý thì chỉ có thể có động cơ hành động chứ không thể có động cơ phạm tội.

Thực tiễn xét xử đã coi những trường hợp sau đây là tình tiết “giết người vì động cơ đê hèn”:

- Giết vợ hoặc chồng để tự do lấy vợ hoặc chồng khác

Đây là trường hợp để được tự do lấy vợ hoặc chồng khác nên người phạm tội đã giết vợ hoặc chồng của mình. Phải có căn cứ xác định người phạm tội vì muốn lấy vợ hoặc lấy chồng khác mà buộc phải giết vợ hoặc giết chồng mình thì mới coi là giết người vì động cơ đê hèn. Nếu vì một lý do khác, người phạm tội đã giết vợ hoặc giết chồng sau đó mới có ý định lấy vợ hoặc lấy chồng khác thì không phải giết người vì động cơ đe hèn.

- Giết chồng để lấy vợ hoặc giết vợ để lấy chồng nạn nhân

Đây là trường hợp giữa người có hành vi giết người với vợ hoặc chồng nạn nhân có quan hệ gian díu với nhau từ trước hoặc trước khi giết nạn nhân

người có hành vi giết người đã có ý định lấy vợ hoặc chồng nạn nhân. Trường hợp có quan hệ gian díu từ trước và cả hai đều là thủ phạm thì một người phạm tội thuộc trường hợp "giết vợ hoặc chồng để tự do lấy vợ, lấy chồng khác" còn một người phạm tội thuộc trường hợp "Giết chồng để lấy vợ hoặc giết vợ để lấy chồng nạn nhân".

- Giết người tình mà biết họ đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm

Đây là trường hợp giết phụ nữ mà biết là có thai và nạn nhân là người tình với người phạm tội. Người phạm tội giết người phụ nữ có thai để trốn tránh trách nhiệm làm bố đứa trẻ, do có trách nhiệm này mà có thể làm ảnh hưởng không tốt đối với cuộc sống của người phạm tội như bị cơ quan kỷ luật, bị vợ phát hiện…

Tuy nhiên, nếu nạn nhân không có thai hoặc có thai nhưng không phải con của người phạm tội mà nói dối là đã có thai với người phạm tội nhằm ép người phạm tội phải cưới mình hoặc phải chu cấp cho mình… Người phạm tội vì sợ trách nhiệm nên đã giết nạn nhân thì vẫn bị coi là phạm tội vì động cơ đê hèn.

- Giết chủ nợ để trốn nợ

Đây là trường hợp người phạm tội giết nạn nhân nhằm mục đích trốn nợ. Tuy nhiên, nếu nạn nhân là người cho vay lãi nặng, có tính chất bóc lột khiến cho người phạm tội lâm vào hoàn cảnh túng quẫn, không có khả năng trả nợ dẫn đến phải giết chủ nợ để trốn nợ thì không thuộc trường hợp phạm tội vì động cơ đê hèn.

- Giết người để cướp của

Giết người để cướp của là trường hợp người phạm tội muốn chiếm đoạt tiền, tài sản do nạn nhân trực tiếp quản lý nên đã giết họ. Vì lòng tham mà sẵn sàng cướp đi tính mạng người khác để chiếm đoạt tiền hoặc tài sản thể hiện sự xấu xa, đê tiện, hèn hạ, coi trọng đồng tiền hơn tính mạng con người của kẻ phạm tội. Vì vậy, đây là một trong những trường hợp bị coi là có động cơ đê hèn.

- Giết người là ân nhân của mình.

Ân nhân là người đã có công giúp đỡ người nào đó trong lúc khó khăn, hoạn nạn.

Giết người là ân nhân của mình là hành vi giết người mà nạn nhân là người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Lẽ ra người phạm tội phải chịu ơn nạn nhân suốt đời nhưng đã bội bạc phản trắc, chứng tỏ sự hèn hạ cao độ.

Cần lưu ý rằng, việc giúp đỡ của nạn nhân phải được xã hội thừa nhận và không trái pháp luật. Nếu hành vi giúp đỡ của nạn nhân là trái pháp luật làm cho kẻ giết người phải chịu ơn thì không coi là giết người là ân nhân của mình.

- Giết người không có khả năng tự vệ để trả thù

Là trường hợp người phạm tội do thù tức, mâu thuẫn với nạn nhân, mặc dù biết họ đang trong tình trạng không có khả năng tự vệ hoặc đang trong tình trạng giảm khả năng tự vệ như: nạn nhân là người bị liệt, mù lòa hoặc nạn nhân đang bị gãy chân, gãy tay, bị đau ốm đang điều trị…. nhưng người phạm tội vẫn cố tình giết họ để trả thù.

- Giết người là người thân của kẻ thù

Đây là trường hợp mà người phạm tội vì thù tức, mâu thuẫn với người nào đó nhưng lại giết người thân của họ - những người này không hề có mâu thuẫn gì với người phạm tội. Ví dụ: do A có thù tức với B nên A đã tìm cách chết con trai duy nhất của B để nhà B không có người nối dõi tông đường. Trường hợp này kẻ giết người vì một lý do nào đó có thể là không có đủ khả năng giết chính kẻ thù của mình; nhưng cũng có thể cố tình giết người thân của kẻ thù để gây sự đau đớn, dằn vặt, “sống không bằng chết” cho kẻ thù... Tất cả những lý do đó đều có chung động cơ đê hèn, thể hiện sự bỉ ổi, hèn hạn, đê tiện thúc đẩy kẻ giết người phạm tội.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TÌNH TIẾT

TĂNG NẶNG THUỘC MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI


2.1. Những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng quy định về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

2.1.1. Thực trạng của tội phạm giết người

Tội giết người là một trong những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn tới dư luận. Xâm phạm trực tiếp quyền sống của con người. Trong những năm vừa qua tình hình tội giết người ở Việt Nam có xu hướng tăng và ngày càng có diễn biến phức tạp với nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra.

Theo thống kê của TANDTC, từ năm 2010 đến năm 2014 trong phạm vi toàn quốc đã xảy ra 5.835 vụ phạm tội giết người với 9.304 bị cáo. Năm 2010 có 1.009 vụ, 1.471 bị cáo; năm 2011 có 1.021 vụ, 1.394 bị cáo; năm

2012 có 1.183 vụ, 1.843 bị cáo; năm 2013 có 1.351 vụ, 2.425 bị cáo; năm

2014 có 1.271 vụ, 2.174 bị cáo (xem Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014

Năm

Số vụ

Số bị cáo

2010

1.009

1.471

2011

1.021

1.394

2012

1.183

1.843

2013

1.351

2.425

2014

1.271

2.174

Tổng

5.835

9.304

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người - 6

(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)


Qua số liệu trên cho thấy số vụ giết người xảy ra trên địa bàn cả nước là tương đối ít so với tổng số tội phạm xảy ra trong năm. Theo thống kê, số vụ án xét xử sơ thẩm trong giai đoạn 5 năm từ 2010 đến 2014 trên địa bàn cả nước là 316.698 vụ. Như vậy, số vụ án phạm tội giết người trong giai đoạn 2010 đến 2014 chiếm 3,7% tổng số vụ án hình sự đã qua xét xử. Tuy nhiên, với mỗi vụ giết người luôn mang đến tâm lý bất ổn sâu sắc cho cộng đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh, trật tự của địa phương và trên cả nước. Chính vì vậy đây là loại tội phạm cần đặc biệt quan tâm trong mục tiêu, chiến lược đấu tranh phòng chống tội phạm của bất kì địa phương nào. Nghiên cứu kết quả xét xử đối với tội giết người trên cả nước trong giai đoạn 2010 - 2014 cho thấy số vụ giết người có xu hướng tăng, trong đó tăng từ

1.009 vụ năm 2010 lên 1.271 vụ năm 2014. Cá biệt trong đó mức độ nghiêm trọng của các vụ giết người trong giai đoạn càng về sau càng nghiêm trọng. Có những vụ giết nhiều người, phạm tội một cách man rợ như vụ Lê Văn Luyện giết 3 người cướp tài sản tại tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang, vụ Nguyễn Đức Nghĩa phạm tội giết người chặt đầu nạn nhân để phi tang ở Hà Nội, vụ giết 4 người xảy ra tại Phú Thọ....

So sánh tội giết người với một số tội phạm có tính chất tương tự như giết con mới đẻ, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, giết người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, làm chết người trong khi thi hành công vụ ta sẽ thấy được mức độ tổng quan của tội phạm này so với một số tội phạm có liên quan đó.

Bảng 2.2: Số liệu xét xử các tội phạm xâm phạm tính mạng con người giai đoạn 2010 - 2014

Năm

Các tội xâm phạm tính mạng con người

Tội Giết người

Tội Giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh

Tội Giết người do vượt quá giới hạn của

phòng vệ chính

đáng

Tội Làm chết người trong khi thi hành công vụ

Tội Vô ý làm chết người

Tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp

Tội Bức tử

Tội Xúi giục hoặc giúp đỡ người khác tự sát

Tội Không cứu

giúp người trong tình

trạng nguy hiểm đến

tính

mạng

2010

1.238

1.009

1

59

22

105

67

15

2

2

2011

1.175

1.021

2

43

10

72

56

7

0

2

2012

1.459

1.183

6

48

25

31

71

15

2

3

2013

1.539

1.351

3

45

13

5

86

6

1

13

2014

1.447

1.271

15

26

22

9

67

5

7

1

Tổng

6859

5835

27

221

92

222

347

33

12

19

(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)


Như vậy so sánh với các tội phạm khác trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng con người thì tội giết người còn chiếm một tỉ lệ cao. Theo số liệu thống kê từ năm 2010 - 2014, tội giết người chiếm tỉ lệ 85% trong toàn giai đoạn còn các tội phạm khác chỉ chiếm 15%. Điều này cho thấy đây là loại tội phạm thường xảy ra nhất trong số các tội xâm phạm tính mạng con người và cũng đặt ra vấn đề cần phải đấu tranh phòng chống đối với tội phạm này.

Đối với tội giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan, do đây chỉ là tình tiết định khung tăng nặng nên không có trong các biểu mẫu thống kê chính thức của cơ quan chức năng. Chính vì vậy, tác giả không tiếp cận được số liệu thống kê trên. Do đó, nghiên cứu thực trạng này chủ yếu tác giả tập trung vào đánh giá qua các vụ việc điển hình và cụ thể.

2.1.2. Những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng quy định về tình tiết “giết người vì lý do công vụ của nạn nhân”

Trong giai đoạn vừa qua, tình hình kinh tế, chính trị có nhiều diễn biến phức tạp. Các quan hệ xã hội, quan hệ công vụ ngày càng đan xen nhiều khi bùng phát thành những mâu thuẫn lớn. Đặc biệt là trong công tác xử phạt vi phạm hành chính, cũng như công tác cưỡng chế thu hồi đất gặp phải nhiều sự chống đối của đối tượng bị cưỡng chế. Chính vì lẽ đó, tình hình chống đối người thi hành công vụ nói chung và vấn đề phạm tội giết người vì lý do công vụ của nạn nhân nói riêng xuất hiện ngày càng nhiều. Theo thống kê của Bộ Công an trong Báo cáo tổng kết công tác phòng chống tội chống người thi hành công vụ thì số lượng tội phạm chống người thi hành công vụ tăng nhanh trong giai đoạn từ 2010 đến 2014. Tổng số vụ chống người thi hành công vụ được thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 2.3: Số liệu về tội chống người thi hành công vụ giai đoạn 2010 - 2014


Năm

Số vụ

Số bị cáo

2010

712

1.216

2011

728

1.234

2012

964

1.529

2013

991

1.537

2014

1022

1603

(Nguồn: Bộ công an)


Cũng theo bản báo cáo này, trong số các trường hợp chống người thi hành công vụ, có những vụ bị truy tố về tội giết người với tình tiết “vì lý do công vụ của nạn nhân”.

Ví dụ: Khoảng 15h30 phút ngày 26/03/2013, Nguyễn Đăng Hùng sinh năm 1967, thường trú tại Áng Pao, Cao Dương, Thanh Oai, Hà Nội, điều khiển xe máy BKS: 29X7-06940 đi sửa máy cắt cỏ từ Phú Lãm, Hà Đông về

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí